. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố hai định lí thuận và đảo về tính chất tia phân giác của một góc và tập hợp các điểm nằm bên trong góc , cách đều hai cạnh của góc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình , phân tích và trình bày chứng minh.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ :
2 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn toán lớp 7 - Tiết 57: Bài 5: Tính chất tia phân giác của một góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14-04-2009
TIẾT 57: §5. TÍNH CHẤT TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Củng cố hai định lí thuận và đảo về tính chất tia phân giác của một góc và tập hợp các điểm nằm bên trong góc , cách đều hai cạnh của góc.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình , phân tích và trình bày chứng minh.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận khi vẽ hình.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của GV: Thước thẳng có chia khoảng, thước hai lề, compa, êke, phấn màu, bảng phụ. Một miếng gỗ hoặc bìa cứng có hình dạng một góc
2. Chuẩn bị của HS: HS Ôn các trường hợp bằng nhau của tam giác; định lí và cách chứng minh tính chất của hia góc kề bù. Thước hai lề, compa, êke. Mỗi HS có một bìa cứng có hình dạng một góc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 ph)
+) Vẽ góc xOy, dùng thước hai lề vẽ tia phân giác của góc xOy? Phát biểu tính chất các điểm trên tia phân giác của một góc?Minh hoạ tính chất đó trên hình vẽ?
+) Phát biểu nội dung định lí đảo? Chũa bài tập 42 trang 29 SBT?
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (1ph): Vận dụng các tính chất tia phân giác của một góc vào việc giải các bài tập như thế nào? Hôm nay ta tiến hành luyện tập.
b. Tiến trình bài dạy:
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
15
ph
Hoạt động 1: chữa bài tập
Bài 34/ SGK
x
B
A
O
C
D
y
GT: Góc xOy; A, B Ox; C,DOy; OA = OC ; OB = OD.
KL: a) BC = AD
b) IA = IC ; IB = ID
c) Góc O1 = góc O2
Giải:
a) Xét hai tam giác OAD và OCB, ta có:
OA = OC(gt) ; O : chung; OD = OB(gt)
OAD = OCB(c.gc)
AD = CB .
b) OAD = OCB(cmt))
Góc D = góc B
và A1 = C1
mà A1 kề bù A2
C1 kề bù C2
A2 = C2.
Mặt khác : OB = OD; OA = OC (gt)
OB – OA = OD – OC
AB = CD
IAB = ICD( g.cg)
IA = IC; IB = ID
c) Xét tam giác OAI và OCI, có:
OA = OC(gt)
OI: Cạnh chung
IA = IC (cmt)
OAI = OCI (c.c.c)
O1 = O2 .
GV: Đưa đề bài tập đã ghi sẵn trên bảng phụ cho HS quan sát .
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài và gọi 1 HS lên bảng vẽ hình , ghi GT – KL của bài toán?
GV: Câu a) Yêu cầu HS trình bày miệng.
GV: Đối với câu b) Gợi ý bằng phân tích đi lên:
IA = IC; IB = ID
IAB = ICD
B = D; AB = CD; A2 = C2
GV: tại sao các cặp góc, các cặp cạnh đó bằng nhau?
GV: Chứng minh O1= O2 ?
HS: Một em đọc đề bài .
HS: Lên bảng vẽ hình và ghi GT – KL của bài toán.
HS: Trình bày miệng.
HS: Tră lời được.
HS: .
HS: Suy nghĩ
12
ph
Hoạt động 2: thực hành
Bài 35/ SGK
+) Dùng thước thẳng lấy trên hai cạnh của góc các đoạn thẳng: OA = OC ; OB = OD ( như hình vẽ)
Nối AD và BC cắt nhau tại I. Vẽ tia OI. Ta có:
OI là phân giác của góc xOy.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài, lấy miếng bìa cứng có hình dạng góc và nêu cách vẽ phân giác của góc đó bằng thước thẳng? ( dựa vào bài tập 34/ SGK)
GV: Cho HS thực hành ngay trên miếng bìa cứng của mình?
HS: Suy nghĩ và dựa vào hướng dẫn của SGK nêu được cách vẽ.
HS: Thực hành.
8
ph
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẩn về nhà
+) Nêu hai tính chất về tia phân giác của một góc?
+) Cách chứng minh một tia là tia phân giác của một góc?
HS: Nhắc lại được.
HS: Nêu được
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2ph).
+) Xem lại khái niệm tam giác cân; trung tuyến của tam giác.
+) BTVN: 44 trang 29 SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG:
File đính kèm:
- tu32-ti57-T■nh Cha£t tia phan giac cua mot goc tttttt.doc