Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 49: Đời thừa - Nam Cao

Kiểm tra bài cũ: Dựa vào nội dung truyện ngắn Đời thừa, hãy cho biết ý nghĩa của hai chữ “Đời thừa”. Việc tự ý thức tình trạng sống “thừa” như thế cho thấy đặc điểm gì ở nhân vật trí thức của Nam Cao?ĐÁP ÁN:

Cảnh báo về một tình trạng kiểu tha hóa của người trí thức nghèo trong XH cũ; Tình cảnh sống đầy bi kịch: vô ích vô nghĩa, mòn mỏi.

Người trí thức trong tác phẩm của Nam Cao cảm nhận và ý thức được nỗi đau sống trong cảnh “đời thừa” bởi họ luôn khao khát sống có ích, có nghĩa, có giá trị.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 49: Đời thừa - Nam Cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP THỂ LỚP CHÀO MỪNG 2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comKiểm tra bài cũ: Dựa vào nội dung truyện ngắn Đời thừa, hãy cho biết ý nghĩa của hai chữ “Đời thừa”. Việc tự ý thức tình trạng sống “thừa” như thế cho thấy đặc điểm gì ở nhân vật trí thức của Nam Cao?ĐÁP ÁN:Cảnh báo về một tình trạng kiểu tha hóa của người trí thức nghèo trong XH cũ; Tình cảnh sống đầy bi kịch: vô ích vô nghĩa, mòn mỏi.Người trí thức trong tác phẩm của Nam Cao cảm nhận và ý thức được nỗi đau sống trong cảnh “đời thừa” bởi họ luôn khao khát sống có ích, có nghĩa, có giá trị.2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comNAM CAO 1917-1951NGỮ VĂN 11 CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAOTIẾT 49GV: Ngô Văn Khánh Trường THPT NGUYỄN TRÂN 2/4/2017Vankhanh67@Gmail.com NỘI DUNG BÀI HỌCI. CUỘC ĐỜI 1 . Tiểu sử 2. Con ngườiII. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 1. Quan điểm nghệ thuật 2. Các đề tài chính của Nam Cao 3. Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao III. KẾT LUẬN 2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comI. TÁC GIẢ1. Tiểu sử * Xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của Nam Cao với cái tên làng Vũ Đại * Một vùng đồng chiêm trũng, đất ít, dân đông, quanh năm nghèo túng và chịu sự đàn áp của bọn cường hào, ác bá NHÀVĂN, LIỆT SĨ NAM CAONam Cao(1917-1951)tên khai sinh: Trần Hữu TriQuê làng Đại Hoàng tổng Cao Đa,ø huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân ( Nay là xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam)2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comNHÀ NAM CAONHÀ NAM CAO TRƯỚC NĂM 19422/4/2017Vankhanh67@Gmail.com - Học hết bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn tìm cách xuất dương du học do ốm đau ông phải về quê. Sau đó dạy tư thục ở Hà Nội -1943 tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc -8-1945 về quê tham gia Tổng khởi nghĩa -1946 tham gia Nam tiến -1950 tham gia chiến dịch Biên Giới -11-1951 hi sinh trên đường vào công tác vùng địch hậu2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comMỘ NAM CAO2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comBÀN THỜ NAM CAO TẠI KHU LƯU NIỆM 2/4/2017Vankhanh67@Gmail.com 2. Con ngườiBa đặc điểm chi phối sâu sắc các sáng tác của Nam Cao Đời sống nội tâm luôn luôn sôi sục, luôn thường trực ý thức sống xứng đáng với danh hiệu CON NGƯỜI -> thể hiện trong các tác phẩm viết về người trí thức nghèo Giàu ân tình đối với người nghèo khổ bị áp bức theo ông “Không có tình thương đối với đồng loại thì không đáng gọi là người” (Đời thừa) Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, khái quát những triết lí sâu sắc và đầy tâm huyết2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comII. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC Quan điểm nghệ thuậtQuan niệm về nghề văn+ Nghề văn là một nghề cao quí, nhà văn phải có lương tâm trách nhiệm. + Viết văn là lao động sáng tạo.Quan điểm VH hiện thực chủ nghĩa+ Phản ánh chân thật cuộc sống trên lập trường của chủ nghĩa nhân đạo.+ Không chỉ mô tả hiện thực mà còn phải phân tích, giải thích cuộc sống.+ Phải nhìn người bằng đôi mắt của tình thương và sự cảm phục mới thấu hiểu bản chất của con người.+ Coi trọng vai trò của chủ thể sáng tác.2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comII. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 2. Các đề tài chính của Nam CaoĐề tài người trí thức nghèo- Phản ánh chân thực cuộc sống túng quẫn, mòn mỏi của những người trí thức với gánh nặng áo cơm - Đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của người trí thức – Bi kịch của con người có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, khao khát sống có ý nghĩa, có hoài bão, có nhân cách nhưng vì điều kiện nặng nề của thực tế đời sống mà bị rơi vào tình trạng sống mòn, đời thừa, vỡ mộng2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comII. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 2. Các đề tài chính của Nam Caob. Đề tài người nông dân nghèo- Nhà văn am hiểu tường tận và cảm thông sâu sắc với những cuộc đời khốn cùng, bênh vực những người nông dân nghèo khổ bị chà đạp, ức hiếp, bị xã hội xúc phạm nhân phẩm.- Lên án, tố cáo xã hội cũ chà đạp nhân phẩm con người, đẩy con người vào bần cùng hoá, lưu manh hoá.- Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân nghèo.2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comII. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC 3. Nghệ thuậït viết truyện của Nam Cao- Nam cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật.- Tính triết lí sâu sắc.- Luôn thay đổi giọng điệu.2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comIII. KẾT LUẬNNam Cao là một cây bút lớn với nhiều tác phẩm thể hiện sự tìm tòi độc đáo những sáng tạo mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật.- Ông có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa nửa đầu thế kỉ XX. Cuộc đời Nam Cao là tấm gương sáng về tinh thần phấn đấu, tu dưỡng tư tưởng và nhân cách của một nhà văn Cách mạng.2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comẢNH GIỚI THIỆU PHIM PHÓNG TÁC TỪ CÁC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comLuyện tậpCác khái niệm “sống mòn”, “chết khi đang sống”, “đời thừa” có nội dung chung là gì?A. Đó là sự sống chết về tinh thần của con ngườiB. Đó là sự sống chết về mặt sinh vậtC. Cả hai đáp án trên2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comTư tưởng chi phối các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao (dù viết về đề tài người trí thức nghèo hay người nông dân nghèo) là gì? ĐÁP ÁN: Nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comTỪ TÁC PHẨM CỦA NAM CAO HÃY GỌI TÊN CÁC HÌNH ẢNH SAUCẢNH THỊ NỞ BƯNG BÁT CHÁO HÀNH CHO CHÍ PHÈO (PHIM: LÀNG VŨ ĐẠI NGÀY ẤY)TRANH: ĐÊM TRĂNG LÀNG VŨ ĐẠI (HỌA SĨ MAI LONG)2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comDẶN DÒ Học bài, làm các bài tập 2,3,5 trong sách bài tập Chuẩn bị bài mới: Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí ( sưu tầm một số tờ báo và tìm trong đó những cách diễn đạt thiếu trong sáng)2/4/2017Vankhanh67@Gmail.comTIẾT HỌC KẾT THÚC.TẬP THỂ LỚP KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ GIÁO!Chân thành cảm ơn:Ban quản lí Khu lưu niệm NHÀ VĂN, LIỆT SĨ NAM CAO (Huyện Lí Nhân,Tỉnh Hà Nam)VanKhanh67 @ Gmail. com2/4/2017Vankhanh67@Gmail.com

File đính kèm:

  • pptGADT.ppt