Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 74: Nghĩa của câu (Tiếp)

So sánh hai câu trong từng cặp câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới

a1) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

 (Nam Cao, Chí Phèo)

a2) Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

b1) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng

 (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)

b2) Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng

 

ppt16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 74: Nghĩa của câu (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 74 (Tieáng Vieät) Nghóa cuûa caâuSo sánh hai câu trong từng cặp câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dướia1) Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. (Nam Cao, Chí Phèo)a2) Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.b1) Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)b2) Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòngCâu hỏiHai câu trong mỗi cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là gì?Ngoài nội dung sự việc, anh (chị) thấy:+ Câu nào biểu lộ sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc?+ Câu nào biểu lộ sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc?+ Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc? PDSSĐTSSSự việc được nói đến trong câuThái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câuCặp a1 / a2Cặp b1 / b2Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏa1: Thể hiện sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (nhờ từ hình như)a2: Đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.b1: Thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy nhất định (nhờ từ chắc)b2: Đơn thuần đề cập đến sự việcNgười ta cũng bằng lòng (Nếu tôi nói)Nhận xétMỗi câu thường có hai thành phần nghĩa là: nghĩa sự việc và nghĩa tình tháiCác thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ mật thiết, trừ trường hợp câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.“Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến)Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.Tựa gối buông cần lâu chẳng được,Cá đâu đớp động dưới chân bèo.Thảo luận nhómNội dung: phân tích biểu hiện của nghĩa sự việc trong từng dòng thơ của bài thơ.Hình thức: thảo luận nhóm lớn (2 bàn)Thời gian: 6 – 7 phútPhân tích nghĩa sự việc ở từng dòng thơCâu 1: diễn tả hai sự việc – trạng thái: (Ao thu lạnh lẽo / nước trong veo)Câu 2: một sự việc – đặc điểm (thuyền – bé)Câu 3: một sự việc – quá trình (sóng – gợn)Câu 4: một sự việc – quá trình (lá – đưa vèo)Câu 5: hai sự việc – trạng thái (tầng mây – lơ lửng) - đặc điểm (trời – xanh ngắt)Câu 6: hai sự việc – đặc điểm (ngõ trúc – quanh co) - trạng thái (khách – vắng teo)Câu 7: hai sự việc – tư thế (tựa gối, buông cần)Câu 8: một sự việc – hành động (cá – đớp)Câu hỏiNghĩa sự việc của câu là gì?Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sự việc.Nghĩa sự việc thường được thể hiện ở thành phần ngữ pháp nào của câu? Nghĩa sự việc: thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:Câu biểu hiện hành độngCâu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểmCâu biểu hiện quá trìnhCâu biểu hiện tư thếCâu biểu hiện sự tồn tạiCâu biểu hiện quan hệ Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.GHI NHỚ Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.Bài tập 2:a, Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ kể, thực, đáng. Các từ ngữ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc. Nghĩa tình thái: công nhận sự “danh giá” là có thực nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (từ kể), còn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.b, Từ tình thái “có lẽ” thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn về sự việc (cả hai chọn nhầm nghề)c, Câu có hai sự việc và hai nghĩa tình thái.Sự việc thứ nhất: họ cũng phân vân như mình. Sự việc này cũng chỉ được phỏng đoán chưa chắc chắn (từ dễ = có lẽ, hình như,)Sự việc thứ hai: mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không. Người nói nhấn mạnh bằng ba từ tình thái đến, chính, ngay. Bài tập 3: Chọn từ ngữ thích hợp nhất có thể điền vào chỗ trống để câu sau thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, /.../ không phải là kẻ xấu hay là vô tình. (Theo Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)hình nhưcó thểhẳn lẽ nàohọa chăngĐáp ánBài tập về nhàPhân tích biểu hiện của nghĩa sự việc trong từng dòng thơ của bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương.Soạn bài “Hầu trời” (Tản Đà).

File đính kèm:

  • pptNghia cua cau(2).ppt