Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 42: Chữ người tử tù (tiếp)

• Tác giả : Nguyễn Tuân

2.Tác phẩm Vang bóng một thời và

 truyện ngắn Chữ người tử tù

II. Đọc hiểu văn bản

 1. Vài nét về nghệ thuật thư pháp

 2.Hình tượng nhân vật Huấn Cao

 

ppt13 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 42: Chữ người tử tù (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 42: Chữ người tử tù (tiếp) Nguyễn TuânI. Giới thiệu chung Tác giả : Nguyễn Tuân2.Tác phẩm Vang bóng một thời và truyện ngắn Chữ người tử tùII. Đọc hiểu văn bản 1. Vài nét về nghệ thuật thư pháp 2.Hình tượng nhân vật Huấn Cao 3. Nhân vật quản ngụcTrước khi Huấn Cao bị giải đến đề lao: + Dặn lính canh phòng Là người tận tuỵ và có trách nhiệm với công việc + Bảo ngục tốt quét dọn lại buồng giam Bày tỏ tình cảm kín đáo với Huấn Cao + Có sở thích cao đẹp Khi gặp Huấn cao : + Làm trái với phong tục nhận tù hàng ngày : nhìn tù nhân với cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể. + Biệt nhỡn riêng với Huấn Cao : . Dâng rượu thịt . Bị khinh bạc vẫn ân cần chu đáo, không trả thù . Lời nói cung kính, lễ độ . Khi nghe tin Huấn Cao bị giải vào kinh mặt tái nhợt đi Khi được Huấn cao cho chữ: Khúm núm, trân trọng cái đẹp- Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao: Quản ngục cảm động, nhận thức và bị Huấn Cao cảm phục: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Quản ngục cúi đầu trước Huấn Cao là một hành động đẹp - đó là cái cúi đầu trước cái đẹp. Viên quản ngục đã bỏ qua tất cả địa vị, tự kỉ cá nhân. ở đây ông chỉ còn niềm tin, niềm trân trọng đối với người tài. Quản ngục là con người có thiên lương trong sáng, một tâm hồn luôn khao khát và hướng tới cái đẹp dù sống trong hoàn cảnh xô bồ của nhà ngục tối tăm.4. Cảnh cho chữ4. Cảnh cho chữKhông gian : Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Sự dơ bẩn, tầm thường, nơi tội ác ngự trị.-Thời gian: Đêm khuya bóng tối ngự trị Khung cảnh cho chữ kì lạ.- Con người: + Người cho chữ - Huấn Cao: một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ ung dung, toàn tâm toàn ý. + Người xin chữ - Quản ngục: khúm núm, trân trọng, nâng niu + Thơ lại: gày gò, run run bưng chậu mực Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có Con người đã vượt qua ranh giới, địa vị. ở đây có sự thay bậc đổi ngôi: + Huấn cao: Bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về nhân cách. + Quản ngục: Tự do về nhân thân nhưng bị cầm tù về nhân cách. Nhà văn muốn gửi gắm: cái tài, cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái xấu, cái ác, cái bạo tàn.Cái đẹp trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng vươn lên để chiến thắng. Nghệ thuật: Đối lập + Phòng giam tối tăm / ánh sáng của bó đuốc và tấm lụa trắng. + Mùi hôi thối của phân chuột, phân gián / mùi thơm của mực. + Đối lập giữa con người Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp. Huấn Cao khuyên Quan ngục thay đổi chỗ ở: “ Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn.... Tôi bảo thực đấy,thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở, thày hãy thoát khỏi cái nghề này đi, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc cái đời lương thiện đi.” Vì cái đẹp có thể sản sinh từ ngục tù, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể cùng chung sống với tội ác. Con người chỉ có thể và xứng đáng được hưởng cái đẹp khi giữ được thiên lương. Lời khuyên của Huấn cao như một chúc thư về lẽ sống trước khi ông đi vào cõi bất tử. Tiếng nói của Huấn Cao hay là tíng nói của cái đẹp, của tấm lòng thức tỉnh con người.III. Tổng kết1. Nghệ thuật Bút pháp hiện thực và lãng mạnNgôn ngữ : cổ điển và hiện đạiNghệ thuật tả người, dựng cảnh đối lập, tương phản.Tình huống truyện độc đáo.2. Nội dung Tác phẩm là bài ca ca ngợi một nghệ sĩ tài hoa, nhân cách cao đẹp, ca ngợi thiên lương của con người; là lời tâm sự kín đáo thể hiện tấm lòng yêu nước của Nguyễn Tuân.

File đính kèm:

  • ppttiet 42 chu nguoi tu tu nguyen tuan.ppt