Bài giảng môn Số học lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân (tiếp)

.Mục tiêu bài học

-Học sinh nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân các sốtự nhiên. Nắm vững tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết pháp biểu và viết CTTQ các tính chất đó

-Biết vận dụng các tính chất đó vào bài tập. Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh, chính xác và kĩ năng nhận dạng trong giải toán

 

doc2 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Số học lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 13/9 Dạy : 15/9 Tiết 6 PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN I.Mục tiêu bài học -Học sinh nắm vững các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân các sốtự nhiên. Nắm vững tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Biết pháp biểu và viết CTTQ các tính chất đó -Biết vận dụng các tính chất đó vào bài tập. Rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh, chính xác và kĩ năng nhận dạng trong giải toán -Xây dựng ý thức học tập tụ giác, tích cực và tinh thần hợp tác trong học tập II. Phương tiện dạy học GV : Bảng phụ, thước HS : Bảng nhóm III. Tiến trình Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức Cho học sinh nhắc lại một số kiến thức về tổng tích hai số tự nhiên và kí hiệu các phép toán ?1, ?2 Cho học sinh thảo luận nhóm và điền trong bảng phụ Ở tiểu học các em đã biết các tính chất nào của phép cộng và pháp nhân Hoạt động 2 : Tính chất -GV treo bảng phụ ghi các tính chất cho học sinh pháp biểu bằng lời Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm Hoạt động 4: Củng cố Cho học sinh nhắc lại các tính chất dưới dạng lời Học sinh làm bài27Sgk/16 Yêu cầu 4 học sinh thực hiện ?1 . 17; 21; 49; 0; 60; 0; 48; 15 ?2. 0; 0 Giao hoán, kết hợp, ......... Học sinh thảo luận nhóm, trình bày nhận xét, bổ sung, học sinh nhắc lại phần lời các tính chất 1.Nhắc lại kiến thức 2. Tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên a.Giao hoán a + b = b + a a . b = b . a b. Kết hợp ( a + b) + c = a + ( b + c) ( a . b ) . c = a . ( b . c) c. Cộng với 0 a + 0 = 0 + a = a d. Nhân với 1 a . 1 = 1 . a = a e. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng ( b + c ) = a . b + a . c * Pháp biểu ?3. Tính nhanh a. 46 + 17+ 34 = (46 + 34)+17 = 100 + 17 = 117 b. 4 . 37 . 25 = (4 . 25 ) . 37 = 100 . 37 = 3700 c. 87 . 36 + 87 . 64 = 87 . ( 36 + 64 ) = 87 . 100 = 8700 3. Bài tập Bài 27 Sgk/ 16 a. 86+357+14=(86+14)+357 = 100 + 357 = 457 b. 72+69+128=(72+128)+69 = 200 + 69 = 269 c. 25 . 5 . 4 . 27 . 2 = (25 . 4) . ( 5 . 2 ) . 27 = 100 . 10 . 27 = 1000 . 27 = 27000 d. 28 . 64 + 28 . 36 = 38 . ( 64 + 36 ) = 38 . 100 = 3800 Hoạt động 5 : Dặn dò Về xem kĩ lại các tính chất của phép nhân và phép cộng chuẩn bị tiết sau luyện tập Chuẩn bị máy tính loại Casio 500Ms ; Casio f(x) 500A. BTVN : Bài 26 – 30/ 16,17

File đính kèm:

  • docTIET6.doc