. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Biết rằng hàm số bậc nhất là hàm số đó cho bởi công thức y = ax + b (a 0)
- Hiểu các tính chất của hàm số bậc nhất.
2. Kĩ năng:- Tìm được giá trị của a (hoặc giá trị của b), khi biết hai giá trị tương ứng của x và y, và hệ số b (hoặc hệ số a)
- Chỉ ra được tính đồng biến hay nghịch biến của hàm số bậc nhất y = ax + b dựa vào hệ số a.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực, hợp tác và yêu thích môn học
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Toán học lớp 9 - Tiết 21: Hàm số bậc nhất (Tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 9A: 5 / 11/ 2013. Sĩ số: / 40.
Lớp 9E: 5 / 11/ 2013. Sĩ số: / 42.
TiÕt 21 HÀM SỐ BẬC NHẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Biết rằng hàm số bậc nhất là hàm số đó cho bởi công thức y = ax + b (a ¹ 0)
- Hiểu các tính chất của hàm số bậc nhất.
2. Kĩ năng:- Tìm được giá trị của a (hoặc giá trị của b), khi biết hai giá trị tương ứng của x và y, và hệ số b (hoặc hệ số a)
- Chỉ ra được tính đồng biến hay nghịch biến của hàm số bậc nhất y = ax + b dựa vào hệ số a.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực, hợp tác và yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Thước thẳng, phấn màu, MTCT.
2. Học sinh: Thước thẳng, bút chì. Ôn tập kiến thức về hàm số y = ax đã học ở lớp 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Kiểm tra bài cũ (7')
GV nêu câu hỏi: Nêu khái niệm về hàm số ?
HS: Trả lời...
GV: Đưa ra khái niệm qua bảng phụ. Đánh giá, cho điểm
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Khái niệm về hàm số bậc nhất (12')
TT Hà Nội
Bến xe
Huế
8km
v = 50km/h
- GV: Cô có bài toán thực tế sau (bảng phụ)
Một HS đọc to đề bài.
GV: Vẽ tóm tắt bằng sơ đồ
Cho HS thảo luận để điền kết quả vào bảng phụ (chính là , )
GV: Dựa vào kết quả bảng 2, GV đẫn dắt HS đi đến khái niệm hàm số bậc nhất.
Các e quan sát cho cô: Đại lượng s thay đổi có phụ thuộc vào đại lượng t không?
HS: Có
GV: Ứng với mỗi giá trị của t tìm được bao nhiêu giá trị tương ứng của s?
HS: trả lời...
Vậy s có phải là hàm số của t không
HS: Phải
GV: Vì s là hàm số của t nên cô có thể viết công thức s = 50t+8 dưới dạng y =50x+8 được không?
HS: Trả lời...
GV: Nếu cố thay số 50 bằng 1 số a, số 8 bàng một số b thì ta có công thức nào?
HS: y = ax+b
GV: Với a ≠ 0 thì hàm số trên được gọi là hàm số bậc nhất.
GV: Vậy hàm số bậc nhất được khái niệm như nào, nó có tính chất gì trong bài học hôm any chúng ta sẽ tìm câu trả lời.
GV: Ghi đề bài... và giới thiệu phần vừa làm chính là ,.
GV: ? Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức nào?
HS: Trả lời...
GV giới thiệu đó chính là định nghĩa hàm số bậc nhất
GV: Đưa định nghĩa qua bảng phụ, gọi 1 HS đọc lại. Nhấn mạnh cho HS rõ đk a ≠ 0 .
GV: Khi b = 0, hàm số đã cho có dạng gì?
HS: Trả lời...
GV: Đưa ra bài tập củng cố định nghĩa (bài 8 SGK 1 phần)
* Hoạt động 2: Tính chất (15')
- GV: Khi nói về hàm số bao giờ người ta cũng nói đến: khái niệm, tính chất, đồ thị.
Để tìm hiểu tính chất của hàm số bậc nhất, ta chuyển sang mục 2
GV: Ghi bảng
GV: Gọi HS đứng tại chỗ nhắc lại tính chất của hàm số
GV: Đưa ra ví dụ
- GV: Hướng dẫn HS bằng đưa ra các câu hỏi:
+ Hàm số y = -3x + 1 xác định với những giá trị nào của x? Vì sao?
HS: Trả lời...
GV: + Ta lấy x1, x2 Î R sao cho x1 < x2,
hay x2 - x1 > 0. Hãy xét hiệu f(x2 ) - f( x1) để chỉ ra tính biến thiên của hàm số
GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời...
GV: Ngoài ra người ta chứng minh tính chất của hàm số trên dựa vào bất đẳng thức:
Với x1, x2 bất kì thuộc R sao cho x1 < x2
-3x1 > -3x2
-3x1+1 > -3x2 +1
hay f(x1) > f(x2)
Vậy hàm số y = -3x+1 nghịch biến trên R.
GV: Tương tự như trên GV cho HS làm
- GV: Yêu cầu HS làm
- GV chốt lại: Ở trên, phần ta chứng minh hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên R.
GV: Hàm số y = -3x + 1 có hệ số a = ?
Hàm số y = 3x + 1 có hệ số a = ?
GV: Người ta đã chứng minh được rằng đối với hàm số bậc nhất: Khi a>o hàm số ĐB, khi a<0 hàm số NB. Ta có tính chất thừa nhận sau
GV: Đưa ra tính chất qua bảng phụ.
Gọi HS đọc lại
GV chú ý cho HS xác định tính biến thiên của hàm số dựa vào hệ số a.
GV: Đưa ra bài tập củng cố kiến thức (phần còn lại của bài 8)
GV: Yêu cầu HS làm
3. Củng cố - Luyện tập (11')
- HS: Nhắc lại định nghĩa tính chất của hàm số bậc nhất
GV: Đưa ra bài tập:
Cho hàm số y = (m-2)x + 3.
Tìm các giá trị của m để hàm số trên là :
a) Hàm số bậc nhất;
b) Hàm số đồng biến;
c) Hàm số nghịch biến;
d) Tìm giá trị của m, biết rằng khi x = 2 thì
y = 9.
GV: Dẫn dắt HS nêu cách làm
GV: Củng cố kiến thức bằng SĐTD với từ khóa "HÀM SỐ BẬC NHẤT"
1. Khái niệm về hàm số bậc nhất
a- Bài toán (SGK tr 46)
Sau 1 giờ, ô tô đi được 50 (km).
Sau t giờ, ô tô đi được 50t (km)
Sau t giờ, ô tô cách trung tâm Hà Nội là:
s = 50t + 8 (km)
t(giờ)
1
2
3
4
...
s =50t+8(km)
58
108
158
208
....
b-Định nghĩa:
Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b
trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0
* Chú ý: Khi b = 0, hàm số có dạng y = ax (đã học ở lớp 7).
2. Tính chất.
a- Ví dụ: Xét hàm số y = f(x) = -3x + 1
Giải
+ Hàm số y = -3x + 1 xác định với mọi giá trị của x Î R, vì biểu thức -3x + 1 xác định với mọi giá trị của x thuộc R.
+ Lấy x1, x2 bất kì thuộc R sao cho x1 0, ta có:
f(x1) = -3x1 + 1; f(x2) = -3x2 + 1;
f(x2 ) - f( x1) = (-3x2 + 1) - (-3x1 + 1)
= -3x2 + 3x1
= -3(x2- x1) 0) nên f(x1) > f(x2)
Vậy hàm số y = -3x + 1 nghịch biến trên R.
+ Lấy x1, x2 Î R sao cho x1 < x2
hay x2 - x1 > 0, ta có:
f(x1) = 3x1 + 1 và f(x2) = 3x2 + 1
f(x2 ) - f( x1) = (3x2 + 1) - (3x1 + 1)
= 3x2 - 3x1
= 3(x2-x1) > 0 (vì x2 - x1 > 0)
nên f(x1) < f(x2)
Vậy hàm số y = 3x + 1 đồng biến trên R.
b- Tổng quát:.
Hàm số bậc nhất y = ax+b xác định với mọi giá trị của x thuộc R và có tính chất sau:
a) hàm số đồng biến trên R, kho a > 0.
b) Hàm số nghịch biến trên R, khi a< 0.
a) y = 2x +3 ; b) y = -3x - 1.
Luyện tập
Bài tập:
Giải
a) Hàm số y = (m-2)x + 3 là hàm số bậc nhất khi khi m-2 ¹ 0 hay m ¹ 2.
Vậy h.số đã cho là hàm số bậc nhất khi m ¹ 2.
b) Hàm số y = (m-2)x + 3 đồng biến khi
m - 2 > 0 hay m > 2.
Vậy hàm số đã cho đồng biến khi m > 2.
c) Hàm số y = (m-2)x + 3 nghịch biến khi
m - 2 < 0 hay m < 2.
Vậy hàm số đã cho đồng biến khi m < 2.
d) Với x = 2; y = 9, ta có:
9 = (m-2).2 + 3
9 = 2m - 4 + 3
2m = 10
m = 5.
Vậy m = 5.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Nắm vững định nghĩa hàm số bậc nhất, tính chất của hàm số bậc nhất.
- Hoàn thành các bài tập làm trên lớp vào vở.
- Bài tập về nhà số: 10; 11; 12; 13; 14( SGK tr 48). Bài 9 đến 13 SBTM tr 72; 73.
File đính kèm:
- Tiết 21 Dai so 9 - ham so bac nhat.doc