Bài giảng môn Toán học lớp 9 - Tiết 59: Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ

- Học sinh được nhớ lại và khắc sâu khái niệm hình trụ (đáy, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy). Nắm vững các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ.

 - Rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ.

 - Có ý thức tự giác, tích cực học tập.

 

doc30 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Toán học lớp 9 - Tiết 59: Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : Chương IV Giảng: Hình trụ - hình nón - hình cầu Tiết 59 Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ I. Mục tiêu - Học sinh được nhớ lại và khắc sâu khái niệm hình trụ (đáy, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy). Nắm vững các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ. - Rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ. - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, mô hình hình trụ - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề + Hợp tác theo nhóm + Thực hành + Hỏi đáp IV. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 9A 2. Kiểm tra Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - GV giới thiệu về chương IV. ở lớp 8 chúng ta đã học một số khái niệm cơ bản về hình không gian như hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, ở những hình này các mặt cắt của nó đều là một phần của mặt phẳng. Trong chương IV ta sẽ được học về hình trụ, hình nón, hình cầu là những hình trong không gian có những mặt cong. Để học tốt chương này ta cần quan sát thực tế, nhận xét hình dạng vật thể quanh ta. Bài hôm nay chúng ta nghiên cứu về Hình trụ – diện tích xung quanh, thể tích hình trụ 3. Bài mới - HS lắng nghe. Hoạt động 2: Hình trụ - GV treo bảng phụ hình 73 SGK và giới thiệu. + Khi ta quay hình chữ nhật ABCD một vòng quanh CD cố định, ta được một hình trụ. + Cách tạo nên hai đáy của hình trụ, đặc điểm của đáy? + Cách tạo nên mặt xung quanh của hình trụ. + Đường sinh, chiều cao của hình trụ. - GV thực hành quay hình chữ nhật ABCD quanh trục CD cố định bằng thiết bị. - GV yêu cầu học sinh thực hiện ?1 + Bán kính đáy r. + Chiều cao: h + Đường kính đáy: d=2r - HS nghe giới thiệu và quan sát. - HS quan sát thực hành. Hoạt động 3: Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng - GV: Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy thì mặt cắt là hình gì? - Khi cắt hình trụ bởi 1 mặt phẳng song song với trục CD thì mặt cắt là hình gì? - GV có thể thực hành trên củ cà rốt hoặc củ cải hoặc củ khoai lang... - GV yêu cầu quan sát hình 75 SGK sau đó yêu cầu học sinh thực hiện ?2. - HS: + Khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng song song với đáy thì mặt cắt là hình tròn. - Khi cắt hình trụ bởi 1 mặt phẳng song song với trục CD thì mặt cắt là hình chữ nhật ?2: Mặt nước trong cốc là hình tròn (cốc để thẳng), mặt nước trong ống nghiệm (để nghiêng) không phải là hình tròn. Hoạt động 4: Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình trụ - GV treo bảng phụ hình 77 SGK lên bảng và giới thiệu diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ. + Hãy nêu cách tính diện tích xung quanh của hình trụ đã học ở tiểu học. + Cho biết bán kính đáy r và chiều cao h của hình trụ ở hình 77 SGK. + Tính diện tích xung quanh của hình trụ + GV: Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần. + Hãy nêu công thức và áp dụng tính STP trên hình 77 - HS quan sát. - Muốn tính diện tích xung quanh của hình trụ ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao. Sxq=C.h= r=5(cm); h=10(cm) Sxq= + Diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy. STP=Sxq+2Sđ STP= Sxq+2Sđ = Hoạt động 5: Thể tích hình trụ - GV: Hãy nêu công thức tính thể tích hình trụ. + GV giải thích công thức. + Tính thể tích của một hình trụ có bán kính đáy là 5cm và chiều cao là 11cm. - HS: Muốn tính thể tích hình trụ ta lấy diện tích đáy nhân với chiều cao. V=Sđ.h= r: bán kính đáy. h: là chiều cao. - HS: V= Hoạt động 6: Luyện tập Bài 3: SGK - Yêu cầu học sinh chỉ ra chiều cao và bán kính đáy của hình trụ rồi điền vào bảng phụ. Bài 5: SGK - HS điền vào bảng phụ h(cm) r(cm) Hình a 10 4 Hình b 11 0,5 Hình c 3 3,5 Hình trụ r(cm) h(cm) C(cm) Sđ(cm2) Sxq(cm2) V(cm3) 1 10 2 20 10 5 4 10 25 40 100 4. Củng cố - Nêu lại các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ. 5. Hướng dẫn - Học bài theo sách - Làm bài tập 1,2,4,6,7 SGK Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 60 Luyện Tập I. Mục tiêu - Củng cố và khắc sâu các khái niệm về hình trụ (đáy, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy) thông qua một số bài tập. - Rèn kỹ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ và vẽ hình trụ. - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề + Hợp tác theo nhóm + Thực hành + Hỏi đáp IV. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 9A 2. Kiểm tra Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Viết công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ? - Chữa bài 6 SGK. 3. Bài mới - HS lên bảng viết. Bài 6 SGK. r V Hoạt động 2: Bài 8 SGK - GV treo bảng phụ hình vẽ. - HS hoạt động nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. * Quay hình chữ nhật ABCD quanh AB ta được hình trụ có: r=BC=a h=AB=2a V1= * Quay hình chữ nhật ABCD quanh BC ta được hình trụ có: r=AB=2a h=BC=a V2= Vậy V2=2V1 (chọn đáp án C) Hoạt động 3: Bài 10 SGK - GV: Hãy tóm tắt đề bài. a. HS1: Tính Sxq b. HS2: Tính V - HS lên bảng làm. a. C=13cm h=3cm Tính Sxq? Diện tích xung quanh của hình trụ là: Sxq=C.h=13.3=39(cm2) b. r=5mm h=8mm Tính V? Thể tích hình trụ là: V= Hoạt động 4: Bài 11 SGK - GV yêu cầu học sinh đọc to đề bài. - GV: Khi nhấn chìm hoàn toàn một tượng đá nhỏ vào một lọ thuỷ tinh đựng nước, ta thấy nước dâng lên, hãy giải thích. + Thể tích của tượng đá tính thế nào? - HS học to đề bài. - HS: Khi nhấn chìm hoàn toàn một tượng đá vào trong nước đã chiếm một thể tích trong lòng nước làm nước dâng lên. Thể tích của tượng đá bằng thể tích cột nước hình trụ có Sđ=12,8cm2 và chiều cao h=8,5mm=0,85cm. Vậy V=Sđ.h=12,8.0,85=10,88(cm3) Hoạt động 5: Bài 12 SGK - GV yêu cầu học sinh sử dụng máy tính bỏ túi để điền vào ô trống trong bảng của bài 12 SGK. - GV thu chấm một số bài. - HS: Hình trụ r d h Cđ Sđ Sxq V 25mm 5cm 7cm 15,7cm 19,63cm2 109,9cm2 137,41cm3 3cm 6cm 1m 18,85cm 28,27cm2 1885cm2 2827cm3 5cm 10cm 12,73cm 31,4cm 78,54cm2 399,72cm2 1 lít 4. Củng cố - Nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình trụ. 5. Hướng dẫn - Học bài theo sách - Làm bài tập 13; 14 SGK; 4-8 SBT. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 61 Hình nón, hình nón cụt diện tích xung quanh và thể tích hình nón, hình nón cụt I. Mục tiêu - HS hiểu và ghi nhớ các khái niệm về hình nón: đáy, mặt xung quanh, đường sinh, đường cao, mặt cắt song song với đáy của hình nón và có khái niệm về hình nón cụt. Nắm vững các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình nón, hình nón cụt. - Rèn kỹ năng vẽ hình và tính tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình nón, hình nón cụt. - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, mô hình - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề + Hợp tác theo nhóm + Thực hành + Hỏi đáp IV. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Xen kẽ trong giờ. 3. Bài mới - HS lên bảng trả lời. Hoạt động 2: Hình nón - GV: ta biết khi quay một hình chữ nhật quanh một cạnh cố định ta được một hình trụ. Nếu thay hình chữ nhật bằng 1 tam giác vuông, quay tam giác vuông AOC một vòng quanh cạnh góc vuông OA cố định ta được một hình nón. - GV thực hiện quay tam giác vừa nói. + Khi quay cạnh OC quét trên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của AC gọi là 1 đường sinh. + A là đỉnh của hình nón, OA là đường cao của hình nón. - GV treo hình 87 lên bảng phụ. - GV đưa 1 chiếc nón để học sinh quan sát thực hiện ?1. - HS lắng nghe và quan sát giáo viên thực hành quay. Hoạt động 3: Diện tích xung quanh của hình nón - GV thực hành cắt mặt xung quanh của 1 hình nón dọc theo một đường sinh rồi trải ra. - GV: Hình triển khai mặt xung quanh của hình nón là hình gì? - GV: hãy nêu công thức tính diện tích hình quạt tròn SAA’A ? + Tính độ dài dung AA’A như thế nào? + Tính diện tích hình quạt tròn SAA’A ? + GV: Đó cũng chính là công thức tính diện tích xung quanh hình nón. Vậy Sxq=? + Tính STP của hình nón như thế nào? + Ta biết diện tích xung quanh của hình chóp đều là: Sxq=p.d (p là nửa chu vi, d là trung đoạn). + Vậy công thức tính Sxq của hình nón tương tự như của hình chóp đều, đường sinh chính là trung đoạn của hình chóp đều khi số cạnh của đa giác gấp đôi mãi lên VD: Cho Sxq hình nón? Biết h=16cm; r=12cm - Tính độ dài đường sinh. - Tính Sxq của hình nón? - HS quan sát thực hành. - HS: Hình triển khai mặt xung quanh của hình nón là một hình quạt tròn. - HS: Diện tích hình quạt tròn: Sq=(độ dài cung tròn x bán kính):2 - Độ dài cung AA’A chính là độ dài đường tròn (O;r) bằng Sq Sxq (r là bán kính đáy, l là độ dài đường sinh). - HS: Diện tích toàn phần của hình nón bằng diện tích xung quanh cộng diện tích đáy. STP=Sxq+Sđ= + Độ dài đường sinh hình nón là: Diện tích xung quanh của hình nón là: Sxq Hoạt động 4: Thể tích hình nón - GV người ta xây dựng công thức tính thể tích hình nón bằng thực nghiệm. + Gv giới thiệu như SGK + GV qua thực nghiệm ta thấy: VH nón= VH trụ Hay VH nón= Ví dụ: Tính thể tích hình nón có bán kính đáy 5cm và chiều cao 10cm. - HS lắng nghe và ghi bài. VH nón= VH trụ Hay VH nón= VH nón= Hoạt động 5: Hình nón cụt – diện tích xung quanh – thê tích hình nón cụt - GV giới thiệu khái niệm hình nón cụt bằng cách sử dụng mô hình hình nón được cắt ngang bởi 1 mặt phẳng song song với đáy. - GV: Hình nón cụt có mấy đáy? - Các đáy có bằng nhau không? - GV: Để tính diện tích xung quanh của hình nón cụt ta làm như thế nào? - GV: Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh hình nón cụt? + Diện tích toàn phần của hình nón cụt bằng bao nhiêu? - GV: Tương tự thể tích hình nón cụt cũng bằng thể tích hình nón lớn trừ thể tích hình nón nhỏ. Vậy hãy nêu công thức tính thể tích hình nón cụt? - HS: lắng nghe và quan sát rồi vẽ hình. - HS: Hình nón cụt có 2 đáy, các đáy không bằng nhau. - HS: Diện tích xung quanh của hình nón cụt bằng diện tích xung quanh của hình nón lớn trừ diện tích xung quanh của hình nón nhỏ. Sxqnón cụt = STP=Sxq+Sđl+Sđn Vnón cụt= 4. Củng cố - Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình nón, hình nón cụt. 5. Hướng dẫn - Học bài theo sách - Làm bài tập 15-22 SGK Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 62 Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố và khắc sâu khái niệm hình nón, hình nón cụt, diện tích xung quanh, thể tích hình nón, hình nón cụt thông qua một số bài tập. - Rèn kỹ năng tính toán, áp dụng các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của hình nón, hình nón cụt và các công thức suy diễn của nó. - Có ý thức tự giác, tích cực học tập, tư duy trong thực tế. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, máy tính. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề + Hợp tác theo nhóm + Thực hành + Hỏi đáp IV. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Viết công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình nón? Hình nón cụt? - Chữa bài 20 SGK. - HS lên bảng viết. Hình nón r(cm) d(cm) h(cm) l(cm) V(cm3) 10 20 10 5 10 10 10 13,98 1000 3. Bài mới Hoạt động 2: Bài 21 SGK - GV treo bảng phụ hình vẽ lên bảng. - GV nhận xét chữa bài. - HS quan sát và làm vào vở. Bán kính đay hinh nón là: Diện tích xung quanh của hình nón là: Diện tích hình vành khăn là: Diện tích vải cần để làm mũ ( không kể riềm, mép, phần thừa) là: Hoạt động 3: Bài 23SGK - Gv vẽ hình. - Gọi bán kính của đáy hình nón là r, độ dài của đường sinh là l. Để tính được góc ta cần làm gì? - Biết diện tích mặt khai triển của hình nón bằng 1/4 diện tích hình tròn bán kính SA=l. Hãy tính diện tích đó? Từ đó tính được tỉ số - HS vẽ hình theo giáo viên. - HS: Để tính được ta cần tính tỉ số tức là tính được sin. - Diện tích hình quạt tròn triển khai đồng thời là diện tích xung quanh của hình nón là: Vậy sin Hoạt động 4: Bài 28 SGK - GV treo bảng phụ hình vẽ bài 28 SGK. a. Tính thể tích dụng cụ này? b. Tính diện tích mặt ngoài của dụng cụ (không tính nắp đậy). - GV chính xác hoá đáp án. - HS quan sát bảng phụ rồi làm theo nhóm. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày. a. Thể tích hình trụ là: Vtrụ= Thể tích hình nón là: Vnón Thể tích của dụng cụ này là: V=Vtrụ+Vnón= Diện tích xung quanh hình trụ là: Diện tích xung quanh hình nón là: Sxq= 4. Củng cố - Nhắc lại công thức đã học trong bài. - Nội dung kiến thức các bài đã chữa. 5. Hướng dẫn - Học bài theo sách - Làm bài tập Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 63 Hình cầu, diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu I. Mục tiêu - HS nắm vững khái niệm của hình cầu: tâm, bán kính, đường kính, đường tròn lớn, mặt cầu. Hiểu được mặt cắt của hình cầu luôn là 1 hình tròn. Nắm vững công thức tính diện tích mặt cầu. - Rèn kỹ năng vẽ hình, kỹ năng tính toán diện tích mặt cầu, nhận thấy được sự ứng dụng thực tế của hình cầu. - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề + Hợp tác theo nhóm + Thực hành + Hỏi đáp IV. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Xen kẽ trong giờ. 3. Bài mới - HS lên bảng trả lời. Hoạt động 2: Hình cầu - Khi quay một hcn 1 vòng quanh 1 cạnh cố định ta được hình gì? - - Khi quay một tam giác vuông 1 vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định ta được hình gì? - Khi quay 1 nửa hình tròn tâm O, bán kính R một vòng quanh đường kính AB cố định ta được 1 hình cầu (GV thực hành) - Nửa đường tròn trong phép quay nói trên ta được một mặt cầu. - Điểm O gọi là tâm, R là bán kính của hình cầu hay mặt cầu đó. + Hãy lấy ví dụ về hình cầu, mặt cầu. - HS: + Ta được một hình trụ. + Ta được 1 hình nón. - HS vẽ hình theo giáo viên. - HS: viên bi trong các ổ máy, quả bóng bàn ... Hoạt động 3: Cắt hình cầu bởi một mặt phẳng - GV dùng mô hình hình cầu bị cắt bởi 1 mặt phẳng cho hs quan sát. - Khi cắt hình cầu bởi 1 mặt phẳng thì mặt cắt là hình gì? - GV yêu cầu hs thực hiện ?1 - GV yêu cầu học sinh đọc nhật xét SGK. + Đường tròn có bán kính bé hơn R nếu mặt phẳng không đi qua tâm. + GV: Trái đất được xem như một hình cầu, xích đạo là đường tròn lớn nhất - Khi cắt hình cầu bởi 1 mặt phẳng thì mặt cắt là hình tròn. - HS thực hiện ?1 vào bảng phụ Hình trụ Hình cầu HCN Không Không HT bkR Có Có HT bk<R Không Có - HS đọc nhận xét SGK. Hoạt động 4: Diện tích mặt cầu - GV Bằng thực nghiệm người ta thấy diện tích mặt cầu gấp 4 lần diện tích hình tròn lớn của hình cầu. S= mà 2R=d - Ví dụ 1: Tính diện tích mặt cầu có đường kính 42cm. - Ví dụ 2: Tính diện tích của 1 mặt cầu thứ 2 có diện tích gấp 3 lần diện tích mặt cầu này. Biết Smặt càu=36(cm2) - GV: Hãy nêu cách tính đường kính mặt cầu: - HS lắng nghe và ghi công thức: S= mà 2R=d HS: Smặt cầu= - HS: Cần tính diện tích mặt cầu thứ hai: 36.3=108(cm2) - HS: Ta có: Smặt cầu 108 Hoạt động 5: Luyện tập - GV yêu cầu làm bài 31 SGK - HS: R hình cầu 0,3mm 6,21dm 0,283m 100km 6hm 50dam S mặt cầu 1,13mm2 484,37dm2 1,006m2 125663,7km2 452,39hm2 31415,9dam2 4. Củng cố - Nêu công thức tính diện tích mặt cầu và các công thức suy diễn của nó? 5. Hướng dẫn - Học bài theo sách - Làm bài tập 32 – 36 SGK. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 64 Hình cầu, diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu I. Mục tiêu - Củng cố cho học sinh khái niệm của hình cầu, công thức tính diện tích hình cầu. Hiểu và nắm vững cách hình thành công thức tính thể tích hình cầu và biết áp dụng vào bài tập. - Rèn kỹ năng vẽ hình cầu, vận dụng công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích hình cầu vào một số bài tập có nội dung thực tế. - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề + Hợp tác theo nhóm + Thực hành + Hỏi đáp IV. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu công thức tính diện tích mặt cầu? - Chữa bài tập 33 SGK. 3. Bài mới - HS lên bảng trả lời. Hoạt động 2: Thể tích hình cầu - GV giới thiệu dụng cụ thực hành: + Một hình cầu có bán kính R và một cốc thuỷ tinh hình trụ có bán kính đáy R và chiều cao 2R. + Hướng dẫn học sinh tiến hành như SGK. - GV em có nhận xét gì về chiều cao của cột nước còn lại so với chiều cao của cốc hình trụ? + Vậy thể tích của hình cầu so với thể tích hình trụ như thế nào? - Nêu công thức tính thể tích hình trụ? + Thiết lập công thức tính thể tích hình cầu? - Hãy tính thể tích hình cầu có bán kính 2cm. - GV nêu ví dụ SGK - GV 1dm3 = 1 lít. - HS thực hành. + Đặt hình cầu nằm khít trong hình trụ có đầy nước. + Nhấc nhẹ hình cầu ra khỏi cốc hình trụ. + Đo độ cao của cột nước còn lại trong cốc hình trụ và so sánh với chiều cao của cốc. + Độ cao của cột nước bằng 1/3 chiều cao của cốc hình trụ. + Thể tích của hình cầu bằng 2/3 thể tích của hình trụ. Vtrụ= Vcầu= - HS: Vcầu - HS đọc to đề bài. d=22cm=2,2dm Nước chiếm 2/3 cầu. Tính số lít nước? Thể tích hình cầu là: Vcầu = Lượng nước ít nhất cần phải có là: = 3,71(l) Hoạt động 3: Luyện tập Bài 30 SGK - Gv nêu tóm tắt đề bài HS: V= Xác định R? - HS: R= = Chọn B 4. Củng cố - Nêu lại công thức tính diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu. 5. Hướng dẫn - Học bài theo sách - Làm bài tập Ngày soạn: Ngày giảng:.. Tiết 65 Luyện tập I. Mục tiêu - Củng cố và khắc sâu kiến thức về diện tích mặt cầu, thể tích hình cầu thông qua một số bài tập có nội dung thực tế. - Rèn kỹ năng phân tích đề bài, vận dụng thành thạo các công thức tính diện tích mặt cầu, thể tích hình cầu. - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề + Hợp tác theo nhóm + Thực hành + Hỏi đáp IV. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Nêu công thức diện tích mặt cầu, thể tích hình cầu? - Tính diện tích mặt cầu của quả bóng bàn có đường kính bằng 4cm. 3. Bài mới - HS lên bảng viết công thức. Diện tích của mặt cầu quả bóng bàn là: S= = Hoạt động 2: Bài 35 SGK - GV tóm tắt đề bài. Hình cầu có d=1,8m R=0,9m Hình trụ có: R=0,9m; h=3,62m Tính Vbồn chứa=? - Lớp nhận xét. - GV cho điểm. - HS lên bảng làm. Thể tích hai bán cầu chính là thể tích hình cầu: Vcầu= = Thể tích hình trụ là: Vtrụ= = Thể tích của bồn chứa là: Vcầu+ Vtrụ 3,05 + 9,21 =12,26(m3) Hoạt động 3: Bài 32 SGK - GV yêu cầu học sinh đọc to đề bài. - Gv treo bảng phụ hình vẽ rồi yêu cầu học sinh lên bảng tính. - HS đọc to đề bài. Thể tích của nửa hình cầu là: Thể tích của hình nón là: Thể tích của hình là: Vcầu +Vnón=+= Chọn B. Hoạt động 4: Bài 33 SGK - GV treo bảng phụ hình vẽ lên màn hình a. Tính tỉ số giữa diện tích toàn phần của hình lập phương với diện tích mặt cầu? + Gọi bán kính hình cầu là R thì cạnh hình lập phương là bao nhiêu? + Tính diện tích toàn phần của hình lập phương? + Tính diện tích mặt cầu? + Tính tỉ số ? b. Nếu Scầu= thì STP của hình lập phương là bao nhiêu? c. Nếu R=4cm thì thể tích phần trống (trong hình hộp và ngoài hình cầu) là bao nhiêu? - HS: nếu gọi bán kính hình cầu là R thì cạnh hình lập phương là 2R. a. STP của hình lập phương là: STP=6.(2R)2=24R2 Diện tích mặt cầu là: Tỉ số diện tích toàn phần của hình lập phương và hình cầu là: b. STP= = c. Cạnh hình vuông là: 2R = 2.4=8(cm) Vhộp=83=512(cm3) Vcau= Thể tích phần trông trong hộp là: V = Vhộp -Vcầu 4. Củng cố - Nhắc lại nội dung kiến thức của bài. 5. Hướng dẫn - Học bài theo sách - Làm bài tập 24 – 36 SGK Ngày soạn: Ngày giảng : Tiết 66 ôn tập chương IV I. Mục tiêu - Hệ thống hoá các khái niệm về hình trụ, hình nón, hình cầu. Hệ thống hoá các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình. - HS được rèn các kỹ năng phân tích đề bài, vận dụng thành thạo các công thức tính diện tích và thể tích để làm bài tập - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. II. Chuẩn bị - GV: SGK, thước, bảng phụ, thước đo góc, com pa. - HS: Dụng cụ đo vẽ, dụng cụ học tập. III. Phương pháp - Nêu và giải quyết vấn đề + Hợp tác theo nhóm + Thực hành + Hỏi đáp IV. Tiến trình dạy học 1. Tổ chức 2. Kiểm tra Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Điền vào chỗ trống: + Khi quay một hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định ta được ................. + Khi quay một tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định ta được ................. + Khi quay một nửa hình tròn một một vòng quanh đường kính ta được .............. 3. Bài mới - HS lên bảng trả lời. Hoạt động 2: Tóm tắt các công thức đã học trong chươngIV. - GV treo bảng phụ bảng tóm tắt các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích các hình như hình trụ, hình nón, hình nón cụt, hình cầu. - HS điền vào bảng phụ. Diện tích xung quanh Diện tích toàn phần Thể tích Hình trụ Hình nón Hình nón cụt Hình cầu Hoạt động 3: Luyện tập Bài 38 SGK - GV yêu cầu học sinh đọc to đề bài + GV treo bảng phụ hình vẽ. + GV: Tổng thể tích chi tiết máy là tổng thể tích của hai hình trụ, hãy xác định bán kính đáy, chiều cao của mỗi hình trụ rồi tính thể tích của các hình trụ đó? Bài 39 SGK - GV yêu cầu học sinh đọc to đề bài. - Gọi 1 học sinh khá lên bảng làm. Bài 38 - HS đọc đề bài. Hình trụ thứ nhất: r1=5,5cm; h1=2cm V1=60,5(cm3) Hình trụ thứ hai r1=3cm; h1=7cm V1=63(cm3) Thể tích của chi tiết máy là: V=V1+V2 = 60,5+63=123,5(cm3) Bài 39 Gọi độ dài cạnh AB là x. Nửa chu vi của hình chữ nhật là 3a. Độ dài cạnh AD là 3a-x Diện tích hình chữ nhật là: 2a2 Ta có PT: x(3a-x)=2a2 x2-3ax+2a2=0 x2-ax-2ax+2a2=0 (x-a)(x-2a)=0 x1=a; x2=2a Do AB>AD nên AB=2a; AD=a Diện tích xung quanh hình trụ là: Sxq=(đvđd) Thể tích hình trụ là: V=(đvtt) 4. Củng cố - Nêu các kiến thức đã học trong chương 4 hình 9 5. Hướng dẫn - Học bài theo sách - Làm bài tập 40 – 45 SGK. Ngày soạn: Ngày giảng : Tiết 67 Ôn tập cuối năm I- Mục đích yêu cầu - Ôn tập chủ yếu các kiến thức của chương I về hệ thức lượng trong tam giác vuông và tỉ số lượng giác của góc nhọn . - Rèn luyện kỹ năng phân tích, trình bày bài toán . - Vận dụng kiến thức đại số vào hình học . II- chuẩn bị. HS : thước kẻ, com pa, máy tính bỏ túi, ôn tập các hệ thức lượng trong tam giác vuông, tỉ số lượng giác của góc nhọn và các công thức lượng giác đã học . GV: Bảng phụ, thước thẳng, com pa, phấn màu, thước đo góc . iii- tiến trình bài giảng 1. Tổ chức 2. Kiểm tra - Xen kẽ trong bài 3. Bài mới Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết thông qua bài tập trắc nghiệm . GV: Đưa bài tập lên bảng phụ . Bài1. Hãy điền vào dấu để được khẳng định đúng . cạnh đối sina = cạnh cạnh cosa = cạnh cạnh tga = cạnh cạnh cotga = cạnh sin2a + = 1 Với a nhọn thì > 1 Bài 2. Các khẳng định sau đúng hay sai ? nếu sai hãy sửa lại cho đúng . 1. a2 = b2 + c2 ; 2. b2 = ab’ ; 3. c2 = ac’ ; 4. h2 = b’c’ ; 5. ah = bc ; 6. = + 7. b = a cos B ; 8. c = b tg C . Hoạt động 2. Luyện tập Dạng 1. Trắc nghiệm . GV : Cho HS chữa bài 2/ 134 SGK . 1HS : Lên bảng trả lời câu hỏi bài tập 1. Ôn tập lý thuyết thông qua bài tập trắc nghiệm . HS : NX B c' a c h b' A b C HS2 lên bảng thực hiện bài 2, HS ở dưới cùng làm và NX . HS : chọn đáp án B và giải thích . 2. Luyện tập - chữa bài tập 3/ 134 SGK . Dạng bài tập tính toán . GV : cho HS chữa bài tập 3/ 134 - SGK . GV: Yêu cầu HS phân tích các yếu tố của từng hình và nêu công thức tính . GV : Gợi ý : Chu vi HCN là 20 cm vậy nửa chu vi bằng bao nhiêu ? A x B 10-x D C GV : cho HS chữa bài 5/ 134 - SGK . GV : Đưa bài lên màn hình . GV : Gọi độ dài AH là x (cm) ĐK : x>0 . Hãy lập hệ thức liện hệ giữa x và các đoạn thẳng đã biết ? Giải phương trình để tìm x ? GV : Có những bài tập hình, muốn giải phải sử dụng các kiến thức đại số như tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giải phương trình Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập cuối năm về Đường tròn : khái niệm, định nghĩa, các định lý, các hệ quả của chương II và chương III. - Hoàn thành các bài tập : 6; 7/ 134; 135- SGK. - Hoàn thành bài : 5; 6; 7 / 151 - SBT .VBT C 15 16 x B A HS : Đọc đề bài và quan sát hình vẽ .

File đính kèm:

  • docHinh 9 chuong IV.doc