Mục tiêu :
- Củng cố và khắc sâu các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
- Rèn kỹ năng vận dụng linh hoạt các t/ c để tính nhanh; tính nhẩm;sử dụng máy tính bỏ túi.
- Giáo dục HS yêu thích môn toán qua gương nhà toán học Gauss, biết thêm về lịch sử nước nhà .
B. Chuẩn bị của GV và HS :
1. GV nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài , máy tính bỏ túi
2. HS : Học bài, Làm bài tập, máy tính bỏ túi.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Số học lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 7, 8 : Luyện tập phép cộng phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 7+8 : LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG PHÉP NHÂN
---ÐĐ---
A. Mục tiêu :
Củng cố và khắc sâu các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
Rèn kỹ năng vận dụng linh hoạt các t/ c để tính nhanh; tính nhẩm;sử dụng máy tính bỏ túi.
Giáo dục HS yêu thích môn toán qua gương nhà toán học Gauss, biết thêm về lịch sử nước nhà .
B. Chuẩn bị của GV và HS :
GV nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài , máy tính bỏ túi
HS : Học bài, Làm bài tập, máy tính bỏ túi.
C. Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Nêu tên, viết công thức và phát biểu bằng lời các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
- Giải bài tập về nhà.
HS: trả lời và viết công thức.
HS: Giải bài tập về nhà.
II. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
BT 31/17 SGK : Tính nhanh:
a/ 135 + 360 + 65 + 40
b/ 463+318+137+22
c/ 20+ 21 + 22 + . 29 + 30
Có nhận xét gì về các số hạng trong từng tổng?
Vận dụng t/c nào để tính nhanh?
GV hướng dẫn kỹ bài c
Dãy số có bao nhiêu số hạng ?
Cách tính số hạng trong tổng đó ?
Các số hạng ấy có gì đặc biệt?
GV yêu cầu cả lớp làm bài
Gọi 3 Hs lên bảng làm
* GV: Hướng dẫn HS tính cách khác:
BT 32 / 17 SGK : Tính nhanh :
996 + 45 b) 37 + 198
- Trong từng bài, phải phân tích số nào? Và kết hợp với số nào ?
- Cả lớp làm vào tập
- Gọi 2 HS lên bảng sửa
- GV hướng dẫn cả lớp sửa bài
BT 34 trang 17 SGK : Sử sụng máy tính bỏ túi để tính tổng :
* 1364 + 4578
* 5421 + 1469
* 1534 + 217 + 217 + 217
* 6453 + 1469
* 3124 + 1469
- GV giới thiệu 1 số nút ( phím) trong máy tính bỏ túi ( như SGK)
- GV hướng dẫn sử dụng các phím , đặc biệt là cách cộng với 1 số nhiều lần ( số hạng lặp lại đặt sau )
1) BT 31/17 SGK :
HS lên bảng làm :
135 + 360 + 65 + 40
= ( 135 + 65 ) + ( 360 + 40 )
= 200 + 400 = 600
463 + 318 + 137 + 22
= ( 463 + 137 ) + ( 318 + 22 )
= 600 + 440 = 1040
Tính chất giao hoán và kết hợp
- Số các số hạng = ( Số cuối – số đầu ) + 1
= (30 – 20) + 1 = 11 số hạng
20 + 30 = 21 + 2 9 =
c/ 20 + 21 + 22 + + 29 + 30 =
= ( 20 + 30) + ( 21+ 29 ) ++( 24+ 26 ) + 25
= 50 + 50 + + 50 + 25 = 250 + 25 = 275
Cách khác:
A = 20 + 21 + 22 + + 29 + 30
A = 30 + 29 + 28 + + 21 + 20 từ đó:
2A = (20 + 30) + (21 + 29) + + (30 + 20)
A = (50 + 50 + + 50) : 2 = 50 . 11 : 2 = 275
2) BT 32 / 17 SGK :
HS đứng tại chổ trả lời
45 = 4 + 41
37 = 35 + 2
a/ 996 + 45 = (996 + 4) + 41 = 1000 +41 = 104
c / 37 + 198 = 35 + (2 + 198) = 35 + 200 = 235
- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV
III. Củng cố :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phép cộng và phép nhân có tính chất gì giống nhau?
HS: giống nhau ở tính giao hoán, tính chất kết hợp mà ta phải dùng trong khi làm phép cộng hay phép nhân.
IV. Hướng dẫn học tập ở nhà :
- Đọc bài : Có thể em chưa biết : “ cậu bé giỏi toán” ( trang 18 SGK)
- Xem lại các tính chất của phép nhân các số tự nhiên .
V. Rút kinh nghiệm :
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 8 :
---ÐĐ---
A. Mục tiêu : ( Như tiết 7 )
B. Chuẩn bị của GV và HS : ( Như tiết 7 )
C. Tiến trình bài dạy :
I. Kiểm tra bài cũ :
Nêu tên, viết công thức và phát biểu bằng lời các tính chất của phép nhân các số tự nhiên .
II. Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/ BT 35/19 SGK : Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích : 15.2.6 ; 4.4.9 ; 5.3.12 ; 8.18 ; 15.3.4 ; 8.2.9
- Có nhận xét gì về các thừa số trong mỗi tích ? - Các tích nào bằng nhau? Tại sao?
2/ BT 36/19 SGK : Tính nhẩm :
Bằng cách áp dụng tính chất kết hợp : 15.4 ; 25.12 ; 125 .16
Bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng :
25.12 ; 34.11 ; 47.101
3/ BT 37/20 SGK : Aùp dụng tính chất :
a(b-c) = ab –ac để tính nhẩm :
16.19; 46.99; 35.98
- Phải phân tích số nào thành hiệu ? Tại sao ?
4/ BT 38/20 SGK : Dùng máy tính để tính :
375.376 .624 .625 ; 13.81 .215
- GV giới thiệu nút dấu nhân x
GV hướng dẫn HS sử dụng các nút đặc biệt : cách nhân với 1 số nhiều lần ( thừa số lặp lại đặt trước )
142857.2;142857.3;142857.4;142857.5
1/ BT 35/19 SGK
- HS đứng tại chổ trả lời
- các tích bằng nhau : 15.2.6 = 5.3.12 = 15.3.4
4.4.9 = 8.18 = 8.2 . 9
2/ BT 36/19 SGK :
- HS lên bảng tính : 125.8.2 = 1000.2=2000
- HS lên bảng tính : 47.(100+1) = 47.100+47.1
= 4700 +47 = 4747
( Các BT còn lại về nhà làm )
- HS đọc phần hướng dẫn ở SGK trang 20
- Cả lớp làm vào tập bài 16.19
- Gọi 1 HS lên bảng
16.19=16(20-1)=16.20 – 16.1 = 320-16 =304
( Các BT còn lại về nhà làm )
HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV
III. Củng cố :
Mục đích của việc học các tính chất ?
IV. Hướng dẫn học tập ở nhà:
Làm BT 36a,b ( các bài tập còn lại ) BT 40 trang 20 SGK , BT 37 ( các bài còn lại )
Hướng dẫn BT 40:
Một tuần có mấy ngày?
=> Hai tuần có mấy ngày ?
ab =?
cd = 2 ab => c d =?
=> a b c d =?
V. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- T. 7+8.doc