Bài giảng môn Toán học lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập (Tiếp theo)

1.Mục tiêu.

 a.Về kiến thức.

 - Học sinh được vận dụng kiến thức lí thuyết về mặt phẳng toạ độ vào làm bài tập.

 b.Về kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó và ngược lại xác định toạ độ khi cho biết điểm trên mặt phẳng toạ độ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Toán học lớp 7 - Tiết 32: Luyện tập (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy : Tiết 32: Luyện tập 1.Mục tiêu. a.Về kiến thức. - Học sinh được vận dụng kiến thức lí thuyết về mặt phẳng toạ độ vào làm bài tập. b.Về kĩ năng. - Rèn kĩ năng vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó và ngược lại xác định toạ độ khi cho biết điểm trên mặt phẳng toạ độ. c.Về thái độ. - Cẩn thận chính xác khi làm bài tập. - Học sinh yêu thích môn học 2.Chuẩn bị của GV&HS. a.Chuẩn bị của GV. - Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học b.Chuẩn bị của HS. - Đọc trước bài mới + ôn tập các kiến thức liên quan. 3.Tiến trình bài dạy. a.Kiểm tra bài cũ. (7') * Câu hỏi: - Học sinh 1: Vẽ hệ trục toạ độ Oxy, đánh dấu vị trí các điểm: A(2; 1,5); B(-3;); C(0; 1); D( 3; 0) - Học sinh 2: Làm bài tập 35 (Sgk- 68) * Đáp án: - Học sinh 1: - Vẽ đúng hệ trục toạ độ (2đ) - Đánh dấu đúng (8đ) - Học sinh 2: Bài tập 35 (SGK- 68) + Toạ độ các đỉnh của hình chữ nhật ABCD: A(0,5; 2); B(2;2); C(2;0); D(0,5; 0) (4đ) + Toạ độ các đỉnh của hình tam giác PQR: P(-3; 3); Q(-1;1); R(- 3;1) (3đ) + Giải thích cách làm: Từ các điểm trong mặt phẳng toạ độ vẽ các đường vuông góc với các trục toạ độ (3đ) * Đặt vấn đề(1’) Trong tiết học trước chúng ta đã được nghiên cứu về mặt phẳng toạ độ: Vẽ hệ trục toạ độ, xác định điểm trên hệ trục toạ độ, biểu diễn điểm trên mặt phẳng toạ độ. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ sử dụng các kiến thức đó vào giải bài tập. b.Bài mới. Hoạt động của thầy - trò Học sinh ghi Gv Yêu cầu HS nghiên cứu bài 34 (SGK - 68) Bài 34 (SGK - 68) (5') Hs Hoạt động cá nhân trong vòng 3 phút Giải ? Một điểm bất kỳ trên trục hoành có tung độ bằng bao nhiêu? a. Một điểm bất kì trên trục hoành có tung độ bằng 0 ? Một điểm bất kì trên trục tung có hoàng độ bằng bao nhiêu ? b. Một điểm bất kì trên trục tung có hoành độ bằng 0 HS GV Yêu cầu học sinh đọc và nghiên cứu bài 36 (SGK - 68) Bài 36 (SGK - 68) (10') K? Để đánh dấu được các điểm trên mp toạ độ khi biết toạ độ của mỗi điểm ta làm như thế nào? x 0 3 2 1 -1 -2 -3 -3 -4 -2 -1 2 1 A D C B y HS HS Để biểu diễn mỗi điểm M(x, y) trên mặt phẳng toạ độ ta làm như sau: - Từ điểm x trên trục hoành kẻ đường thẳng song song với trục tung. - Từ điểm y trên trục tung kẻ đường thẳng song song với trục hoành. - Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm M 1 HS lên bảng đánh dấu các điểm: A(-4;-1) ; B(-2; -1) ; C(-2; -3) ; D(-4; -3) K? Để xác định chính xác điểm trên mp toạ độ ta cần có kĩ năng nào? Tứ giác ABCD là hình vuông HS - Xác định vị trí các điểm chia trên mp toạ độ chính xác. - Vẽ các đường thẳng song song chính xác. Bài 37 (SGK - 68) (10') Giải: Tb? Tứ giác ABCD là hình gì? a. (0;0); (1;2); (2;4); (3;6); (4;8) HS Hình vuông vì có cạnh bằng 2 đơn vị. Có 4 góc vuông. x 2 1 6 5 4 7 8 3 A D C B 0 3 2 1 4 b. GV Treo bảng phụ nội dung bài 37 (Sgk - 68) Tb? Hàm số y được cho trong bảng sau: x 0 1 2 3 4 y 0 2 4 6 8 a. Viết tất cả các cặp giá trị tương ứng (x;y) của hàm số trên. HS Lên bảng viết K? Vẽ một hệ trục toạ độ Oxy và xác định các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng của x và y ở câu a. O(0;0); A(1;2); B(2;4); C(3;6); D(4;8) HS Lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy và xác định các điểm O, A, B, C, D Tb? Hãy nối các điểm A, B, C, D, O có nhận xét gì về 5 điểm này? HS 5 điểm này thẳng hàng GV Treo bảng phụ nội dung bài 38 (SGK - 68) HS Nghiên cứu bài 38 (SGK - 68) Bài 38 (SGK - 68) (6') Tb? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì? Giải K? Muốn biết chiều cao của từng bạn em làm như thế nào? HS Từ các điểm Hồng, Đào, Hoa, Liên kẻ các đường vuông góc xuống trục trung (Chiều cao) ? Tương tự muốn biết số tuổi mỗi bạn em làm như thế nào? a.Đào là người cao nhất và cao 15dm hay 1,5m HS Kẻ các đường vuông góc xuống trục hoành (Tuổi) b. Hồng là người ít tuổi nhất là 11 tuổi Tb? Ai là người cao nhất và cao bao nhiêu ? c. Hồng cao hơn Liên (1dm) và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi) Tb? Ai là người ít tuổi nhất và bao biêu tuổi ? K? Hồng và Liên ai cao hơn, ai nhiều tuổi hơn? Nêu cụ thể hơn bao nhiêu? GV c.Củng cố - Luyện tập (5’) Chốt lại toàn bài: Qua ND của bài các em cần nắm vững : - Cách vẽ hệ trục toạ độ Oxy. - Cách biểu diễn điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của điểm. - Cách tìm toạ độ của một điểm cho trước. GV HS Cho học sinh đọc mục: "Có thể em chưa biết" (SGK - 69) Đọc mục “Có thể em chưa biết” * Có thể em chưa biết: (4') K? Như vậy để chỉ một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng những kí hiệu nào? HS Để chỉ một quân cờ ở vị trí nào ta phải dùng 2 kí hiệu một chữ và một số. Tb? Hỏi cả bàn cờ có bao nhiêu ô? HS Cả bàn cờ có 8.8 = 64 (ô) d.Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1') - Ôn lại lí thuyết về mặt phẳng toạ độ. - Ôn tập các bài tập đã chữa và làm các bài tập sau: bài 47, 48, 49 (SBT - 50, 51) - Đọc trước bài : Đồ thị hàm số y = ax( a o)

File đính kèm:

  • docTIET 32.doc