A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh và từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
1. Kiến thức:
7 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn ngữ văn - Tiết 50: Tổng kết về từ vựng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 50
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp)
Ngày soạn: 28.3.2013
Ngày giảng:
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh và từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
1. Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng hình, tượng thanh, phép tu từ so sánh, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được các từ tượng hình, tượng thanh, phân tích được các từ tượng hình, tượng thanh trong các văn bản nghệ thuật.
- Nhận diện được các phép tu từ so sánh, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong 1 văn bản, phân tích tác dụng của cá phép tu từ trong văn bản cụ thể.
3. Thái độ: Yêu thích và trau dồi tiếng Việt.
B/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ và tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định T/C:( 1 phút) – 9a8: 9A8:
2. Bài cũ: ( 2 phút )
H: Nêu các cách phát triển của từ vựng? Tìm dẫn chứng minh hoạ?
H: Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?
H: Giải thích nghĩa: Bách khoa toàn thư, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Ôn tập “ Từ tượng thanh và tượng hình”
Mục tiêu: HS ôn tập luyện tập về “Từ tượng thanh và tượng hình”
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và gqvđ.
Thời gian: 15 phút.
I/ Từ tượng thanh và tượng hình.
- Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
- Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vật.
+ Mèo, bò, tắc kè, quốc, bắt cô trói cột...
+ Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ: Mô tả hình ảnh đám mây cụ thể và sống động.
Tìm hiểu mục I.
1.Cho HS ôn lại khái niệm từ tượng thanh và tượng hình.
2. Tìm tên loài vật: từ tượng thanh.
3.Xác định từ tượng hình, giá trị sử dụng chúng trong I.3
-HS lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi.
- HS lớp nhận xét bổ sung.
- HS tìm
- HS lên bảng làm.
Hoạt động 3: HS ôn lại một số phép tu từ từ vựng.
: Mục tiêu: HS ôn lại một số phép tu từ từ vựng.
Phương pháp: Vấn đáp giải thích, minh họa, phân tích, cắt nghĩa, nêu và gqvđ.
Thời gian: 20 phút.
II/ Một số phép tu từ từ vựng:
1. Ôn lại các khái niệm.
a/ So sánh: Đối chiếu sự vật, sự việc này với ... khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
b/ Ẩn dụ: Gọi tên SV, HT này bằng tên SV, HT khác có nét tương đồng với nó để tăng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm
c/ Nhân hóa: Gọi hoặc tả loài vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi , tả người, làm cho chúng gần gũi con người, biểu thị suy nghĩ, tình cảm con người.
d/ Hoán dụ: Gọi tên SV, HT, k/n này bằng tên SV, HT, k/n khác có quan hệ gần gũi nhau để làm tăng sức gợi hình ...
g/ Nói quá: Phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của SV, HT được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
h/ Nói giảm, nói tránh: Dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
k/ Điệp ngữ: Lặp lại từ ngữ (câu) để làm nổi bật ý, gây cảm giác mạnh.
l/ Chơi chữ: Sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước ... làm câu văn, câu thơ hấp dẫn, thú vị.
2. Nét nghệ thuật độc đáo.
a. Ẩn dụ tu từ:
- Từ: hoa, cánh dùng để chỉ Thúy Kiều và cuộc đời nàng.
- Từ: cây, lá dùng để chỉ gai đình Thúy Kiều.
- Cả “ Hoa, cánh, cây, lá” đều đẹp nhưng rất mong manh trước bão tố cuộc đời.
b. So sánh tiếng đàn với các âm thanh của tự nhiên.
c. Nói quá sắc đẹp và tài năng; tác giả thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn.
d. Nói quá: Cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh.
e. Chơi chữ tài và tai.
3. Nét nghệ thuật độc đáo.
a. Điệp ngữ còn và từ đa nghĩa say sưa: chàng trai thể hiện tình cảm mạnh mẽ mà kín đáo.
b. Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn
c. So sánh: Miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (Trăng rất sáng, cảnh vật hiện rõ nét).
d. Nhân hóa: Thiên nhiên (trăng) trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn (bạn tri âm, tri kỉ).
Tìm hiểu mục II.
1.GV cho HS ôn lại một số phép tu từ từ vựng.
H: So sánh là gì? Ví dụ?
VD: Thân em / như / ớt trên cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng
H: Ẩn dụ là gì? Ví dụ?
VD: Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai.
H: Nhân hóa là gì? Ví dụ?
VD: Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai
Buồn chông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
H: Hoán dụ là gì? Ví dụ?
VD: Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.
H: Nói quá là gì? Ví dụ?
VD: Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
H: Thế nào là nói giảm, nói tránh? Ví dụ?
VD: Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
H: Thế nào là điệp ngữ? Ví dụ?
Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.
Hay ưa nên nỗi không chừa được.
Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa.
H: Chơi chữ là gì? Ví dụ?
VD: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
2. Vận dụng những kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ trích Truyện Kiều:
a. Thà rằng liều một thân con
Hoa dù dã cánh lá còn xanh cây.
b. Trong như ... đổ mưa.
c. Làn thu thuỷ ... hoạ hai.
d. Gác kinh ... quan san.
e. Có tài ... một vần.
3. Vận dụng những kiến thức về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ, đoạn thơ :
a. Còn trời ... say sưa.
b. Gươm mài đá ... phải cạn.
c. Tiếng suối ... nước nhà.
d. Người ngắm ... nhà thơ.
e. Mặt trời của bắp ... trên lưng
e. Ẩn dụ tu từ: Sự gắn bó giữa đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai
HS lắng nghe.
-HS Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi.
-HS Trả lời câu hỏi.
-HS Trả lời câu hỏi.
-HS Trả lời câu hỏi.
-HS Trả lời câu hỏi.
-HS phân tích.
-HS Trả lời câu hỏi.
-HS Trả lời câu hỏi.
-HS vận dụng và trả lời câu hỏi.
-HS Trả lời câu hỏi.
-HS Trả lời câu hỏi.
HS Trả lời câu hỏi.
Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà.
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Thời gian: 5 phút.
VI/ Hoạt động nối tiếp:
H: Nhắc lại các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ? Tìm ví dụ cho mỗi phép tu từ.
- Dặn dò:
+ Ôn lại các khái niệm một số phép tu từ từ vựng vừa củng cố.
+ Tìm các câu thơ, văn có các phép tu từ trên.Soạn bài : Đoàn thuyền đánh cá.
D. Rút kinh nghiệm: .
File đính kèm:
- Tiết 50 TOONGRE KẾT TỪ VỰNG T2.docx