Bài giảng môn ngữ văn - Tiết 93 - Bài 23: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Viết về Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng mà còn rất chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức của vị lãnh tụ vĩ đại mà vô cùng giản dị.

 Ngay từ năm 1948, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến khu Việt Bắc, đồng chí Phạm Văn Đồng đã đặc biệt nhấn mạnh và ca ngợi đức tính giản dị như một phẩm chất giản dị của Bác Hồ. Trong cuốn “ Hồ Chủ Tịch – Hình ảnh của dân tộc ”, ông viết:

 Bình sinh, Hồ Chủ Tịch là người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Đã cầu kì là thiếu bản lĩnh, cố làm trò để đánh lừa thiên hạ và hậu thế. Vua Nghiêu, vua Thuấn, chúa Giê-su là những người giản dị, lão thực. Ông Lê-nin, ông Tôn Văn, ông Găng-đi là những người giản dị, lão thực. Bậc đại khoa học, đại văn hào cũng vậy.

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn ngữ văn - Tiết 93 - Bài 23: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93 Bài 23 Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Trích bài “ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” _ Phạm Văn Đồng) Viết về Bác Hồ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng mà còn rất chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức của vị lãnh tụ vĩ đại mà vô cùng giản dị. Ngay từ năm 1948, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trên chiến khu Việt Bắc, đồng chí Phạm Văn Đồng đã đặc biệt nhấn mạnh và ca ngợi đức tính giản dị như một phẩm chất giản dị của Bác Hồ. Trong cuốn “ Hồ Chủ Tịch – Hình ảnh của dân tộc ”, ông viết: Bình sinh, Hồ Chủ Tịch là người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Đã cầu kì là thiếu bản lĩnh, cố làm trò để đánh lừa thiên hạ và hậu thế. Vua Nghiêu, vua Thuấn, chúa Giê-su là những người giản dị, lão thực. Ông Lê-nin, ông Tôn Văn, ông Găng-đi là những người giản dị, lão thực. Bậc đại khoa học, đại văn hào cũng vậy. (?) Về phép lập luận của văn bản, có các ý kiến sau: Văn bản sử dụng phép lập luận: A – Chứng minh B – Giải thích C – Bình luận D – Chứng minh, giải thích và bình luận. D – Chứng minh, giải thích và bình luận. Bố cục của văn bản gồm 2 phần : + Phần 1 (Mở bài) : “Điều rất quan trọng ... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp” : Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác. + Phần 2 (Thân bài) : “ Con người của Bác ... chủ nghĩa anh hùng cách mạng” : Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ.( Không có phần kết bài vì đây là đoạn trích ) III. Tìm hiểu chi tiết 1). Nhận định về đức tính giản dị của Bác- Bác Sự nhất quán giữa đời sống chính trị ... với cuộc sống bình thường giản dị của Bác.- Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.=> Nhận định có tính ngợi ca. 2). Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác a). Trong đời sống sinh hoạt * Bữa ăn: - Chỉ vài ba món giản đơn. - ăn không để rơi vãi một hạt. - ăn xong, bát sạch. Thức ăn sắp xếp tươm tất. * Nhà ở: Vài ba phòng, lộng gió, ánh sáng, phảng phất hương thơm. * Lối sống: - Suốt đời, suốt ngày làm việc. - Việc gì tự làm được thì không cần người giúp.- ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng những người phục vụ. - ... một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao ! => Khẳng định lối sống giản dị và ý nghĩa của những việc làm giản dị đó, đồng thời bày tỏ tình cảm kính trọng, cảm phục của tác giả đối với Bác. * Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Hồ Chí Minh) * Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ. Tránh nói to và đi rất nhẹ ở trong vườn. (Việt Phương) * Nhà Bác đơn sơ, một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sời. (Tố Hữu) * Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ đậm đà. (Tố Hữu) Từ lời giải thích sau đây: “ Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân” Con hiểu gì về lí do của lối sống giản dị của Bác Hồ ? Đáp án : - Bác sống giản dị vì Người được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân. - Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác luôn gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân, gắn với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. - Vì đó là phong cách của Người. - Không có gì quý hơn độc lập tự do. - Nước Việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. b). Trong lời nói, bài viết2 . Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác a). Trong đời sống sinh hoạt * Bữa ăn: * Nhà ở: * Lối sống: - Đó là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa (ND) và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc (hình thức). - Mọi người dân đều biết, đều thuộc và hiểu câu nói này. - Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ : Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. ở Bác sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. IV. ý nghĩa, nghệ thuật 1. Nội dung, ý nghĩa (?) Đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” là: A. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng. B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc, thấm đượm tình cảm chân thành. C. Sử dụng nhiều kiểu câu với nhiều biện pháp tu từ. D. Cả A và B đúng. Bài Tập 1: Theo em, đời sống vật chất và tác phong giản dị của Bác còn thể hiện những phẩm chất cao quý nào ở Bác ? đáp án Bác không màng vinh hoa phú quý, sống cuộc sống của quần chúng nhân dân lao động, gần gũi với quần chúng nhân dân, cùng mọi người xây dựng một xã hội văn minh thực sự. Bài Tập 2: Đọc bài văn này, em rút ra bài học gì cho bản thân ? trả lời - Cảm xúc: Kính yêu và biết ơn Bác Hồ. - Mỗi người chúng ta cần rèn luyện lối sống, tác phong sinh hoạt, nói và viết một cách giản dị để học tập và noi theo gương của Bác Hồ vĩ đại. Bài Tập 3: Hãy kể một câu chuyện về đời sống giản dị của Bác Hồ mà em được đọc qua sách, báo. 1). Tại sao trong văn chứng minh, tác giả Phạm Văn Đồng lại sử dụng cả phương thức giải thích và bình luận. 2). Tiếp tục sưu tầm những câu chuyện về đời sống giản dị của Bác Hồ và những dẫn chứng để chứng minh sự giản dị trong nói, viết của Bác. 3). Soạn bài: “ ý nghĩa văn chương” – (Hoài Thanh) Dặn dò

File đính kèm:

  • pptvan hoc.ppt