Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Thương vợ - Trần Tế Xương

Câu1: Nét độc đáo nhất trong phong cách thơ trào phúng của Tú Xương là gì?

 A: Hóm hỉnh, sâu cay

 B: Thâm trầm, kín đáo

 C: Dữ dội, quyết liệt

 

ppt15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Thương vợ - Trần Tế Xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu1: Nét độc đáo nhất trong phong cách thơ trào phúng của Tú Xương là gì? A: Hóm hỉnh, sâu cay B: Thâm trầm, kín đáo C: Dữ dội, quyết liệtĐáp án đúng : CKiểm tra bài cũCâu 2:Nội dung bao trùm của bài thơ Mồng hai tết viếng cô Kí?A: Châm biếm mỉa mai những người con gái là nạn nhân của thói hám danh trục lợi bỉ ổi.B: Khái quát bản chất của một loại người trong xã hội , vạch trần sự băng hoại về đạo đức và đưa ra bài học ý thức về giá trị con ngườiC: Thương cảm, xót xa cho cô Kí Kiểm tra bài cũĐáp án đúng : BKiểm tra bài cũThương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn :Qua tiểu dẫn em hiểu gì về bà Tú?Tình cảm Tú Xương dành cho vợ như thế nào?- Bà Tú: tên thật là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương, là người vợ hiền thục, tần tảo hết mực yêu chồng thương con, biết quý trọng tài năng tính cách chồng.- Tú Xương luôn dành cho vợ một tình cảm yêu thương, quý mến và tôn trọng.?Thương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.Một duyên hai nợ âu đành phận,Năm nắng mười mưa dám quản công,Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,Có chồng hờ hững cũng như không.Thương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1. Hai câu đề:Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.Câu thơ một cho em biết điều gì?*Câu 1:-Giới thiệu công việc của bà Tú:-> buôn bánBà Tú buôn bán trong hoàn cảnh không gian và thời gian như thế nào?-Hoàn cảnh: không gian :“mom sông” thời gian: “quanh năm”->Chênh vênh, cheo leo ->triền miên, hết ngày này sang ngày khác Từ “ mom sông ” gợi cảm giác gì ?? Em có nhận xét gì về công việc buôn bán của bà Tú?-> Công việc vất vả khó nhọc, gian nanThương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1. Hai câu đề:Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.* Câu 2:Dùng số từ: năm con một chồng=>Bà Tú gánh trên vai cuộc sống của cả gia đình, một bên là con, một bên là chồng.-“với một chồng”: cách nói hóm hỉnh ->tự đặt mình ngang hàng với con, thậm chí như kẻ ăn theoNhận xét về cách dùng từ trong câu thơ thứ 2?}Tách riêng “năm con” với “một chồng” có ý nghĩa gì?- “nuôi đủ”:cái tháo vát, quán xuyến công việc của bà TúThương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1.Hai câu đề: Quanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.=>Khắc hoạ hình ảnh bà Tú đảm đang, tần tảo với gánh nặng gia đình, đồng thời gián tiếp nói lên lòng biết ơn của Tú Xương đối với vợ.Thái độ tình cảm của nhà thơ đối với vợ ?Thương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1.Hai câu đề:2. Hai câu thực:Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.Đảo ngữ: ->Nhấn mạnh sự vất vả, lam lũ của bà Tú-ẩn dụ: “thân cò”-> thân phận nhỏ bé, tội nghiệp.“khi quãng vắng”“buổi đò đông”->không gian vắng vẻ, heo hút-> cảnh buôn bán chen chúc, nhộn nhạoBiện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ?Nghệ thuật đảo ngữ có tác dụng gì?ý nghĩa của hình ảnh “thân cò” ?Hình ảnh nhỏ bé của bà Tú xuất hiện trong một khung cảnh như thế nào?Em hiểu “buổi đò đông”như thế nào?“ buổi đò đông” cho em cảm nhận gì về cảnh buôn bán ?Thương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1.Hai câu đề2. Hai câu thựcLặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.“ eo sèo”:từ láy -> lời qua tiếng lại tranh giành nhau nơi chợ búa ->cái khó khăn trong việc buôn bán-> Dù hoàn cảnh nào,lúc vắng vẻ hay đông đúc, bà Tú vẫn cần mẫn,tất bật với công việc=> Câu thơ nhấn mạnh cái vất vả, đảm đang của bà Tú và nỗi lòng cảm thông, thương xót, ái ngại của Tú Xương dành cho bà? “eo sèo” là từ gì? Chỉ âm thanh gì? Tình cảm Tú Xương dành cho vợ như thế nào?Thương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1.Hai câu đề2. Hai câu thực3. Hai câu luậnMột duyên hai nợ âu đành phậnNăm nắng mười mưa dám quản công - “âu đành phận”-> giọng thơ chùng xuống, câu thơ như tiếng thở dài cam chịu ->cái vất vả, nặng nề của số phận như định mệnh cả một kiếp người.Số từ tăng dần- Đối ngẫu=>nỗi vất vả tăng lên, nhấn mạnh cái nặng nề phải chịu đựng trên vai bà Tú“ duyên”?‘nợ” ?“phận” ?Từ “phận” ở cuối câu và cụm từ “âu đành phận” cho em cảm nhận gì về giọng điệu câu thơ ?Nhận xét về cách dùng các số từ? Nghệ thuật gì được sử dụng?Thương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1.Hai câu đề2. Hai câu thực3. Hai câu luậnMột duyên hai nợ âu đành phậnNăm nắng mười mưa dám quản công- “dám quản công”: đức hi sinh cao cả, thầm lặng, nhẫn nhịn của bà Tú“ dám quản công” cho thấy đức tính gì của bà Tú?Tình cảm Tú Xương dành cho vợ ở câu thơ này là gì?=> Nhà thơ như nhập thân vào vợ để than thở giùm cho vợ. Tú Xương không chỉ thương xót mà còn thực sự thương cảm và thấm thía hơn tấm lòng của người vợThương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1.Hai câu đề:2.Hai câu thực:3.Hai câu luận:4.Hai câu kết:Cha mẹ thói đời ăn ở bạcCó chồng hờ hững cũng như khôngCảm nhận của em về lời thơ?- Tiếng chửi đổng->Tú Xương tự chửi thói vô tích sự của mình“Bạc” thuộc từ loại gì?- “Thói đời ăn ở bạc”: thói xấu của người đời, của xã hội kìm hãm con người vào cái bế tắc xót xa- “bạc”: tính từ : bạc bẽo, vô tìnhThương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:1.Hai câu đề:2.Hai câu thực:3.Hai câu luận:4.Hai câu kết:Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,Có chồng hờ hững cũng như không.->Lời chửi chứa đựng tâm trạng bất lực, phẫn uất, nỗi đau đời dồn nén chất chứa.Qua tiếng chửi em cảm nhận gì về tâm trạng nhà thơ?Qua hai câu thơ em đánh giá như thế nào về nhân cách Tú Xương?=> Nhà thơ đã tự phán xét rất nghiêm với mình ->nhân cách cứng cỏi, tấm lòng đáng quý.Thương vợ Trần Tế XươngI/ Tiểu dẫn:II/ Phân tích bài thơ:III/Tổng kết:Nêu những nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của bài thơ?*Nghệ thuật: + Ngôn ngữ thuần Việt, đậm màu sắc dân gian. +Tiếng cười trào phúng hóm hỉnh mà vẫn ân tình sâu lắng -> hai nét lớn trong phong cách Tú Xương.*Nội dung: Bà Tú tiêu biểu cho những người phụ nữ Việt Nam với đức hi sinh cao thượng, hết lòng vì chồng vì con.Bài thơ là tiếng nói cảm thông đến độ tri ân mà Tú Xương dành cho vợ, là lời tự kết án mình và lên án xã hội nhiều cổ hủ bất công.Khái quát giá trị nội dung?Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô đã đến dự giờ thăm lớp. kính Chúc các thầy cô và các em học sinh mạnh khoẻ , hạnh phúc

File đính kèm:

  • pptThuong vo(7).ppt