* Cuộc đời:
- Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
- Sinh tại Hà Nội, gốc Hưng Yên, gia đình “nghèo truyền thống” (Ngô Tất Tố)
- Sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn, làm báo.
- Cuộc đời ngắn ngủi, nghèo túng, bệnh tật.
25 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 45&46: Đọc vănHạnh phúc của một tang gia(Trích: Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)Soạn giảng: Nguyễn Đình Tuân Kiểm tra bài cũ Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?- Vì sao nói cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh tượng xưa nay chưa từng có? I. Đọc-tìm hiểu chung1. Tác giả:Nêu vài nét ngắn gọn về tác giả Vũ Trọng Phụng?* Cuộc đời:- Vũ Trọng Phụng (1912-1939) Sinh tại Hà Nội, gốc Hưng Yên, gia đình “nghèo truyền thống” (Ngô Tất Tố) Sống chật vật, bấp bênh bằng nghề viết văn, làm báo.- Cuộc đời ngắn ngủi, nghèo túng, bệnh tật.* Sự nghiệp sáng tác: - Đồ sộ, sức sáng tạo dồi dào với nhiều thể loại, ông vua phóng sự Bắc Kì. - Tác phẩm chính: SGK=> Sáng tác của VTP toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối thối nát đương thời bằng phương pháp nghệ thuật độc đáo.Giá trị nổi bật trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng là gì?2. Tác phẩm “Số đỏ”:- Hoàn cảnh sáng tác: 1936 - năm đầu của mặt trận dân chủ Đông Dương, không khí đấu tranh sôi nổi, chế độ kiểm duyệt sách báo khắt khe của chính quyền thực dân tạm thời bị bãi bỏ -> tạo điều kiện cho nhà văn công khai, mạnh mẽ vạch trần thực chất thối nát, giả dối, bịp bợm của các phong trào “Âu hoá”, “Thể thao”...- Tóm tắt tác phẩm: SGK- Giá trị nội dung: đả kích sâu cay xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời.- Giá trị nghệ thuật: nghệ thuật trào phúng đặc sắc, mỗi chương là một màn hài kịch, mỗi nhân vật là một chân dung biếm hoạ xuất sắc.3. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”. - Xuất xứ: chương XV-Tiểu thuyết Số đỏ - Tóm tắt đoạn tríchII. Đọc – hiểu văn bản:Theo em, mâu thuẫn trào phúng của truyện thể hiện ở những chi tiết nào?1. Nhan đề chương truyện:Hạnh phúcTang giaNiềm vui sướng của con người khi đạt được những ước nguyện trong cuộc sống -> sung sướngNhà có người thân ra đi mãi mãi -> mất mát không gì bù đắp được=> Hạnh phúc và tang gia lại song hành với nhau, gắn kết với nhau. Thật bi hài, đáng cười.2. Niềm hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyếna. Nguyên cớ của tấn bi hài kịch- Cụ cố Tổ chếtTờ di chúc của cụ vào thời kì thực hànhGia tài kếch xù của cụ được chia cho các con cháu => Đây là điều mà đám con cháu của cụ đang mong mỏi. Nên cả gia đình, từ già đến trẻ, từ con đến cháu, ai ai cũng vui vẻ, sung sướng, hạnh phúc.b. Niềm vui của những thành viên trong gia đình cụ cố Tổ- Cụ cố Hồng:+ Được nói câu nói quen thuộc.+ Mới 50 tuổi, nhưng muốn được gọi là cụ cố.+ Nằm một chỗ, mơ màng đến lúc mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy vừa ho khạc vừa mếu diễn trò ốm yếu giữa đường phố để cho thiên hạ phải trầm trồ...=> Đúng là một bức hí hoạ về một con người ngu dốt, háo danh.+ Được chia phần gia tài nhiều nhất- Ông Văn Minh: “phân vân”,“đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu rứt tóc” => nhưng không phải vì cái chết của ông nội, mà vìLàm thế nào để chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hànhXử trí với Xuân tóc đỏ ra sao khi hắn có “2 cái tội nhỏ”, “1 cái ơn to”.=> Cái đáng cười: thái độ, vẻ mặt của Văn Minh vô tình hợp với cảnh gia đình có tang.=> Nhà văn muốn vạch trần bản chất giả dối, bất nhân của hắn.- Bà Văn Minh: được mặc bộ đồ xô gai tân thời và được dịp lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất. - Cô Tuyết: được dịp mặc bộ y phục ngây thơ=> Bi hài: cái chết và đám tang của cụ Tổ là cơ hội, sàn diễn để bà Văn Minh và cô Tuyết thể hiện, trưng diện, chứng minh mình còn Trinh tiết.=> Giọng văn: mỉa mai đã phô bày sự lố bịch, thiếu văn hoá, vô đạo đức của 2 đứa cháu quý hoá. - Ông Phán mọc sừng: sung sướng vì cái sừng hươu vô hình trên đầu có giá trị đến thế.=> Điều đáng cười ở ông Phán: 1 gã đàn ông bị vợ cắm sừng mà không thể làm gì, không biết nhục, không thấy xấu hổ, trái lại còn tự hào về giá trị đôi sừng -> đúng là kẻ trục lợi, vô lương tâm, không biết liêm sỉ.- Cậu tú Tân: sướng điên người vì được dùng đến cái máy ảnh mới mua => hài hước: mong ông chết để thực hiện thú chơi, sở thích của mình -> một người vô lương tâm.c. Những người ngoài gia đình- Hai viên cảnh sát: đang thất nghiệp được thuê giữ trật tự cho đám tang thì sung sướng cực điểm.- Những ông bạn cụ cố Hồng: vui sướng vì được dịp khoe đủ mọi thứ huân huy chương, khoe các kiểu râu => Cái cười: họ phô trương không đúng chỗ.- Sư cụ Tăng Phú: sung sướng mà vênh váo vì “ sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo”=> Chi tiết hài hước: sư không đến làm lễ, cầu cho người chết mà để thiên hạ nhận ra mình với thành tích oái oăm: sư mà lại đánh đổ được Hội Phật giáo? => Nhận xét:Đó là gia đình đại bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa. Những kẻ được coi là văn minh, âu hoá thực chất chỉ là lũ đồi bại về đạo đức. Cả cái xã hội thượng lưu ấy đều giả dối, lố lăng, vô đạo đức. 3. Cảnh “đám ma gương mẫu”- Một đám ma to được tổ chức theo cả lối Ta,Tầu, Tây...=> đám ma hổ lốn, đám ma như đám rước.- Người đi đưa: đủ mọi thành phần, từ già đến trẻ, từ cảnh sát đến sư sãi, từ thằng lưu manh đến nhà cải cách,..đặc biệt là 2 đám: bạn cụ cố Hồng và đám trai thanh gái lịch bạn của cô Tuyết, cô Hoàng hôn.=> Cái cười: toát ra từ hành vi, dáng điệu, ngôn ngữ, bởi họ đi đưa ma lại vừa chim nhau, cười tình với nhau, tán tỉnh nhau, bình phẩm, chê bai nhau, khoe râu, huân huy chương. Đám ma thành đám diễn trò bịp bợm. Sự lố lăng, đồi bại, vô văn hoá được khoác bên ngoài vẻ quý phái.- Hàng phố nhốn nháo khen đám ma to, chú ý vào những kiểu quần áo của tiệm may âu hoá => họ cũng bát nháo bởi không phân biệt được đúng, sai, phải trái, thật giả...- Lời bình: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu”=> Cái cười sung sướng kia là cái cười của người chết khi không còn phải sống cùng lũ con cháu khốn nạn, cái cười ra nước mắt. Cái gật gù phải chăng người chết đã tỉnh ngộ, đã thấu hiểu sự tha hoá, vô lương tâm của đám con cháu.- Cái thiếu duy nhất: tình cảm yêu thương chân thành cho người quá cố => sự xuống cấp về đạo đức. - Điệp khúc “Đám cứ đi”=> ý nghĩa hài hước đặc biệt:đám ma to, dòng người vẫn cứ chuyển động, nhưng quan sát từng con người, cử chỉ, câu nói...thì thấy họ không hề đi đưa ma mà đang đi trong 1 đám rước -> tác giả muốn phơi bày trước thanh thiên bạch nhật tất cả cái giả dối của xã hội thượng lưu vô đạo đức.4. Cảnh hạ huyệt:Bi hài- Cậu tú Tân: bắt mọi người phải diễn thế này thế nọ để chụp ảnh.- Ông Phán mọc sừng: khóc oặt người mãi không thôi, nhưng kín đáo dúi vào tay Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư để trả công ( thời điểm đau xót nhất, ông cháu rể đã tranh thủ tiến hành 1 vụ làm ăn, tỏ ra mình là người giữ chữ tín)=> Tiếng cười toát ra từ hành động diễn xuất đại tài của ông Phán. Đây đúng là đỉnh điểm của sự trào lộng.III. Tổng kết- Qua tác phẩm, tác giả đã phê phán mãnh liệt bản chất giả tạo, lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị trước cách mạng tháng 8. - Vạch trần sự thật xấu xa của cái gọi là âu hoá, văn minh, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức của 1 bộ phận người dân trong xã hội lúc bấy giờ.IV. Củng cố, dặn dò. - Đọc lại tác phẩm, nắm chắc nội dung và nghệ thuật- Chuẩn bị Tiếng Việt Giây phút “hạnh phúc” Đứa con “đại hiếu” Đứa cháu “có hiếu nhất” Bà Văn Minh Cô Tuyết Ông Phán mọc sừng Cậu tú Tân
File đính kèm:
- Hanh phuc cua mot tang gia(11).ppt