Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 78, 79: Làm văn Bình luận văn học

I. Khái niệm :

 - Bình luận văn học là kiểu bài nghị luận tổng hợp viết ra để phát biểu ý kiến, nhận định, đánh giá về bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của một hiện tượng văn học .

-Những hiện tượng văn học thường được đưa ra để bình luận là : tác phẩm, tác giả, phong cách tác giả, trào lưu sáng tác, thể loại và những vấn đề về lý luận văn học .

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 78, 79: Làm văn Bình luận văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 78-79 – Làm vănBình luận văn học-------------------- I. Khái niệm : - Bình luận văn học là kiểu bài nghị luận tổng hợp viết ra để phát biểu ý kiến, nhận định, đánh giá về bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của một hiện tượng văn học .-Những hiện tượng văn học thường được đưa ra để bình luận là : tác phẩm, tác giả, phong cách tác giả, trào lưu sáng tác, thể loại và những vấn đề về lý luận văn học. A/ Khái luận chung :II/ Những yêu cầu để làm tốt bài bình luận văn học : - Xác định được yêu cầu cần bình luận.( Vấn đề gì? Câu nói nào ? )- Giải thích rõ nội dung vấn đề cần bình luận đề cập đến cái gì ( giá trị tư tưởng, nội dung xã hội, phong cách nghệ thuật).- Trên cơ sở hiểu rõ vấn đề cần bình luận, đưa ra nhận định về đặc điểm của hiện tượng văn học, bộc lộ thái độ tán thành, bổ sung (hay ngược lại). @/ Với kiểu bài bình luận tác phẩm văn học : * Tìm hiểu đề : - Xác định nội dung vấn đề cần bình luận.- Xác định phương pháp làm bài.- Xác định phạm vi tư liệu.*Dàn bài khái quát: I/ Mở bài : - Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm cần bình luận.- Nêu ý đánh giá khái quát về tác phẩm ( vấn đề cần bình luận ).- Dẫn đề ( nếu có). B/ Cách làm bài :II/ Thân bài : 1. Nêu nhận định về những nét độc đáo của tác phẩm trên từng bình diện ( nội dung, nghệ thuật).2.Nêu đánh giá về giá trị của tác phẩm ( xét trong các phạm vi từ hẹp đến rộng, từ hiện tại đến tương lai).III/ Kết bài :- Nêu những kết luận về vấn đề được bình luận.@/ Với kiểu bài bình luận một vấn đề văn học: I/ Mở bài : - Giới thiệu khái quát vấn đề cần bình luận.- Dẫn đề ( nếu có).II/ Thân bài : 1. Đề xuất ý kiến về vấn đề cần bình luận.2. Đánh giá vấn đề bằng quan điểm, nhận thức của bản thân ( vấn đề có tác dụng gì với bản thân – với xã hội ?Cái đẹp- cái mới của vấn đề so với thời đại ? ). *Đề 1 : Bình luận về tác phẩm “Vi hành” của Nguyễn Aí Quốc – Hồ Chí Minh.@/ Tìm hiểu đề:-Nội dung vấn đề cần bình luận : giá trị nội dung giàu tính chiến đấu và nghệ thuật châm sắc sảo, độc đáo của tác phẩm “Vi hành”.-Phương pháp : Phân tích, chứng minh, bình luận. -Phạm vi tư liệu : Tác phẩm “Vi hành”, các tài liệu tham khảo về tác phẩm. III. Thực hành @/ Lập dàn ý : I/ Mở bài : - “Vi hành” là một truyện ngắn của Nguyễn Aí Quốc viết và đăng trên báo “Nhân Đạo” Pháp ngày 19-2 -1923.-Có thể nói : “ Vi hành” là một tác phẩm đặc sắc về nghệ thuật, sâu sắc về nội dung, để lại nhiều ấn tượng cho độc giả II/ Thân bài : */Nêu nhận định vềà từng phương diện của tác phẩm.1. “Vi hành” là một tác phẩm có nội dung đả kích ø giàu tính chiến đấu cao.a- Tác phẩm vạch trần chân tướng của Khải Định –một ông vua bù nhìn, phản động.b- Tác phẩm gián tiếp lên án bản chất ,chính sách thuộc địa thâm độc giả dối của thực dân Pháp ở Việt Nam.c-Tác phẩm cũng còn gián tiếp phê phán nhận thức và lối sống thực dụng của người dân trong xã hội Tư sản Pháp.d- Bao trùm lên tất cả, tác phẩm thể hiện tấm lòng yêu nước của nhà văn. 2. “Vi hành” là một tác phẩm có bút pháp nghệ thuật châm biếm sắc sảo, độc đáo:a-Cách xây dựng tác phẩm bằng hình thức viết thưb.Cách tạo các tình huống nhầm lẫn ( biểu hiện- tác dụng ).c.Gịong văn châm biếm thâm thuý, nhẹ nhàng thể hiện đậm nét phong cách của nhà văn.*/Đánh giá về giá trị của tác phẩm: - “Vi hành” là một bằng chứng xuất sắc của sự kết hợp giữa văn chương và chính trị, bởi lẽ: + Nội dung chính trị mãnh liệt ( tư tưởng yêu nước; căm thù giặc; xót xa cho thân phận mất nước của người dân+ Hình thức văn chương đầy sáng tạo- tạo nên một kiểu cười nguyễn Aùi Quốc: thâm trầm – độc đáo.. III/ Kết bài : - “Vi hành” là một thành công trong sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo và xuất sắc của Nguyễn Aí Quốc .- Tác phẩm để lại những ấn tượng sâu sắc cho người đọc ở mọi thời đại . * Đề 2: Từ hình tượng của Tnú ( “Rừng xà nu” ) của Nguyễn Trung Thành đến Nguyệt ( “Mảnh trăng cuối rừng”) của Nguyễn Minh Châu, hãy bình luận về vẻ đẹp của con người Việt Nam thời chống Mỹ. @/ Tìm hiểu đề : - Nội dung vấn đề cần bình luận : Hình ảnh con người Việt Nam thời chống Mỹ.-Kiểu bài : Bình luận một vấn đề .- Phạm vi tư liệu : Nhân vật Tnú và nhân vật Nguyệt cùng các nhân vật khác của văn học chống Mỹ.@/ Dàn ý I/ Mở bài : - Văn học 1945-1975 luôn lấy đối tượng cơ bản là con người và cuộc sống con người Việt Nam ở cả hai giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ để phản ánh và miêu tả.- Đặc biệt trong những truyện ngắn : “Rừng xà nu”, “Mảnh trăng cuối rừng” thì vẻ đẹp của con người Việt Nam luôn được ngời sáng, mà tiêu biểu là nhân vật Tnú và nhân vật Nguyệt. II/ Thân bài : *Đề xuất nhận định về vấn đề cần bình luận :Tnú và Nguyệt là 2 nhân vật tiêu biểu cho hình ảnh của con người Việt Nam trong thời chống Mỹ. Đó là những con người : 1- Sống có lý tưởng.2- Yêu quê hương đất nước.3- Dũng cảm, kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm4- Có tình đồng đội, tình yêu lứa đôi trong sáng.=> Là những người anh hùng mang phẩm chất anh hùng. * Đánh giá vấn đề bằng quan điểm, nhận thức của bản thân :1. Tnú và Nguyệt là những hình mẫu tiêu biểu của thế hệ trẻ (nói riêng) và con người Việt Nam ( nói chung ) thời chống Mỹ2. Vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của họ có tác dụng giáo dục, động viên, kích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc trong thời đại chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. III/ Kết bài :-

File đính kèm:

  • ppt7879 BLVH.ppt