Bài giảng môn Toán lớp 12 - Giáo dục và sự phát triển nhân cách

Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của tuổi trẻ, của học sinh không thể tách rời với quá trình giáo dục. Đồng thời quá trình giáo dục có hiệu quả phải tác động phù hợp với quy luật phát triển của người học trong đó quan trọng nhất là phù hợp với những đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Các nhà giáo dục lỗi lạc như J.A.Konicxky, J.J.Rouscan, I.G. Pestalozi.đã là những người phê phán kịch liệt nền giáo dục, đồng thời chính các ông đã đòi hỏi mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng giáo dục. Cũng chính từ đó khoa học giáo dục đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu những quy luật, những đặc điểm phát triển của trẻ em, của học sinh coi đó là một cơ sở quan trọng của khoa học sư phạm.

Những thành tựu ngày nay của tâm lý học nhân cách, tâm lý học lứa tuổi và sư phạm của khoa học giáo dục cũng như kinh nghiệm thực tiễn đòi hỏi quá trình giáo dục phải thống nhất biện chứng với quá trình phát triển nhân cách người học. Muốn vậy người làm công tác giáo dục cần nắm một số quan điểm cơ bản về bản chất của nhân cách và sự phát triển nhân cách con người.

 

doc14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Toán lớp 12 - Giáo dục và sự phát triển nhân cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục và sự phát triển nhân cách Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của tuổi trẻ, của học sinh không thể tách rời với quá trình giáo dục. Đồng thời quá trình giáo dục có hiệu quả phải tác động phù hợp với quy luật phát triển của người học trong đó quan trọng nhất là phù hợp với những đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển nhân cách học sinh. Các nhà giáo dục lỗi lạc như J.A.Konicxky, J.J.Rouscan, I.G. Pestalozi...đã là những người phê phán kịch liệt nền giáo dục, đồng thời chính các ông đã đòi hỏi mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục phải phù hợp với đặc điểm của đối tượng giáo dục. Cũng chính từ đó khoa học giáo dục đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu những quy luật, những đặc điểm phát triển của trẻ em, của học sinh coi đó là một cơ sở quan trọng của khoa học sư phạm. Những thành tựu ngày nay của tâm lý học nhân cách, tâm lý học lứa tuổi và sư phạm của khoa học giáo dục cũng như kinh nghiệm thực tiễn đòi hỏi quá trình giáo dục phải thống nhất biện chứng với quá trình phát triển nhân cách người học. Muốn vậy người làm công tác giáo dục cần nắm một số quan điểm cơ bản về bản chất của nhân cách và sự phát triển nhân cách con người. 1. Sự phát triển nhân cách con người 1.1. Khái niệm về con người nhân cách Hiện nay trong dân gian cũng như trong học thuật có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về bản chất nhân cách con người. 1.1.1. Một số quan điểm sai về bản chất con người - Quan điểm tiền định: coi bản chất và số phận của mỗi con người đó được quy định trước khi con người đó ra đời. Nó được thể hiện với nhiều màu sắc khác nhau. Do Thượng Đế định sẵn: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính", "thông minh vốn sẵn tính trời", "mới hay muôn sợ tại trời", "do kiếp trước", do mả ông cha để lại được hưởng "phúc" hay chịu "hoạ". Những quan điểm trên đây là những quan điểm khác nhau làm cho con người không tin tưởng vào chính bản thân mình và chỉ chờ mong vào trời đất quỷ thần, số phận hoặc "cũng lắm điều nhắm mắt đưa chân" nó nhủ con người không giúp ta tự tin, dũng cảm tái tạo tự nhiên, đấu tranh xã hội cải tạo chính bản thân mình. Thuyết di truyền quyết định tất cả thực chất cũng là quan điểm tiền định. Thuyết phân tâm học do S.Frend nêu ra từ đầu thế kỷ này, nay vẫn rất thịnh hành ở phương Tây. Có người vẫn dùng thuyết này để giải thích những hiện tượng xã hội và hành vi con người chủ yếu quy định bởi những bản năng vô thức, đặc biệt là bản năng tình dục... Thuyết này giải thích mọi hành vi của con người đều do sự thôi thúc của bản năng. Dù trong con người có ý thức về đời sống thường ngày của bản thân (cái tôi) (cái siêu tôi) nhưng tất cả những cái đó đều bất lực trước cái bản năng vô cùng sôi sục mãnh liệt (cái nó), nó thúc đẩy con người đến những đam mê vô thức, những hành động bản năng. Thực chất thuyết này chỉ đi sâu phân tích những bản năng sinh vật ở con người và khuếch đại lên, tuyệt đối hoá đi, không thấy được bản chất xã hội con người. Như vậy nó đã hạ thấp con người, bênh vực khuyến khích những hành vi phi xã hội, nó coi giáo dục chỉ thể hiện tiếp tục những cái sẵn có của bản năng và hướng cho những cái đó (thăng hoa) lên, chứ không thể hình thành, phát triển những năng lực, phẩm chất mới từ xã hội đưa lại cho con người. Thuyết hành vi (chủ nghĩa hành vi) cũng được hình thành từ đầu thế kỷ này ở châu Âu và Mĩ. Ngày nay, thuyết này cũng đang được thịnh hành ở Mĩ và nhiều nước tư bản. ở Việt Nam từ khi Mĩ xâm lược thuyết hành vi chủ nghĩa thực dụng cũng được thâm nhập vào: thuyết này cho rằng không cần quan tâm đến bản chất xã hội, đến tâm lý, ý thức, đời sống tâm hồn của con người mà chỉ cần biết: cho một kích thích (S) phản ứng (R) như thế nào. Phản ứng nào có lợi thì tiếp tục củng cố duy trì. Những người đề ra thuyết này không những nghiên cứu thực nghiệm ở động vật (chuột, bồ câu, khỉ...) để giải thích hành vi người mà còn áp dụng kết quả nghiên cứu của công thức S - R ở động vật mang vào xã hội (huấn luyện công nhân, quân đội, giáo dục trẻ em...). Thuyết này là một trong những cơ sở cho chủ nghĩa thực dụng của Mĩ. Thực chất đó là cách triệt để khai thác khả năng lao động của người công nhân Mĩ, cũng triệt để kích thích và củng cố những hành vi chấp hành mù quáng của binh lính Mĩ... Nó nhằm sử dụng con người như những công cụ, tiếp thu những mệnh lệnh nhanh nhất, phản ứng chính xác nhất, có lợi nhất cho nhà tư sản. Còn đời sống tâm hồn của con người chỉ là cái hộp đen không cần biết đến. Cái đó chủ yếu trông vào sự chăm sóc của nhà thờ. Ngày nay, một số học giả phương Tây đã nêu ra thuyết "Frend" mới và "chủ nghĩa hành vi mới" nhưng cũng chỉ là trình bày mềm dẻo hơn, tinh vi hơn còn bản chất cũng chưa thay đổi. Thuyết "môi trường quyết định" cho rằng trẻ em sinh ra như một tờ "giấy trắng", mọi tác động của môi trường sẽ ghi lên tờ "giấy trắng" một cách máy móc, thuyết này có vẻ tiến bộ hơn nhưng thực chất coi con người như một thực thể thụ động, tiếp thu máy móc mọi thụ động của hoàn cảnh: như vậy là hoàn cảnh xã hội của mỗi người đã định sẵn bản chất của con người tốt hay xấu đều tại "hoàn cảnh", tại "môi trường" cả. Đúng là hoàn cảnh, môi trường rất quan trọng, nhất là đối với trẻ em nhưng môi trường chung chung không thể tự nó quyết định tất cả. Cùng một gia đình, một nhóm người nhưng người ta phát triển rất khác nhau đó thôi. Quan điểm đó rõ ràng không thấy tính biện chứng giữa hoạt động của cá nhân với tác động của hoàn cảnh, không thấy tính tích cực lựa chọn, tính năng động của con người trong việc cải tạo hoàn cảnh vượt lên trên hoàn cảnh để tự rèn luyện mình. Chúng ta còn bắt gặp nhiều quan điểm sai lệch khác nữa, cũng có những nhược điểm như quan điểm nêu trên. 1.1.2. Quan điểm Macxit Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng Macxit, trên những thành quả của khoa học nghiên cứu con người, ngày nay chúng ta có thể nêu lên những quan điểm đúng đắn hơn về bản chất nhân cách của con người, nhằm hiểu con người một cách đầy đủ, đúng đắn hơn để có thể giáo dục con người một cách có cơ sở tin cậy. Con người là một thực thể tự nhiên. Trước hết chúng ta thấy rõ con người là một thực thể tự nhiên, có nguồn gốc phát triển lâu dài trong lịch sử tiến hoá động vật lên trong những điều kiện đặc biệt và đạt tới trình độ phát triển cao nhất trong giới tự nhiên. Con người đã trở thành "Chúa tể muôn loài" nhưng với tư cách là thực thể tự nhiên, con người đã tuân theo các quy luật sinh vật mang theo các đặc điểm di truyền về hình thái - giải phẫu - sinh lý của thế hệ trước, có đặc điểm riêng về giải phẫu sinh lý, hoạt động thần kinh, có nhu cầu sinh vật, những phản xạ, bản năng... Nhưng con người đồng thời là thực thể xã hội và đối với một người bình thường thì ngay cả những hành vi có tính sinh vật, bản năng cũng được ý thức, cũng có tính xã hội, bị quy định bởi "cái xã hội". Con người là một thực thể xã hội Quan điểm Macxit nhấn mạnh rằng bản chất tự nhiên của con người chỉ tồn tại với con người xã hội nhờ đặc điểm tự nhiên của loài người phát triển đến trình độ cao mà có năng lực hoạt động lao động. Và chính "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người và như thế đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động đã sáng tạo ra con người. Lao động là một quá trình không ngừng đòi hỏi con người phải nâng cao năng lực của mình (từ bàn tay, cơ bắp đến trí óc) để tác động vào tự nhiên ngày một hiệu quả hơn, đồng thời đó cũng là quá trình hình thành phát triển các mối quan hệ xã hội giữa người và người ngày càng phát triển, chính quá trình đó hình thành lên nhân cách con người. K.Maxr đã chỉ rõ: ... Bản chất con người không phải cái trừu tượng vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Đối với sự phát triển sinh học cá thể, điều này càng rõ. Đứa trẻ ra đời không thể tự sống và phát triển. Nó phải nhờ sự chăm sóc nuôi dạy của những người lớn mới có thể biết cười, biết nói, mới có hành vi người, trở thành người. Đó là quá trình đứa trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người đã đúc kết lại trở thành con người của xã hội đương thời (chứ không phải lặp lại lịch sử phát triển của các thế hệ cha ông). Chính nhờ bản chất xã hội đó mà loài người không ngừng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, hoàn thiện bản thân mình để tiến lên mãi. (Động vật chỉ hiện thực hoá chương trình di truyền đã định sẵn trong gien và thích nghi với hoàn cảnh. Do đó không thể có phương thức phát triển như của loài người). Vẫn là một con người nhưng khi đại diện cho loài thì con người là một cá thể, khi là thành viên của xã hội thì con người là một cá nhân, khi là chủ thể hoạt động thì con người là một nhân cách. Từ một con người tự nhiên để phát triển thành một nhân cách, con người phải chịu hàng loạt những tác động, những chi phối của những yếu tố chủ quan và khách quan, theo cả quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. 1.2. Khái niệm về sự phát triển nhân cách Như trên đã trình bày, nhân cách không sẵn có mà nó được nảy sinh, hình thành, phát triển trong cuộc đời mỗi con người. Sự phát triển của con người là sự trưởng thành cả về thể chất và tinh thần. Sự phát triển về thể chất là sự phát triển sinh học, là sự trưởng thành về cơ bắp, thần kinh và các cơ quan nội tạng... theo quy luật tự nhiên. Sự phát triển về tinh thần là sự trưởng thành về tâm lý, ý thức theo quy luật tâm lý và quy luật xã hội trên cơ sở lĩnh hội nền văn minh nhân loại. Sự phát triển thể chất gắn liền với sự phát triển về tinh thần, theo quy luật phát triển tâm, sinh lý lứa tuổi đó là sự biến đổi về số lượng, chất lượng và sự chuyển hoá chúng cho nhau, là bước phát triển nhảy vọt tiến lên của từng cá nhân về tài năng và phẩm hạnh phù hợp với lịch sử xã hội và thời đại. Sự phát triển đó tạo nên nhân cách con người. Sự phát triển của nhân cách thể hiện ở mức độ năng lực ngày càng cao, ở bề rộng và tính bền vững của xu hướng, ở tính cách ngày càng phong phú và có dấu ấn độc đáo của riêng mình. Sự phát triển nhân cách con người là một trong những vấn đề rất phức tạp của khoa học giáo dục. Nó chịu sự tác động và là kết quả tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan, tự phát và có ý thức... Dựa trên những thành tựu mới của tâm lý học và giáo dục học Macxit, có thể và cần phải nêu một số điểm dưới đây: - Đứa trẻ ra đời đã là một con người nhưng nó phải được sống trong xã hội loài người, tiếp thu những kinh nghiệm xã hội lịch sử của loài người mới phát triển thành một nhân cách. - Sơ sinh học của bản thân đứa trẻ là tiền đề, tiềm năng của sự phát triển nhân cách. - Mối quan hệ của trẻ với môi trường tự nhiên và xã hội là điều kiện của sự phát triển nhân cách. Nhưng đó không phải là môi trường chung chung mà là quan hệ của mỗi chủ thể với những đối tượng nhất định của môi trường, những cái mà hoạt động của chủ thể nhằm vào, những cái lôi cuốn hấp dẫn chủ thể hoạt động đó. - Hoạt động và quan hệ giao tiếp của mỗi cá nhân nhằm tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến của loài người là phương thức và động lực của sự phát triển nhân cách. - Giáo dục là nhân tố chủ đạo trong quá trình phát triển nhân cách thế hệ trẻ. 2. Vai trò của di truyền và môi trường trong sự phát triển nhân cách 2.1. Vai trò của di truyền Đứa trẻ ngay từ lúc sinh ra đã kế thừa những phẩm chất sinh vật của các thể hệ cha ông, nó mang dấu ấn đặc trưng của nòi giống, đó là hiện tượng di truyền. Các đặc điểm sinh học (thông tin sinh học) của mỗi con người và cả sinh vật nói chung được ghi lại thành một chương trình độc đáo gọi là mã di truyền, gien là vật mang mã di truyền của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Nhờ di truyền mà đặc điểm của loài được giữ lại, được phát triển và hoàn thiện theo con đường tiến hoá tự nhiên. Di truyền học đã chứng minh rằng các thế hệ con người có thể truyền lại cho nhau những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, về các loại hình thần kinh, về chức năng hoạt động của chúng... tạo thành sức sống tự nhiên của con người. Sức sống tự nhiên là những tiền đề vật chất và có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Tất cả đều thừa nhận rằng ở mỗi con người có thể có một khả năng bẩm sinh nào đó. Nếu khả năng này phù hợp với một loại hoạt động thì nó giúp con người thực hiện công việc ấy một cách dễ dàng, nhanh chóng và có hiệu quả. Hơn thế nữa, ở những người đặc biệt còn có khả năng khiếu, tài năng bẩm sinh biểu hiện dưới dạng mầm mống tư chất, nếu biết phát hiện và bồi dưỡng thì họ có thể trở thành nhân tài có ích cho đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển về mặt phẩm chất xã hội thì con người bắt đầu từ số không. Các thuộc tính tâm lý phức tạp như ý thức, thế giới quan, tình cảm, niềm tin đạo đức...không có trong một chương trình di truyền nào cả. ở đây hoàn cảnh sống, hoạt động, giao tiếp của cá nhân và giáo dục có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đó của nhân cách. Do vậy, cần phải đánh giá đúng vai trò của yếu tố sinh học, vừa thấy vị trí quan trọng của nó, vừa không tuyệt đối hoá nó, để tránh những sai lầm trong nhận thức, cũng như trong tổ chức các hoạt động giáo dục. 2.2. Vai trò của môi trường Bên cạnh những yếu tố sinh học, con người trong quá trình phát triển để trở thành nhân cách còn chịu sự tác động của môi trường sống. Môi trường là hệ thống phức tạp những hoàn cảnh bên ngoài, kể cả các điều kiện tự nhiên xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hoạt động và phát triển nhân cách. Cả hai loại môi trường: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên là điều kiện địa lý - sinh thái. Môi trường sinh thái có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất. Vị trí địa lý tự nhiên và môi trường và môi trường địa lý kinh tế tốt tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và hoạt động của người. Môi trường xã hội là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với tập thể. Gia đình là môi trường sống đầu tiên của đứa trẻ. Gia đình là nơi sinh ra và cũng là nơi giáo dục đứa trẻ, cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên. Mức sống, trình độ học vấn, đời sống văn hóa, thói quen, nền nếp sống của gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, tính mẫu mực của người lớn và phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng hàng ngày, hàng giờ đến đứa trẻ. Tập thể trẻ em, trong đó là những nhóm bạn bè, lớp học, đội thiếu niên... có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ em. Tập thể với tư cách là cộng đồng xã hội đặc biệt được tổ chức ở trình độ cao đã tạo điều kiện tốt cho trẻ em hoạt động và giao lưu. Trong sinh hoạt tập thể, trẻ em chọn lọc những gì phù hợp với sở trường, xu hướng, năng lực của mình để hoạt động và chịu những tác động có ý thức và không ý thức từ bên ngoài mà lớn lên. Các nhà giáo dục rất coi trọng tập thể, coi tập thể vừa là môi trường vừa là phương tiện để giáo dục trẻ em. Tuy nhiên những nhóm bạn bè tự phát cũng có ảnh hưởng lớn đến trẻ em. Bạn tốt, trẻ em được dìu dắt giúp đỡ, bạn bè xấu có ảnh hưởng không tốt đối với trẻ em. "Chọn bạn mà chơi" là câu châm ngôn rất đúng mà cha ông ta đã răn dạy. Môi trường rộng hơn là cả xã hội với thể chế chính trị, luật pháp, hệ tư tưởng, trình độ dân trí, truyền thống văn hoá dân tộc và các quan hệ xã hội khác...có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ em. Trình độ sản xuất, chế độ chính trị quy định cả chiều hướng và nội dung của nền giáo dục xã hội và cũng quy định cả chiều hướng phát triển của từng cá nhân. Các mối quan hệ xã hội phức tạp ảnh hưởng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đến trẻ em, đó chính là quá trình xã hội hoá con người. Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đến với cá nhân còn tuỳ thuộc vào lập trường quan điểm của cá nhân, tùy thuộc vào xu hướng, năng lực của cá nhân, bởi vì ở chừng mực nhất định con người còn tham gia vào cải tạo môi trường. Đúng như K.Marx đã chỉ ra: "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức đó". 3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách 3.1. Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh chỉ được diễn ra trong quá trình các em tích cực tham gia các loại hình hoạt động và các mối quan hệ muôn hình muôn vẻ trong xã hội, nhằm chiếm lĩnh các kinh nghiệm trong xã hội, các giá trị văn hoá của loài người. Giáo dục học sinh chính là đưa các em gia nhập vào các quan hệ xã hội mới tổ chức cuộc sống, tổ chức và hướng dẫn các loại hình hoạt động và giao lưu của học sinh, bao gồm cả việc chọn lựa các đối tượng hoạt động và quy định các chuẩn mực giao lưu. Kích thích và điều chỉnh các phương thức hoạt động và giao lưu của các em. Quá trình giáo dục gồm cả tác động của các yếu tố sinh họccũng như tác động của các yếu tố xã hội, cả tác động của hoạt động tổ chức và lãnh đạo của nhà giáo dục cũng như tác động của hoạt động và giao lưu của học sinh. Quá trình giáo dục đó được kết hợp chặt chẽ với quá trình xã hội được diễn ra không chỉ ở nhà trường mà ở cả gia đình, cơ sở sản xuất xã hội... Với quan niệm như vậy, qúa trình giáo dục là hình thái cơ bản và chủ yếu của sự phát triển nhân cách học sinh. Giáo dục là con đường ngắn nhất giúp thế hệ trẻ phát triển, bỏ qua những mò mẫm không cần thiết trong cuộc đời một con người. Trong các loại giáo dục: giáo dục gia đình, xã hội và nhà trường thì giáo dục nhà trường là quan trọng nhất. Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo, có nội dung chương trình chọn lọc, có phương pháp phù hợp với mọi lứa tuổi, có các phương tiện kỹ thuật đặc thù phục vụ cho giáo dục. Mục đích giáo dục nhà trường phù hợp với yêu cầu xã hội và thời đại. Giáo dục nhà trường bằng kiến thức và phương pháp khoa học, bằng tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễn, làm cho nhân cách học sinh được hình thành. Giáo dục tạo nên bộ mặt tâm lý của cá nhân phù hợp với những tiêu chuẩn và giá trị xã hội và thời đại. Giáo dục gia đình được tiến hành trong cả cuộc đời một con người. Với đặc điểm chủ yếu là mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, giáo dục gia đình được xây dựng trên cơ sở tình cảm bền chặt có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của môĩ con người. Ngày nay giáo dục học đã thừa nhận nề nếp gia phong, truyền thống gia đình như một yếu tố giáo dục cực kỳ quan trọng không thể coi thường. Giáo dục xã hội là giáo dục của toàn xã hội phải với thể chế chính trị, pháp luật, với truyền thống văn hoá, đạo đức... được thực hiện qua hệ thống tổ chức nhà nước, qua bộ máy tuyên truyền của hệ thống thông tin đại chúng, qua dư luận xã hội, qua hoạt động giáo dục của các đoàn thể quần chúng... góp phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách. Gia đình, nhà trường và xã hội là 3 lực lượng giáo dục to lớn, nếu được phối hợp chặt chẽ, cùng thống nhất một mục đích, một yêu cầu và cùng một phương thức giáo dục sẽ đem lại kết quả giáo dục tốt đẹp. Giáo dục ngoài việc bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của con người còn có thể giúp sửa chữa những lệch lạc trong ý thức đạo đức và hành vi của con người (giáo dục lại) và hơn thế nữa giáo dục còn có thể giúp khắc phục cả những khuyết tật của cơ thể, tinh thần do bẩm sinh hoặc rủi ro bệnh tật (giáo dục người có tật, thiểu năng bẩm sinh) giúp con người hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Giáo dục còn bao gồm cả tự giáo dục, tự giáo dục là bước tiếp theo những quyết định kết quả của toàn bộ sự nghiệp giáo dục. Tự giáo dục, tự tu dưỡng là hoạt động có ý thức là giai đoạn phát triển cao của nhân cách. Như vậy giáo dục là nhân tố chủ yếu trong quá trình phát triển nhân cách. Một nền giáo dục mạnh, được tổ chức tốt, bằng cách hình thức hoạt động và giao lưu phong phú và đa dạng, với những phương pháp khoa học có thể làm cho con người đạt tới sự phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của thời đại. Tóm lại, sự phát triển của con người là toàn bộ sự phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần, nó bị chi phối bởi hàng loạt những yếu tố chủ quan và khách quan. Nhân cách con người là tổ hợp những phẩm chất xã hội. Sự phát triển của nhân cách được thực hiện dưới ảnh hưởng của hệ thống các quan hệ xã hội mà con người sống, hoạt động và giao lưu. Giáo dục với tư cách là một hoạt động đặc biệt có vai trò chủ đạo, có ảnh hưởng quyết định trong sự phát triển nhân cách, một nhân cách tốt đẹp không thể phát triển ngoài giáo dục. 3.2. Giáo dục và các giai đoạn phát triển nhân cách của học sinh theo lứa tuổi 3.2.1. Một vài nét về thời kỳ trước tuổi học ở thời kỳ này người ta thường đưa ra giai đoạn cơ bản: * Tuổi sơ sinh (từ 0 đến 1 tuổi) là thời kỳ đứa trẻ rất non yếu, sống và phát triển được phải nhờ vào sự chăm sóc quan hệ trực tiếp của người lớn. Nhờ sự nuôi dậy của người lớn chỉ sau 2 - 3 tháng đứa trẻ đã biết "hóng chuyện", nhoẻn cười, "phức cảm hớn hở", đó là dấu hiệu sơ khai của cảm xúc người đã hình thành ở đứa trẻ qua giao tiếp trực tiếp với người lớn. Rồi ít lâu sau đứa trẻ biết chăm chú nhìn ngắm những đồ vật xung quanh (một quả bóng bay treo lơ lửng, một tàu lá lơ lửng đung đưa...) trẻ tỏ ra thích thú mỗi khi được bế đi chơi cho nhìn ngắm sự vật xung quanh, đó chính là "nhu cầu về những ấn tượng bên ngoài" đã nảy nở, là mầm mống của nhu cầu và khả năng nhận thức ở đứa trẻ. Hiện tượng biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi, bập bẹ nói là những mốc phát triển quan trọng cả về thể chất và tâm lý của đứa trẻ. ở giai đoạn này phải tác động giáo dục quan trọng nhất là sự chăm sóc trực tiếp của người lớn, đặc biệt của người mẹ với đứa trẻ, cho bú, vỗ về âu yếm, ru, nựng, bế đi rong chơi... Tuổi vườn trẻ (từ 1 - 3 tuổi) là thời kỳ trẻ thích tự mình chơi với đồ chơi, một bước quan hệ gián tiếp hơn với người lớn. Chủ yếu trẻ chơi bên cạnh nhau, nhờ tiếp xúc với đồ chơi trẻ tiến hành các thao tác rung, lắc, sờ, nắm, đập, ném, leo trèo... mà tò mò hiểu biết về đồ vật, hiện tượng xung quanh, tích luỹ được kinh nghiệm cư xử với thế giới đồ vật xung quanh theo kiểu người hiện đại. Cũng nhờ đó đứa trẻ phát triển cảm giác, biểu tượng, trí nhớ, óc tưởng tượng, ngôn ngữ, óc tò mò tìm tòi... Nhiệm vụ giáo dục quan trọng của thời kỳ này là tạo cho trẻ nhiều đồ chơi chứa đựng nội dung tâm lý phù hợp, hấp dẫn trẻ và tổ chức hướng dẫn, trẻ biết chơi với đồ chơi. Chính bằng quá trình đó mà phát triển cơ thể và các chức năng sinh lý, tâm lý đứa trẻ. Tuổi mẫu giáo (3 - 5 tuổi) là thời kỳ phát triển mạnh mẽ tất cả các chức năng tâm lý, hình thành nên những cơ sở đầu tiên của một nhân cách. Bước phát triển về chất là đứa trẻ có ý thức về "cái tôi", biết hành động tự ý, biết phân biệt hành động của nó và của người khác. Vì vậy việc giáo dục tính tình, giáo dục những hành vi theo chuẩn mực xã hội là rất quan trọng. Thông qua các trò chơi với bạn, trẻ có thể tiếp thu các phương thức, hành vi chuẩn mực đạo đức một cách thích thú. Vì vậy, ở tuổi này phải cho trẻ đến lớp mẫu giáo để được giáo dục toàn diện, có tổ chức là hết sức cần thiết. Việc chuẩn bị cho trẻ tâm lý sẵn sàng đi học, khả năng học tập và biết giao tiếp trong hoàn cảnh mới khi vào lớp một trường phổ thông là những nhiệm vụ giáo dục quan trọng của giai đoạn này. 3.2.2. Tuổi nhi đồng (6 - 10 tuổi) Là giai đoạn phát triển nhân cách mạnh mẽ và hài hoà tăng nhanh về số lượng kiến thức và chất lượng của các chức năng tâm lý ở đứa trẻ. Hoạt động học tập ở trường phổ thông là hoạt động chủ đạo có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của sự phát triển nhân cách của giai đoạn này. Việc biết chữ, được tiếp thu kiến thức về tự nhiên, xã hội một cách có hệ thống không chỉ làm cho tâm hồn đứa trẻ mở rộng, phong phú mà quan trọng hơn là đứa trẻ biết cách tư duy khoa học và sống có văn hoá, phát triển ý thức về xã hội và về bản thân mình. Đây là giai đoạn tạo cơ sở, nền tảng cho toàn bộ sự phát triển nhân cách về sau này. Vì vậy nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và vai trò người giáo viên đặc biệt quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn này. 3.2.3. Tuổi thiếu niên (11 - 15 tuổi) Là giai đoạn phát triển mất cân bằng cả mặt sinh lý lẫn tâm lý, là bước quá độ từ trẻ em lên người lớn, thời kỳ có những chuyển biến độc đáo, phức tạp. Đây là thời kỳ gặp nhiều khó khăn trong công tác giáo dục nên nhiều người gọi là giai đoạn "khủng hoảng", "bất trị"... Sự phát triển sinh lý và tâm lý ở giai đoạn này có những chuyển biến về chất: - Sự phát triển cơ thể, nhất là hiện tượng kinh nguyệt ở nữ, những dấu hiệu sinh dục ở nam đã khiến các em tò mò chú ý đến sự biến đổi trong bản thân mình, phát triển ý thức về bản thân và cảm giác trưởng thành của cơ thể, ý thức về sự khác biệt giới tính và xa cách "xung khắc" giữa hai giới. - ý thức về bản thân, cảm giác trưởng thành làm nẩy sinh xu hướng vươn lên người lớn, nhu cầu tự khẳng định, lòng tự trọng phát triển mạnh, lòng tự ái cao, do đó khi bị xúc phạm trẻ ở tuổi này phản ứng rất mạnh. Mọi tác động bên ngoài vào cá nhân không nhẹ nhàng thoảng qua như ở tuổi nhi đồng mà thông qua "bộ máy điều chỉnh" của tự ý thức cá nhân để chấp nhận hay phủ nhận, khuếch đại hay triệt tiêu các tác động đó. - Sự mâu thuẫn giữa khát vọng vươn lên người lớn, nhu cầu tự khẳng định mình và năng lực với kinh nghiệm còn non kém, vị trí xã hội chưa được thừ

File đính kèm:

  • docGIAO DUC VA SU PHAT TRIEN NHAN CACH.doc