Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Thao tác lập luận so sánh

I. LÍ THUYẾT:

 1. Khái niệm và tác dụng của thao tác lập luận so sánh:

- So sánh trong bài văn nghị luận là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật.

- Có hai loại:so sánh tương đồng và so sánh tương phản

→ So sánh là để thấy sự giống, khác nhau, để thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng.

 So sánh để có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá chính xác.

 So sánh trong văn học làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt , độc đáo của mỗi tác phẩm→ nhận xét, đánh giá được đóng góp và phong cách riêng của mỗi nhà văn, mỗi hiện tượng văn học.

 

ppt12 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Thao tác lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn bản 1: Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em sắc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu Cái khăn đội đầu như thể hoa sen (Ca dao)Văn bản 2: “ Cùng một ý “người đàn bà khóc như cành hoa lê dầm mưa” lấy từ thơ Bạch Cư Dị , Nguyễn Du viết: “ Cành hoa lê đã đầm đìa giọt mưa”Tản Đà viết: “ Cành hoa lê trĩu hạt mưa xuân dầm” Cùng một ý: bàn tay đàn đến chảy máu, Nguyễn Du viết: “ Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay” Tương An quận vương viết: “Bốn dây ứa máu tì bà” ( Nghĩ cạnh dòng thơ – Chế Lan Viên)THAO TÁC LẬP LUẬNSO SÁNHI. LÍ THUYẾT: 1. Khái niệm và tác dụng của thao tác lập luận so sánh:- So sánh trong bài văn nghị luận là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, hoặc là các mặt trong cùng một sự vật.- Có hai loại:so sánh tương đồng và so sánh tương phản→ So sánh là để thấy sự giống, khác nhau, để thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. So sánh để có thể đưa ra được những nhận xét, đánh giá chính xác. So sánh trong văn học làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt , độc đáo của mỗi tác phẩm→ nhận xét, đánh giá được đóng góp và phong cách riêng của mỗi nhà văn, mỗi hiện tượng văn học.2. Yêu cầu của thao tác lập luận so sánh trong bài văn nghị luận:So sánh phải dựa trêncùng một tiêu chí, chung một bình diệnSo sánh trên rất nhiều cấp độ.So sánh thườngđi đôi với nhận xét, đánh giá thì mới trở nên sâu sắcNhận xét, đánh giá dựa trên sự so sánh thì mới có cơ sở, có sức thuyết phục.Ví dụ: - So sánh ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến: đề tài, thể loại, vần nhịp, thi liệu, nhân vật trữ tình, - So sánh về văn hóa các nước: ăn mặc, ngôn ngữ, lễ hội, phong tục tập quán, văn học,Ví dụ1 - Văn bản tr. 156: Lập luận so sánh để làm nổi bật sự giống và khác nhau của “khoa học” và “nghệ thuật”. - Giống nhau: + đều là sản phẩm của tư duy + đều “nhằm hướng tới mục tiêu cao quý là mang lại hạnh phúc cho mọi người” - Khác nhau: + về đối tượng phản ánh (nghiên cứu) + về phương pháp suy luận + về kết quả sản phẩm - Trong khi so sánh có rút ra những nhận xét, đánh giá: “ Đó là điều giống nhau”, “ Đó là điều khác biệt dễ nhận ra nhất giữa khoa học và nghệ thuật” Nghe đọc văn bản và thảo luận 3 phút, xác định: Hai đoạn văn sử dụng thao tác lập luận gì? Đối tượng của thao tác lập luận trong văn bản?Trong lập luận, văn bản còn thể hiện nội dung gì ?Ví dụ 2: “ Hoài Thanh bình bài Sáng tháng năm của Tố Hữu đã so sánh cách tả giọng nói của Hồ Chí Minh trong bài thơ này với cách tả giọng nói ấy trong bài Hồ Chí Minh của cùng một tác giả. Nhà phê bình còn so sánh hình ảnh mái tóc bạc của Hồ Chí Minh trong bốn bài thơ khác nhau của Tố Hữu để nói lên “sức sáng tạo không ngừng” của thi sĩ. Viết về cái đói và miếng ăn trong tác phẩm của Nam Cao, có người đã so sánh nhà văn này với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, để thấy rằng “ Nam Cao vẫn là cây bút viết về cái đói và miếng ăn nhiều hơn cả và viết một cách sâu sắc, day dứt hơn cả.” (Muốn viết được bài văn hay - Nguyễn Đăng Mạnh )Ví dụ 2: “ Hoài Thanh bình bài Sáng tháng năm của Tố Hữu đã so sánh cách tả giọng nói của Hồ Chí Minh trong bài thơ này với cách tả giọng nói ấy trong bài Hồ Chí Minh của cùng một tác giả. Nhà phê bình còn so sánh hình ảnh mái tóc bạc của Hồ Chí Minh trong bốn bài thơ khác nhau của Tố Hữu để nói lên “sức sáng tạo không ngừng” của thi sĩ. Viết về cái đói và miếng ăn trong tác phẩm của Nam Cao, có người đã so sánh nhà văn này với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, để thấy rằng “ Nam Cao vẫn là cây bút viết về cái đói và miếng ăn nhiều hơn cả và viết một cách sâu sắc, day dứt hơn cả.” (Muốn viết được bài văn hay - Nguyễn Đăng Mạnh )II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: Trong bài văn, Phạm Văn Đồng đã so sánh hai bài văn để chỉ ra sự khác nhau: - Đại cáo bình Ngô: “là khúc ca khải hoàn, ca ngợi chiến công oanh liệt, biểu dương chiến thắng”. - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: “ là khúc ca những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang” . => Giống nhau: cả hai bài chung một điểm và cũng là nhận xét, đánh giá của tác giả: “ Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc”.Bài tập 2: Suy nghĩ, nhớ lại và liệt kê các tác phẩm thơ văn viết về người lính trong lịch sử văn học đã được học: + Đồng chí – Chính Hữu + Bài ca về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật + Rút ra điểm tương đồng của hình tượng người lính qua các tác phẩm : yêu nước sâu sắc, giản dị, dũng cảm, hiên ngang, lạc quan yêu đời, CỦNG CỐ: Thao tác lập luận so sánh trong bài trong bài nghị luận có tác dụng làm cho luận đểm thêm sâu sắc, nổi bật, gây chú ý. Khi sử dụng thao tác lập luận so sánh phải luôn dựa trên cùng một tiêu chí. Khi so sánh phải đi đôi với nhận xét, đánh giá. Muốn so sánh chính xác phải có kiến thức đúng và đủ về đối tượng được lập luận DẶN DÒ: - Ôn lại kiến thức - Làm các bài tập trong bài “Luyện tập thao tác lập luận so sánh”

File đính kèm:

  • pptTap lam van.ppt