Trước CM: sống lay lắt nghèo túng vì thất nghiệp, phải làm đủ các nghề để kiếm sống nhưng chủ yếu là viết văn, dạy học
Năm 1943: tham gia Hội Văn hoá cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức.
CMT8 1945 :ông tham gia cướp chính quyền tại quê nhà và được bầu làm chủ tịch xã đầu tiên.
24 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 98: Tác gia Nam Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Việt Hà Môn văn – Lớp 11SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK“HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI” NĂM 2007I. Vài nét về cuộc đời và con người:II. Quan điểm nghệ thuậtIII. Sự nghiệp văn chương:SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO DĂK LĂKTiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOIV. Phong cách nghệ thuật: Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOI -Vài nét về cuộc đời và Con người:1 - Cuộc đời: + Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri sinh năm 1915+Tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đài, phủ Lý Nhân (Hà Nam)- Gia đình: nghèo đông con+ Nam Cao thuộc lớp trí thức tiểu tư sản xuất thân nghèo.Nam Cao(1915-1951)Con đường đời: Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOTrước CM: sống lay lắt nghèo túng vì thất nghiệp, phải làm đủ các nghề để kiếm sống nhưng chủ yếu là viết văn, dạy họcNăm 1943: tham gia Hội Văn hoá cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức.CMT8 1945 :ông tham gia cướp chính quyền tại quê nhà và được bầu làm chủ tịch xã đầu tiên.Năm 1946: lên chiến khu Việt Bắc, chủ yếu làm báo, viết văn cho báo Văn nghệ, và báo Cứu quốc.Năm 1950: ông tham gia chiến dịch Biên giới. Năm 1951: trên đường đi công tác Nam Cao hy sinh. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAO Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAO Cuộc đời lao động nghệ thuật của Nam Cao với lý tưởng nhân đạo, lý tưởng CM và sự hy sinh cao cả của ông mãi là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chiến sỹ.Nam Cao được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I (1996). Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOCon người:Con người Nam Cao có ba đặc điểm chi phối sâu sắc các sáng tác của ông:+ Nam Cao có vẻ bề ngoàivụng về, ít nói, khuôn mặt lúc nào cũng lạnh lùng, khó gần gũi, nhưng bên trong, đời sống nội tâm của ông luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng.+ Nam Cao là một con người giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức và bị khinh miệt trong xã hội cũ.+ Nam Cao luôn suy tư về bản thân, về cuộc sống về đồng loại, thích đè lên những khái quát triết lí sâu sắc và mới mẻ. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOII - Quan điểm nghệ thuật:- Nghệ thuật phải vì con người:+Văn chương phải hướng về đời sống cơ cực của đông đảo quần chúng nghèo khổ.+ Văn chương chân chính phải có nôïi dung nhân đạo sâu sắc.+ Nghệ thuật đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm và không ngừng tìm tòi sáng tạo+ Ông coi sự cẩu thả trong nghề văn chẳng những là “bất lương” mà còn là “đê tiện”.Sau cách mạng Tháng Tám: Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOTheo ông được làm người một người công dân có ích cho kháng chiến cho đất nước có ý nghĩa hơn nhiều so với việc làm một nhà văn thiếu hiểu biết cuộc sống và con người .Nam Cao có quan niệm: “Sống rồi hãy viết” Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOIII - Sự nghiệp văn chương:+ Nam Cao sáng tác sớm, có thơ, truyện, kịch đăng báo từ những năm 1936.+ Bút danh : Nguyệt. Thuý Rư, Xuân Du, Nhiêu khê..* Những sáng tác thời kỳ đầu chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Có một số truyện ngắn có ý nghiã phê phán hiện thực nhưng chưa sâu sắc.+ Sự nghiệp văn học của Nam Cao thật sự bắt đầu từ năm 1941 với truyện ngắn xuất sắc được coi là kiệt tác: Chí Phèo. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOIII - Sự nghiệp văn chương:1 – Trước CMT8:Ông là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc.Đề tàiNgươì trí thức tiểu tư sản nghèo. Người nông dân. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOĐề tài người trí thức tư sản:Tác phẩm tiêu biểu: Những truyện không muốn viết. Trăng sáng.(Giăng sáng) Mua nhà. Truyện tình Quên điều độ. Cười. Nước mắt. Đời thừaTiểu thuyết: “Sống mòn” Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOĐề tài người trí thức tư sản:Nội dung:+ Phản ánh sinh động chân thực tình cảnh khốn khó, tủi buồn của người trí thức tiểu tư sản nghèo trong một xã hội ngột ngạt bế tắc.+ Đi sâu vào bi kịch tinh thần của con người có ý thức về sự sống, khao khát vươn lên một cuộc sống có ý nghĩa, muốn hoàn thiện nhân cách và sống bằng tình yêu thương nhưng bị đời sống thực tế cơm áo gạo tiền làm cho họ phải sống cuộc sống “đời thừa” vô nghĩa, phải “sống mòn” và bị xói mòn về nhân cách. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOĐề tài người trí thức tư sản:+ Ghi lại cuộc sống vật lộn tư tưởng của người tiểu tư sản đấu tranh với sự cảm dỗ của cuộc sống hưởng lạc và lối sống ích kỷ dung tục tiểu tư sản để vươn lên lẽ sống nhân đạo. Lên án mạnh mẽ cái XH ngộât ngạt bế tắc đã bóp nghẹt quyền sống và huỷ hoại tâm hồn con người. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOĐề tài người nông dânTác phẩm tiêu biểu:Chí Phèo Lão Hạc Một đám cưới Một bữa no Lang Rận Điếu văn Mua danhTư cách mõ Trẻ con không được ăn thịt chóDì Hảo; .. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOĐề tài người nông dânNội dung:+ Tỏ ra cảm thông sâu sắc với số phận khốn cùng của người nông dân trong XH nông thôn lúc đo,ù họ hoặc bị áp bức bất công hoặc bị hắt hủi, bị xúc phạm về nhân phẩm.+ Xoáy sâu vào tình trạng bất công ở nông thôn những người nông dân lương thiện càng hiền lành nhẫn nhục càng bị đạp dúi xuống, không cách gì cất đầu lên được. Nam Cao xứng đáng là “nhà văn của người nông dân”.Hạn chế: Trước CMT8 chưa thấy được sức mạnh & khả năng đổi đời của người nông dân. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAODù viết về đề tài gì, Nam Cao cũng quan tâm đến điều làm cho ông day dứt, đau đớn là tình trạng con người bị xói mòn nhân phẩm, thậm chí bị huỷ diệt cả nhân hình lẫn nhân tính . Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOIII - Sự nghiệp văn chương:2 – Sau cách mạng Tháng Tám 1945:+ Là cây bút văn xuôi nổi tiếng ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Tác phẩm tiêu biểu:“Nhật ký ở rừng” Bút ký : “Chuyện biên giới” Truyện ngắn “Đôi mắt” Là những sáng tác mở đầu cho nền văn xuôi cách mạng. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOIV - Phong cách nghệ thuật:+ Nam Cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lý nhân vật.+ Kết cấu truyện của Nam Cao rất chặt chẽ, ông theo dòng suy nghĩ của nhân vật mà kết cấu truyện, nên vẫn hợp lí chặt chẽ.+ Thành công trong lối đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật.+ Những truyện của Nam Cao có tính triết lí sâu sắc. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOIV - Phong cách nghệ thuật:+ Truyện của Nam Cao luôn thay đổi giọng điệu, trong đó có hai giọng điệu cơ bản: giọng tự sự lạnh lùng và giọng trữ tình sôi nổi tha thiết. Hai giọng văn đối lập nhau cứ chuyển qua lại, tạo nên những trang viết thú vị, lôi cuốn.+ Cách vào đề của tác phẩm tự nhiên, nhiều khi khá đột ngột, có tác dụng lôi cuốn người đọc đi vào trung tâm câu chuyện. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAONam Cao đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển phong phú của ngôn ngữ văn xuôi ở nước ta. Vơí Nam Cao, truyện ngắnViệt Nam thể hiện đầy đủ tính hiện đại, đồng thời đạt tới độ hoàn thiện. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOKẾT LUẬNCó thể nói Nam Cao là nhà văn đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Người có công hoàn thiện thể loại truyện ngắn, góp phần hiêïn đại hoá văn xuôi dân tộc bằêng những sáng tác đạt đến một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Tiết 98: Văn Học Sử TÁC GIA NAM CAOLUYỆN TẬP: Em có ấn tượng gì về tác gia Nam Cao? HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ: Câu hỏi SGK trang 202. Soạn bài “Chí Phèo”Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Việt Hà Môn văn – Lớp 11SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK“HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI ”NĂM 2007
File đính kèm:
- tac gia Nam Cao Ngu van11.ppt