Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 40: Ngữ cảnh

Chị Tí- người bán hàng nước- chị nói với những người bạn nghèo: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm.

Chị nói vào một buổi tối, tại một phố huyện nhỏ, trong lúc chờ khách hàng.

Rộng hơn là bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 40: Ngữ cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng quý thầy, côvề dự hội giảng TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG Chào đón các em đến với bài họcTRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG GIA LAITổ: Ngữ văn Ngữ CảnhGiáo viên thực hiện : Mai Thị HuyềnTiết 40: NGỮ CẢNHI/ KHÁI NIỆM:* Tìm hiểu câu nói: " Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ"- Câu nói của ai nói với ai?- Câu nói được nói lúc nào? ở đâu? - Họ - chỉ những ai? - Chưa ra là theo hướng từ đâu đến đâu?- Muộn là khoảng thời gian nào?- Chị Tí- người bán hàng nước- chị nói với những người bạn nghèo: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm.- Chị nói vào một buổi tối, tại một phố huyện nhỏ, trong lúc chờ khách hàng. Rộng hơn là bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.- Họ: Mấy người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ, người nhà thầy Thừa. - Lúc chập tối, thấy họ chưa ra ( từ huyện ra phố) chị Tí đã cho là muộn  Sự khát khao mong đợi khách hàng của chị Tí và những người dân nghèo khổ nơi đây.Tiết 40, Tiếng Việt: ( Hai đứa trẻ - Thạch Lam) NGỮ CẢNHI/ KHÁI NIỆM:* Ngữ cảnh: Tiết 40, Tiếng Việt: Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ, mà ở đó: - Người nói (người viết) sản sinh lời nói thích ứng. - Người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng và đầy đủ lời nói. Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.II/ CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH:* Xét ví dụ ở mục 1:- Người nói : Chị Tí ( chủ thể phát ngôn); - Người nghe: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm. Các nhân vật giao tiếp.- Chị nói câu đó ở phố huyện nghèo vào một buổi tối Bối cảnh giao tiếp hẹp.- Rộng hơn nữa: câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng  Bối cảnh giao tiếp rộng.- Câu nói của chị Tí đề cập đến “mấy người phu gạo hay phu xe, mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy Thừa đi gọi chân tổ tôm.” Hiện thực được nói đến.- Những từ ngữ, câu văn ,đi trước và sau câu nói của chị Tíù Văn cảnh. Các nhân tố của ngữ cảnh.Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHII/ CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH:2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:1. Nhân vật giao tiếp:a. Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống): thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp cụ thể.b. Bối cảnh giao tiếp rộng ( bối cảnh văn hoá): Bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, địa lí, phong tục, thể chế chính trịở bên ngoài ngôn ngữ.c. Hiện thực được nói đến: Tạo nên đề tài, nghĩa sự việc cho câu nói. (nội dung câu nói)Quan hệ vị thế của họ luôn chi phối nội dung và hình thức của phát ngôn Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNH3. Văn cảnh: Gồm tất cả những yếu tố ngôn ngữ ( từ, ngữ, câu nói...cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó ). Là những người tham gia giao tiếp.* Ví dụ: Xét văn bản " Chiếu cầu hiền"( Ngô Thì Nhậm)- Nhân vật giao tiếp:+ Người nói( người viết): Ngô Thì Nhậm, viết thay vua Quang Trung.+ Người nghe(người đọc): Sĩ phu Bắc Hà, những trí thức của triều đại cũ.- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:+ Rộng: Xã hội phong kiến thời loạn lạc, nhiều biến động: vua Lê - chúa Trịnh, quân Thanh xâm lược, Quang Trung lên ngôi, triều Tây Sơn.+ Hẹp: Năm 1788-1789, vua Quang Trung kêu gọi trí thức Bắc Hà nhận thức được thực tế lịch sử, ra làm việc giúp dân, giúp nước. + Hiện thực được nói đến: Nội dung (thuyết phục người hiền: vai trò của người hiền, yêu cầu của đất nước, chính sách cầu hiền,...)Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNH- Văn cảnh: Toàn bộ các yếu tố ngôn ngữ (từ ngữ, câu, đoạn) trước đó.Câu nói: " Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết."Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHIII/ VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:  Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ để tạo lập lời nói, câu văn.1. Đối với người nói (người viết) - Quá trình tạo lập văn bản: Bối cảnh hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu( 1897), toàn quyền Pháp Pôn Đu-me đã cùng vợ đến dự. - Bối cảnh rộng: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX. Chi phối cách dùng từ ngữ, phép đối: Trường Nam thi lẫn với trường Hà, lọng cắm rợp trời >< mụ đầm ra... sự lộn xộn, lố bịch, thiếu tôn nghiêm của trường thi. Ví dụ: Văn bản Vịnh khoa thi Hương (Tú Xương)Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHIII/ VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:  Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội lời nói, câu văn theo đúng nội dung, ý nghĩa, mục đích của nó.2. Đối với người nghe (người đọc) - Quá trình lĩnh hội văn bản:Người đọc phải đặt bài thơ vào bối cảnh ( hoàn cảnh sáng tác):- Nhiều lần vào Huế đi thi, qua những vùng cát Quảng Bình, Quảng Trị. - Trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời Nguyễn: chế độ phong kiến suy tàn, bộc lộ những trì trệ và bảo thủ. Thấy được: sự chán nản của tác giả khi phải tự hành hạ thân xác để theo đuổi con đường danh lợi khó khăn, vô nghĩa; mong tìm một hướng đi mới để thực hiện lí tưởng của mình.Ví dụ: Văn bản Sa hành đoản ca (Cao Bá Quát).Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHNhân vật giao tiếpBối cảnh ngoàingôn ngữ Văn cảnhCác bên tham gia giao tiếp - có tác động trực tiếp đến nội dung - hình thức của phát ngôn.- Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa xã hội)- Bối cảnh giao tiếp hẹp ( bối cảnh tình huống)- Hiện thực được nói đến (tạo đề tài và nghĩa sự việc cho phát ngôn )Toàn bộ những yếu tố ngôn ngữ cùng xuất hiện trong văn bản, đi trước hoặc sau phát ngôn. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH:Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHĐối với người nói ( người viết)Đối với người nghe( người đọc) Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ để tạo lập lời nói, câu văn Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội lời nói, câu văn theo đúng nội dung, ý nghĩa, mục đích của nó.VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNH* GHI NHỚ: ( SGK tr 105) IV/ LUYỆN TẬP: Các chi tiết được miêu tả trong hai câu văn "Tiếng phong hạc phập phồng... muốn ra cắn cổ"( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Bài tập 1/ tr 106:  Đều bắt nguồn từ hiện thực, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch đến đã phong thanh 10 tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi; nhân dân thấy rõ hình ảnh dơ bẩn của kẻ thù và vô cùng căm ghét chúng.Bối cảnh: chi phối đến nội dung và hình thức của phát ngôn. 1. Luyện tập ở lớp: Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHBài tập 3/ tr 106: Những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương):- Bà làm nghề buôn bán nhỏ, vất vả, tần tảo: Quanh năm buôn bán...- Bà là người phụ nữ đảm đang tháo vát: Nuôi đủ năm con ...- Bà là người phụ nữ rất mực dịu hiền, yêu thương chồng con, lặng thầm hy sinh: lặn lội thân cò...,một duyên hai nợ..., năm nắng mười mưa... Hoàn cảnh sống của gia đình oÂng Tú (ngữ cảnh) là cơ sở  xây dựng hình ảnh bà Tu ù( Hiện thực được nói đến).Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHBài tập 2/ tr 106: Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. ( Tự tình (bài II )- Hồ Xuân Hương)- Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập, người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi trong nỗi xót xa, buồn tủi vì duyên phận trắc trở, lận đận.  Câu thơ là sự diễn tả tình huống (Không gian, thời gian, cảnh ngộ và tâm trạng); còn tình huống là cơ sở hiện thực tạo nên đề tài( nội dung) câu thơ.Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHBài tập bổ sung: Câu nói: " Tao biết mày phải...nhưng nó lại phải...bằng hai mày!" (Truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày”). - Văn cảnh: Toàn bộ phần văn bản trước đó. - Nhân vật giao tiếp: - Bối cảnh giao tiếp: + Rộng: Xã hội Việt Nam thời phong kiến: nhiều bất công, vô lý. + Hẹp: Chốn công đường, trước sự chứng kiến của nhiều người.- Hiện thực được nói đến: + Với mọi người: Ngô đúng bằng hai lần Cải, chân lí thuộc về Ngô. + Với Cải(thông báo ngầm): Ngô lót tiền cho thầy gấp hai lần Cải.+ Người nghe: Cải, Ngô, công chúng... + Người nói: Thầy lý.Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNH * DẶN DÒ: Học sinh học thuộc phần ghi nhớ, làm các bài tập chưa làm. Chuẩn bị bài: Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)2. Luyện tập ở nhà: - Làm tiếp các bài tập: 4, 5/ tr106 sgk.* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: Vận dụng kiến thức về ngữ cảnh: + Phân tích các nhân tố của ngữ cảnh chi phối đến việc tạo lập văn bản + Phân tích các nhân tố của ngữ cảnh chi phối việc tiếp nhận văn bản. Ví dụ: Bài ca dao Mười tay, các câu ca dao tỏ tình..., câu nói của Chí Phèo( Chí Phèo - Nam Cao), của Huấn Cao( Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân)...Tiết 40, Tiếng Việt: NGỮ CẢNHTrân trọng cảm ơn quý thầy cô và các em đã chú ý lắng nghe. XIN KÍNH CHÀO VÀ HẸN GẶP LẠI !

File đính kèm:

  • pptNgucanh_moi.ppt