Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Học kì i khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được những đặc điểm của một nền VH song hành cùng LS ĐN;

 - Thấy được những thành tựu của VHCM VN;

 - Cảm nhận được ý nghĩa của VH đối với đời sống.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của VHVN từ CMT8-1945 đến 1975.

 - Những đổi mới bước đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

2. Kĩ năng

 - Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn VH trong một hoàn cảnh LS đặc biệt của ĐN.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

a) Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975

- Những chặng đường phát triển:

 + 1945 – 1954: VH thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp

 + 1955 – 1964: VH trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam.

 + 1965 – 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước

- Những thành tựu và hạn chế:

+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.

 

doc21 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 - Học kì i khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ I KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được những đặc điểm của một nền VH song hành cùng LS ĐN; - Thấy được những thành tựu của VHCM VN; - Cảm nhận được ý nghĩa của VH đối với đời sống. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của VHVN từ CMT8-1945 đến 1975. - Những đổi mới bước đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. 2. Kĩ năng - Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn VH trong một hoàn cảnh LS đặc biệt của ĐN. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 - Những chặng đường phát triển: + 1945 – 1954: VH thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp + 1955 – 1964: VH trong những năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. + 1965 – 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước - Những thành tựu và hạn chế: + Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. + Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. + Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. + Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức - Những đặc điểm cơ bản: + Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu; + Nền văn học hướng về đại chúng; + Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. b) Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX - Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái TA cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái TÔI muôn thuở. - Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống. 2. Luyện tập - Nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam. - Nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 với các giai đoạn khác. - Tập trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học. 3. Hướng dẫn tự học Suy nghĩ của anh (chị) về những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. ——&–– TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (HỒ CHÍ MINH) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh; - Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn Độc lập cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Tác giả: khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh - Tác phẩm: gồm ba phần: + Phần một: nguyên lí chung; + Phần hai: vạch trần những tội ác của thực dân Pháp; + Phần ba: tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững nền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc. 2. Kĩ năng - Vận dụng kiến thức về qunan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người. - Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a. Tác giả Ø Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890 – 1969) gắn bó trọn đời với dân với nước, với sụ nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Ø Sự nghiệp văn học: w Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: - Người coi nghệ thuật là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM. - Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. - Người coi trọng tính chất chân thật và tính dân tộc của văn học; khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát tù đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết cái gì? ) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm. Ø Di sản văn học: những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. w Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng hấp dẫn. Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy – mua của phương Tây. Văn chính luận: thường rút gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp. Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm súc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, trữ tình và tính chiến đấu. b) Tác phẩm - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là áng văn chính luận mẫu mực. - Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung và cách viết nhằm đạt hiệu quả cao nhất 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. + Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. + Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại. - Tố cáo tội ác của thực dân Pháp: + Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng. + Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dây giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. + Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục. - Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát lí hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy. b) Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục. - Ngôn ngữ vừa chính xác vừa chính xác vừa gợi cảm. - Giọng văn linh hoạt c) Ý nghĩa văn bản - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. - Kết tinh lí tưởng đấu giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. - Là một áng văn chính luận mẫu mực. 3. Hướng dẫn tự học - Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập. - Chứng minh rằng Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là văn kiện lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực./. ——&–– NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC ( PHẠM VĂN ĐỒNG) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; - Thấy được vẻ đẹp của áng văn nghị luận: cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu sức biểu cảm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Những đánh giá vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa có lí, có tình của Phạm Văn Đồng về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, giá trị của thơ văn Đồ Chiểu đối với đương thời và ngày nay. - Nghệ thuật viết bài văn nghị luận: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh. 2. Kĩ năng - Hoàn thiện và nâng cao kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận theo đặc trưng thể loại. - Vận dụng cách nghị luận giàu sức thuyết phục của tác giả để phát triển các kĩ năng làm văn nghi luận. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) không chỉ là một cách mạng xuất sắc mà còn là nhà văn hóa lớn, một nhà lí luận văn nghệ uyên bác của nước ta trong thế kỉ XX. b) Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết nhân kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3-7-1888), in trong Tạp chí Văn học, tháng 7 năm 1963. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra. - Phần tiếp theo: Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn Đình Chiểu: + Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu-một chiến sĩ yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc: coi thơ văn là vũ khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ sử dụng văn chương làm điều phi nghĩa. + Thơ văn yêu nước, chống ngoại xâm của Nguyễn Đình chiểu “làm sống lại” một thời kỳ “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu tranh chống ngoại xâm bằng hình tượng văn học “sinh động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống dậy một hình tượng mà từ trước đến nay chưa từng có trong văn chương trung đại: hình tượng người nông dân. + Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa đựng nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, là “một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể “truyền bá rộng rãi trong dân gian”. - Phần kết: Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học dân tộc. b) Nghệ thuật - Bố cục chặt chẽ, các luận điểm triển khai bám sát vấn đề trung tâm.. - Cách lập luận từ khái quát đến cụ thể, kết hợp cả diễn dịch, quy nạp và hình thức “đòn bẩy”. - Lời văn có tính khoa học, vừa có màu sắc văn chương vừa khách quan; ngôn ngữ giàu hình ảnh. - Giọng điệu linh hoạt, biến hoạt : khi hào sảng, lúc xót xa, c) Ý nghĩa văn bản Khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời và văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu: cuộc đời của một chiến sĩ phấn đấu hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; sự nghiệp thơ văn của ông là một minh chứng hùng hồn cho địa vị và tác dụng to lớn của văn học nghệ thuật cũng như trách nhiệm của người cầm bút đối với đất nước, dân tộc. 3. Hướng dẫn tự học - Tác giả đánh giá rất cao ý nghĩa của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua đoạn văn nào? Tác giả đã bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về Truyện Lục Vân Tiên như thế nào? - Mô hình hóa bố cục và lập sơ đồ hệ thống luận điểm, luận cứ của bài viết. - Rút ra quan điểm, thái độ cần thiết khi đánh giá một tác phẩm văn học và những yếu tố cơ bản cần có để viết tốt một bài văn nghị luận./. ——&–– ĐỌC THÊM MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ (Trích - NGUYỄN ĐÌNH THI) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu được đặc trưng của thơ (hình ảnh, tư tưởng, tính chân thật, ngôn ngữ,...). - Thấy được cách lập luận chặt chẽ, cách diễn đạt tinh tế, có hình ảnh, giàu cảm xúc. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Nhận thức về các đặc trưng của thơ - Cách lập luận chặt chẽ, diễn đạt có hình ảnh, giàu cảm xúc. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu VNL theo đặc trưng thể loại III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Vài nét về Nguyễn Đình Thi. - Hoàn cảnh và mục đích sáng tác của tác phẩm (SGK). 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Đặc trưng của thơ: đọc VB, thảo luận để nhận ra những luận điểm cơ bản và luận cứ của VBNL: + Đầu mối của thơ là tâm hồn con người. Chú ý những luận cứ: khi làm thơ trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường, tâm hồn phải rung động. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc. Thơ là tiếng nói mãnh liệt của tình cảm. Cảm xúc là động lực cơ bản của thơ. + Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thật trong thơ: Nguyễn Đình Thi khẳng định những hình ảnh thơ ở ngay trong đời thực, vừa lạ lại vừa quen, được sàng lọc bằng nhận thức, tư tưởng của người làm thơ. + Ngôn ngữ thơ khác ngôn ngữ các loại hình truyện, kịch, kí. Tác giả nêu quan điểm: không có thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ. Một thời đại mới của nghệ thuật bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới. b) Nghệ thuật - Lập luận chặt chẽ. - Văn giàu hình ảnh, cảm xúc. c) Ý nghĩa văn bản Bài viết không chỉ có giá trị trong những năm năm mươi của thể kỉ XX. Quan điểm về thơ và đặc trưng của thơ của Nguyễn Đình Thi rất sâu sắc và có giá trị lâu dài. 3. Hướng dẫn tự học Dựa vào những đặc trưng của thơ, hãy phân tích và làm sáng tỏ vấn đề được trình bày trong bài viết. ——&–– ĐỌC THÊM ĐÔN-XTÔI-ÉP-XKI (Trích – X.XVAI-GƠ) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Thấy được cuộc đời và tác phẩm của Đôn-xtôi-ép-xki là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn kết đứng lên lật đổ ách cường quyền. Đôn-xtôi-ép-xki được mọi người, mọi thế hệ tôn vinh. - Thấy được nghệ thuật dựng chân dung văn học của Xvai-gơ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Cuộc đời và tác phẩm của Đôn-xtôi-ép-xki là nguồn cổ vũ quần chúng lao động nghèo đoàn kết đứng lên lật đổ ách cường quyền. - Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Xvai-gơ. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu VB theo đặc trưng thể loại III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Vài nét về tác giả Xvai-gơ và vị trí của đoạn trích (SGK). 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Cuộc đời bất hạnh và nghị lực phi thường của Đôn-xtôi-ép-xki: + Nỗi khổ về vật chất (chú ý những luận cứ: sống trong cảnh nghèo khó, cầu xin cả những người xa lạ và thấp hèn, không có tiền, phải cầm cố, bản thân bị bệnh động kinh,...) + Nỗi khổ về tinh thần (chú ý những luận cứ: xa lạ với mọi người, luôn nhớ về nước Nga trong xa cách,...). + Lao động là sự giải thoát nỗi khổ (chú ý những luận cứ: bí quyết thành công là nghị lực, lòng đam mê nghệ thuật, lòng yêu thương con người và nước Nga cùng tài năng bẩm sinh của ông). - Sự thành công trong sáng tác (chú ý những luận cứ: nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt về phía ông, ông trở thành sứ giả của xứ sở mình, tư tưởng của ông về “sự tổng hòa giải của nước Nga,...). - Cái chết của Đôn-xtôi-ép-xki và tinh thần đoàn kết dân tộc (chú ý những luận cứ: nỗi đau khổ khiến người Nga hợp lại thành một khối thống nhất; họ thấy được khổ đau nhờ Đôn-xtôi-ép-xki; ba tuần sau cái chết của ông, Nga hoàng bị ám sát,...). b) Nghệ thuật Dựng chân dung văn học nhờ liên tưởng, so sánh và nhiều biện pháp tu từ khác. c) Ý nghĩa văn bản Qua việc dựng chân dung VH, tác giả đem đến cho người đọc những hiểu biết về Đôn-xtôi-ép-xki, nhà văn Nga vĩ đại. 3. Hướng dẫn tự học Qua đoạn trích anh (chị) hiểu gì về Đôn-xtôi-ép-xki? ——&–– THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS, 1-12-2003 (CÔ-PHI AN-NAN) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nhận thức được: đại dịch HIV/AIDS là một hiểm họa mang tính toàn cầu nên việc phòng chống AIDS là vấn đề có ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt, là trách nhiệm của mỗi người và mỗi quốc gia. - Thấy rõ sức thuyết phục mạnh mẽ của bản thông điệp, taàm nhìn, tầm suy nghĩ sâu rộng của tác giả. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Thông điệp quan trọng nhất gửi toàn thế giới: không thể giữ thái độ im lặng hay kì thị, phân biệt đối xử với những người đang bị nhiễm HIV/AIDS. - Những suy nghĩ sâu sắc, cảm xúc chân thành của tác giả. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu VB nhật dụng. - Biết cách tạo lập VB nhật dụng. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả - Cô-phi- An-nan là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu giữ chức vụ Tổng thư kí Liên hợp quốc. - Ông được trao Giải Nô-ben Hòa bình năm 2001 b) Tác phẩm - Thể loại: VB nhật dụng. - Hoàn cảnh ra đời: tháng 12 năm 2003; gửi tới nhân dân toàn thế giới nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS. - Mục đích: kêu gọi toàn thế giới tích cực tham gia phòng chống HIV/AIDS. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Phần nêu vấn đề: khẳng định nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS đã được toàn thế giới quan tâm và để đánh bại căn bệnh này “phải có sự cam kết, nguồn lực và hành động”. - Phần điểm tình hình: phân tích những mặt đã làm được, chưa làm được của quốc gia trong việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS. Tác giả nêu cụ thể những mặt chưa làm được để gióng lên hồi chuông báo động về nguy cơ đại dịch HIV/AIDS. Phần điểm tình hình không dài nhưng giàu sức thuyết phục và lay động bởi tầm bao quát lớn, những số liệu cụ thể (mỗi phút có khoảng 10 người bị nhiễm HIV), chỉ ra những nguy cơ và nhất là bởi sự bộc lộ những tiếc nuối của tác giả vì có những điều lẽ ra phải làm được thì thực tế chúng ta chưa làm được,... - Phần nêu nhiệm vụ: kêu gọi mọi người, mọi quốc gia nỗ lực hơn nữa, đặt vấn đề HIV/AIDS lên “vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế của mình”; không kì thị, phân biệt, đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS và phải đoàn kết, hợp tác hơn nữa trong cuộc đấu tranh đẩy lùi căn bệnh thế kỉ. b) Nghệ thuật - Cách trình bày chặt chẽ, lô gich cho thấy ý nghĩa bức thiết và tầm quan trọng đặc biệt của cuộc chiến chống lại HIV/AIDS. - Bên cạnh những câu văn truyền thông điệp trực tiếp, có rất nhiều câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc. Do đó, tránh được lối “hô hào” sáo mòn, truyền được tâm huyết của tác giả đến người nghe, người đọc. c) Ý nghĩa văn bản - VB tuy ngắn gọn nhưng giàu sức thuyết phục bởi những lí lẽ sâu sắc, những dẫn chứng, số liệu cụ thể, thể hiện trách nhiệm và lương tâm của người đứng đầu Liên hợp quốc. Giá trị của VB còn thể hiện ở tư tưởng có tầm chiến lược, giàu tính nhân văn khi đặt ra nhiệm vụ phòng chống căn bệnh thế kỉ. 3. Hướng dẫn tự học - Anh (chị) hiểu như thế nào về câu cuối của bản thông điệp: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại bắt đầu từ chính các bạn”? - Viết một VB về thực trạng phòng chống HIV/AIDS ở địa phương, trong đó đưa ra những giải pháp cụ thể theo quan điểm của anh (chị). ——&–– TÂY TIẾN (QUANG DŨNG) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa. - Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn từ giàu tính tạo hình. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thu thơ. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc. - Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa. b) Tác phẩm - Những hiểu biết về đoàn quân Tây Tiến (quá trình thành lập, nhiệm vụ, thành phần, địa bàn hoạt động,). s Thành lập: 1947 s Thành phần: Học sinh, sinh viên, trí thức Hà Nội s Địa bàn hoạt động: núi rừng phía tây Tổ quốc; thiên nhiên dữ dội, thơ mộng. s Nhiệm vụ: bảo vệ biên giới Việt - Lào. s Điều kiện sinh hoạt: vô cùng thiếu thốn. s Hoàn cảnh sống: đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều. - Quang Dũng gia nhập Tây Tiến năm 1947, năm 1948 chuyển đơn vị; viết bài thơ Tây Tiến tại Phù Lưu Chanh năm 1948, nhan đề ban đầu là Nhớ Tây Tiến. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một người Tây Tiến: + Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình. + Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh. Chung vui với bản làng xứ lạ. + Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo. + Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn. - Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng: + Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn; + Vẻ đẹp bi tráng. b) Nghệ thuật - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn. - Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt, - Kết hợp chất hợp và chất họa. c) Ý nghĩa văn bản Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc mỗi chúng ta. 3. Hướng dẫn tự học - Đối sánh phần một và phần hai của bài thơ để chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. - So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. ——&–– VIỆT BẮC (Trích – TỐ HỮU) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước; - Nhận thức được tính dân tộc đậm đà không chỉ trong nội mà còn ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. - Tính dân tộc đậm nét: thể thơ lục bát; kiểu kết cấu đối đáp; ngôn ngữ, hình ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung a) Tác giả - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. - Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lí tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống. b) Tác phẩm - Bài thơ được ra đời vào tháng 10 năm 1954 (nhân sự kiện nhũng người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô). - Đoạn trích trong SGK là phần đầu của bài thơ, tái hiện những kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - 8 câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người. + Bốn câu trên: Lời ướm hỏi, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, tình nghĩa; qua đó, thể hiện tâm trạng của người ở lại. + Bốn câu thơ tiếp: Tiếng lòng người về xuôi bâng khuâng lưu luyến. - 82 câu sau: Những kỉ niệm về Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm.. + 12 câu hỏi: Gợi lên những kỉ niệm ở Việt Bắc trong những năm tháng qua, khơi gợi, nhắc nhớ những kỉ niệm trong những năm cách mạng và kháng chiến. Việt Bắc từng là chiến khu an toàn, nhân dân ân tình, thủy chung, hết lòng với cách mạng và kháng chiến. + 70 câu đáp: Mượn lời đáp của người về xuôi, nhà thơ bộc lộ nỗi nhớ da diết với Việt Bắc; qua đó, dựng lên hình ảnh chiến khu trong kháng chiến anh hùng và tình nghĩa thủy chung. Nội dung chủ đạo là nỗi nhớ Việt Bắc, những kỉ niệm về Việt Bắc: à 4 câu đầu đoạn khẳng định tình nghĩa thủy chung son sắc; à 28 câu tiếp nói về nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng và con người, cuộc sống nơi đây; à 28 câu tiếp theo nói về cuộc kháng chiến anh hùng; à 16 câu cuối đoạn thể hiện nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc, những kỉ niệm về cuộc kháng chiến). b) Nghệ thuật Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu: thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hô mình – ta, ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi, c) Ý nghĩa văn bản Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến. 3. Hướng dẫn tự học - Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc. - Chọn bình giảng một đoạn khoảng từ 8 đến 10 câu thơ (chẳng hạn đoạn từ câu 9 đến câu 16, từ câu 35 đến câu 42, từ câu 43 đến câu 52,). - Phân tích giá trị biểu cảm của cách xưng hô mình – ta trong bài thơ. ——&–– ĐẤT NƯỚC ( Trích trường ca Mặt đường khát vọng – NGUYỄN KHOA ĐIỀM) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở; - Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu của văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ. - Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư. III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 1. Tìm hiểu chung: a) Tác giả: - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén. b) Tác phẩm: - Giới thiệu trường ca Mặt đường khát vọng (SGK). - Đoạn tr

File đính kèm:

  • docHỌC KÌ I.doc
Giáo án liên quan