Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiếng việt: Ngữ cảnh

 “Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao? Đã đành hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng, hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở như thăm dò. Thị vẫn im lặng cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ cả người. Hắn bảo thị:

 - Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?”

 

ppt23 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Tiếng việt: Ngữ cảnh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngữ cảnh Tiếng Việt:Người thực hiện : Phạm Thanh HàTrường THPT Hà Trung – Thanh Hoá.Ngữ cảnh I. Khái niệm ngữ cảnh. II. Các nhân tố của ngữ cảnh. III. Vai trò của ngữ cảnh. IV. Luyện tập.Ngữ cảnh I. Khái niệm ngữ cảnh: * Cho hai ví dụ: Ví dụ 1: “Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?” Ví dụ 2: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” Nếu tình cờ nghe được một trong hai câu trên, có thể hiểu rõ nội dung của nó hay không?- Tình huống 1:Ngữ cảnh “Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và doạ nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, doạ nạt nữa thì sao? Đã đành hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng, hắn cũng có thể không làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở như thăm dò. Thị vẫn im lặng cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ cả người. Hắn bảo thị: - Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?”- Tình huống 2: Đặt mỗi câu vào bối cảnh cụ thể của nó.Ngữ cảnh “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tý và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tý. Thêm một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe. Chị Tý phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói: - Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?”.Ngữ cảnh * Sau khi đặt mỗi câu vào bối cảnh cụ thể của nó, giúp em hiểu điều gì? Câu trên là do ai nói ? - Nói câu đó với ai ? - Câu ấy được nói ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong tình huống nào ? - Nói về chuyện gì ?Bối cảnh của câu nóiNgữ cảnhQua việc tìm hiểu ví dụ, em rút ra nhận xét gì? Mỗi câu đều được sản sinh ra trong một bối cảnh nhất định và chỉ được lĩnh hội đầy đủ, chính xác trong bối cảnh của nó. Bối cảnh đó được gọi là ngữ cảnh.Ngữ cảnhNgữ cảnh là gì?Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ : ð Làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập lời nói. ð Làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. Ngữ cảnhII. Các nhân tố của ngữ cảnh: Căn cứ vào hai ví dụ trên em hãy cho biết các nhân tố của ngữ cảnh là gì? * Các nhân tố của ngữ cảnh gồm : ð Nhân vật giao tiếp. ð Bối cảnh ngoài ngôn ngữ. ð Hiện thực được nói tới. ð Văn cảnh.Ngữ cảnh 1. Nhân vật giao tiếp: Là những người tham gia hoạt động giao tiếp: * Người nói – người nghe (trực tiếp) * Người viết – người đọc (gián tiếp) 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ: (Hoàn cảnh diễn ra quá trình giao tiếp ). Ví dụ: Câu nói của chị Tý với những người bạn nghèo, vào một buổi tối ở một phố huyện nhỏ, khi mọi người đang chờ khách.  Bối cảnh hẹp là hoàn cảnh giao tiếp cụ thể: thời gian, địa điểm phát sinh câu nói cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh.Ngữ cảnh Ví dụ : Cảnh phố huyện tối tăm, buồn tẻ, khách ít ỏi, những người bán hàng ế kháchcho thấy đời sống của người dân nghèo trong xã hội VN trước cách mạng tháng Tám rất nghèo khổ, tăm tối, không hạnh phúc, không tương lai  Bối cảnh rộng: Là bối cảnh văn hoá, chính trị, xã hội của cuộc giao tiếp.Ngữ cảnh3. Hiện thực được nói tới:Ví dụ: Hiện thực được nói tới trong câu nói của chị Tý là: những chú lính lệ, những người phu xe, phu gạo, những người nhà thầy thừa chưa ra đến hàng của chị uống nước, hút thuốc như mọi khi. - Là nội dung giao tiếp. - Là vấn đề được nói tới trong quá trình giao tiếp. Nó tạo nên nghĩa sự việc của câuNgữ cảnh4. Văn cảnh:Ví dụ: Trong bài “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến), có câu: “Tựa gối buông cần lâu chẳng được” Tác giả không cần viết đầy đủ là “cần câu” người đọc vẫn hiểu rõ ý vì: trước từ “cần” đã có các từ ngữ ao thu, nước, thuyền câu, sóng và sau đó có các từ ngữ cá, đớp động, chân bèo.- Văn cảnh là các đơn vị ngôn ngữ (âm, tiếng, từ ngữ, câu đoạn) đi trước và đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó tạo nên văn cảnh của nó. Ngữ cảnh * Thảo luận: ‚ Nhóm 1: Mối quan hệ của các nhân vật giao tiếp có ảnh hưởng như thế nào đến lời nói, câu văn ? ‚ Nhóm 2: Bối cảnh ngoài ngôn ngữ có tác động như thế nào đến việc tạo lập và lĩnh hội lời nói ? ‚ Nhóm 3: “Hiện thực được nói tới” bao gồm những gì? Cho ví dụ ? ‚ Nhóm 4: ở hoạt động giao tiếp dưới dạng ngôn ngữ nói, bối cảnh của đơn vị ngôn ngữ thường tồn tại ở bên ngoài ngôn ngữ. Trong văn bản viết, bối cảnh của ngôn ngữ là gì ?Ngữ cảnh Gợi ý: 1. Nhóm 1: Mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp chi phối trực tiếp đến nội dung và hình thức câu văn. 2. Nhóm 2: - Bối cảnh hẹp tạo nên tình huống giao tiếp cụ thể. - Bối cảnh rộng tạo nên bối cảnh văn hoá của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ, giúp hiểu sâu hơn về nội dung giao tiếp. Ngữ cảnh3. Nhóm 3: Hiện thực được nói tới có thể là những sự vật, sự việc ngoài các nhân vật giao tiếp, cũng có thể là tâm trạng của con người.4. Nhóm 4: Trong văn bản viết, bối cảnh được người viết thể hiện thông qua văn cảnh.Ngữ cảnh 1. Đối với người nói và quá trình sản sinh lời nói, câu văn: - Ngữ cảnh luôn ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến nội dung và hình thức của câu. - Ngữ cảnh là cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói  Lựa chọn ngôn ngữ để tạo lập lời nói sao cho phù hợp ngữ cảnh.2. Đối với người nghe và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn : - Muốn lĩnh hội lời nói, phải gắn từ ngữ, câu văn với tình huống cụ thể, trong bối cảnh sử dụng của nó thì mới có thể hiểu một cách đầy đủ, cụ thể, chính xác.  Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. III. Vai trò của ngữ cảnh:Ngữ cảnhGhi nhớ : * Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói. * Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến và văn cảnh. * Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.Ngữ cảnh IV. Luyện tập: 1. Bài tập1: Tại sao khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, người ta thường tìm hiểu tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?Gợi ý: Vì tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm là những yếu tố thuộc ngữ cảnh của cuộc giao tiếp giữa: tác giả - tác phẩm – người đọc.Ngữ cảnh 2. Bài tập 2: Hãy xác định hiện thực được nói tới trong câu nói của nhân vật Chí Phèo ( Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao): “ Giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ?” Gợi ý: - “Cứ như thế này” tức là Chí được sống hiền lành, lương thiện, yên ổn với người mình yêu niềm khao khát của Chí. - Tâm trạng đang rất hạnh phúc của Chí.Ngữ cảnh 3. Bài tập 3: Xác đinh hiện thực được nói tới trong hai câu thơ: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồnTrơ cái hồng nhan với nước non (Hồ Xuân Hương)Gợi ý: Hiện thực được nói tới trong hai câu thơ là tâm trạng chứa đầy nỗi buồn tủi, xót xa, chua chát của nữ sĩ họ Hồ bởi duyên phận éo le ngang trái của mình.Ngữ cảnh 4. Bài tập 4 : Hãy chỉ ra văn cảnh của từ “mình” trong hai câu thơ sau:“Khi tỉnh rượu lúc tàn canhGiật mình, mình lại thương mình xót xa” (Truyện Kiều – Nguyễn Du)Gợi ý: Từ “mình” xuất hiện 3 lần chỉ nhân vật Thuý Kiều. Trước từ “mình” là những từ gợi ra thời điểm khuya khoắt, sau những “cuộc say”, “trận cười” gắng gượng để mua vui cho khách. Sau từ “mình” là tâm trạng xót xa, cay đắng, ê chề vì tủi hổ của nàng. Xin chân thành cám ơn các Thầy Cô và các Em học sinh đã tham dự tiết học này!

File đính kèm:

  • pptNgu canh(3).ppt
Giáo án liên quan