1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
2. Kĩ năng:
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả. chứng cứ xác thực, cụ thể.
7 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn - Tiết 7: Văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ( tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 7
Văn bản: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH ( tiếp)
Ngày soạn: 22. 4. 2013
Ngày giảng:
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh
- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
2. Kĩ năng:
- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả. chứng cứ xác thực, cụ thể.
- Thấy được cách phân tích luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
3. Thái độ: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a5: 9a8:
2. Bài cũ: ( 2 phút) H: Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản?
3.Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
Nội dung bài học
HĐ của thầy
HĐcủa trò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Vấn đáp, đối thoại.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
Mục tiêu: HS nắm được nội dung, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp , phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêuvấn đề, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 20 phút.
II/ Tìm hiểu văn bản.( tiếp)
2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:
- Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
- Cách đưa dẫn chứng toàn diện và cụ thể, đáng tin cậy.
- Lí trí của tự nhiên là quy luật của thiên nhiên, tự nhiên, lô gíc tất yếu của tự nhiên.
- Vậy mà chỉ cần một tích tắc của chiến tranh hạt nhân, tất cả đều trở về điểm xuất phát.
3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.
- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
- HS đọc lại đoạn 2.
H: Hãy nêu nhận xét về cách lập luận của tác giả.
- HS lớp thảo luận lập sơ đồ thống kê so sánh các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
ĐHTL:
* Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay ..
- Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
H: Tác giả đã sử dụng những lý lẽ nào để kêu gọi mọi người đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân?
- HS thảo luận, trả lời.
* Dẫn chứng:
- Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc ... Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển .
- Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục .
H: Qua bảng so sánh trên có thể rút ra kết luận gì? Cách đưa dẫn chứng và so sánh của tác giả như thế nào?
GV cho HS đọc tiếp đoạn: “ Không những đi ngược lại lí trí con ngườiđiểm xuất phát của nó”
H: Em có thể rút ra luận cứ gì sau đoạn này? Em hiểu thế nào về lí trí của thiên nhiên?
- HS suy luận, giải thích và phát biểu.
ĐHTL:
- Lí trí của tự nhiên là quy luật của thiên nhiên, tự nhiên, lô gíc tất yếu của tự nhiên.
- So sánh:
+ 380 triệu năm con bướm mới có thể bay.
+ 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở.
+ Hàng triệu năm trải một quá trình tiến hóa.
- Vậy mà chỉ cần một tích tắc của chiến tranh hạt nhân, tất cả đều trở về điểm xuất phát. Hỏi còn cần gì phải tiến hóa.
GV cho HS đọc đoạn kết.
H: Thái độ của tác giả sau khi cânhr báo hiểm họa chiến tranh hạt nhân và chạy đau vũ trang như thế nào? Mác-két có sáng kiến gì? Theo em sáng kiến ấy có phải hoàn toàn không tưởng, chỉ là 1 cách tỏ thái độ hay không?
GV cho HS bàn luận phát biểu tự do.
ĐHTL:Thái độ tích cực của mọi người là phải đoàn kết, xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì thế giới hòa bình, phản đối ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng tích vũ khí hạt nhân ( Chúng ta phẩn đối Mĩ lấy cớ để xâm lượcI-rắc,I-ran, Triều Tiên.)
- Sáng kiến lập ngân hàng trí nhớ của tác giả để lưu giữ sau tai họa hạt nhân Đó chính là ý nghĩa của vấn đề.( TK- Trang 26)
- HS đọc.
- Quan sát theo dõi những con số.
- HS thảo luận và trả lời cá nhân.
- HS lớp nhận xét bổ sung để hoàn thành bảng so sánh.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- HS trả lời và nêu dẫn chứng
HS trả lời
- HS đọc.
- HS bàn luận phát biểu tự do..
- Ghi bài
Hoạt động 3: Tổng kết.
Mục tiêu: HS khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 6 phút.
III. Tổng kết:
- Về nội dung: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó. Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
- Về nghệ thuật: Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
* Ghi nhớ( SGK)
GV viên cho HS khái quát lại nội dung bài vừa học.
- GV yêu cầu HS thảo luận nội dung và nghệ thuật.
- Yêu cầu 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS khái quát.
- H.Động nhóm
- HS ghi vở.
- HS đọc.
Hoạt động 4: Thực hành luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: Thực hành miệng (hoặc viết).
Thời gian: 7 phút.
IV. Luyện tập:
GV cho HS làm bài tập phần luyện tập SGK trang 21.
- HS viết và trình bày.
Hoạt động 5: Liên hệ thực tế, củng cố.
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 6 phút.
V/ Hoạt động nối tiếp:
- Học thuộc ghi nhớ SGK tr.21. - - Hoàn chỉnh phần luyện tập.
GV cho HS nhận xét về luận cứ trong văn bản?
GV cho HS tự liên hệ và kể về chiến tranh hạt nhân và hậu quả của chiến tranh hạt nhân.
- Chuẩn bị bài mới:
- HS thảo luận và trả lời tự do.
- HS kể.
4. Củng cố: GV hệ thống bài.
5. Dặn dò: - Chuẩn bị đủ SGK , STK.
* Rút kinh nghiệm: ..
..
D. Rút kinh nghiệm: .
File đính kèm:
- Tiết 7 Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.docx