Tác giả: (1926- 1995)
a. Cuộc đời:
+ Quê Nghệ An.
+ Từ 1963 đến 1993 là phó giáo sư giảng dạy khoa văn trường ĐHTH Hà Nội
+ Là chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại.
+ Năm 2000, ông được tặng giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ.
30 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 543 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ văn Trường THPT NGUYỄN HUỆKính chào quí thầy cô Em hãy quan sát clip sau và cho nhận xét? Văn hóa là gì? + Là toàn bộ những gía trị vật chất và tinh thần + do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. + Văn hóa gắn liền với các lĩnh vực khác nhau của đời sống và xã hội: giáo dục, văn nghệ, đạo đức, lối sống Trần Đình HượuNhìn về vốn văn hóa dân tộc I. Giới thiệu:Tác giả: (1926- 1995) a. Cuộc đời: + Quê Nghệ An. + Từ 1963 đến 1993 là phó giáo sư giảng dạy khoa văn trường ĐHTH Hà Nội + Là chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại. + Năm 2000, ông được tặng giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ.b. Sự nghiệp sáng tác- nghiên cứu: 2. Xuất xứ:- Trích phần đầu tiểu luận Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc.- In trong tác phẩm Đến hiện đại từ truyền thống- NXB Văn hóa Hà Nội- 1996.3.Bố cục: (4 đoạn SGK)- Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam- Nhìn vào văn hoá Việt Nam- Đặc điểm văn hoá Việt Nam-Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam 4.Chủ đề:Bài viết thể hiện những nét đặc thù của nền văn hoá Việt Nam .Mục đích để phát huy trong thời đại hội nhậpII. ĐỌC - HIỂU: 1. Khái niệm về bản sắc văn hóa dân tộcCâu hỏi: Trong bài tác giả đã sử dụng những cụm từ tương đương nào chỉ bản sắc văn hóa dân tộc? Nêu tác dụng.Đặc sắc văn hóa dân tộc.Vốn văn hóa dân tộc.Thiên hướng văn hóa dân tộc.Tinh thần chung của văn hóa dân tộc.Bản sắc văn hóa dân tộc.Tác dụng: Tác giả diễn đạt như vậy không cố định, cứng nhắc.Câu hỏi: Thế nào là bản sắc văn hóa?- Đối chiếu khu biệt giữa văn hóa của dân tộc này với văn hóa của dân tộc khác.- Là kết tinh thành quả tổng hợp của quá trình sáng tạo,tiếp xúc cái vốn có riêng của dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài.- Bản sắc văn hóa dân tộc vừa có mặt ổn định vừa có mặt biến đổi.Hai vấn đề này không đối lập mà tạo tiền đề cho nhau ổn định để biến đổi,biến đổi để ổn định.2. Nhìn chung vào văn hóa của ta Câu hỏi: Em đọc đoạn 2 nội dung cơ bản được trình bày bằng luận điểm nào? Những luận cứ của nó?- Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ có những cống hiến lớn lao trong nhân loại hay có những đặc sắc nổi bật. + Kho tàng thần thoại không phong phú. + Tôn giáo triết học không phát triển. + Không có ngành khoa học ,kỹ thuật nào phát triển có truyền thống. + Rất yêu chuộng thơ ca nhưng các nhà thơ không ai nghĩ sự nghiệp của mình là ở thơ ca.Nguyên nhân- Văn hoá của dân nông nghiệp định cư.- Không có nhu cầu lưu chuyển ,trao đổi. - Không có sự kích thích của đời sống đô thị. Đánh giá - Đây là cái nhìn rất mạnh dạn,không phải chỉ tụng ca (ca ngợi) một chiều. - Đây là quan điểm mang tính khoa học đáng trân trọng3. Đặc điểm của văn hoá Việt Nam Câu hỏi : Đọc đoạn ba xác định luận điểm và luận cứ của phần này? Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kỳ vỹ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh phải khoáng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lý, áo quần trang sức ,món ăn đều không chuộng sự cầu kỳ. Tóm lại ở mấy từ sau: cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng có quy mô vừa phải.Chứng minh bằng lý lẽ và dẫn chứng Việt Nam không có công trình đồ sộ như: kim tự tháp (Ai Cập)Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc),AngCoVat (Thái Lan).Chùa Một Cột (Chùa Diên Hiệu) - một biểu tượng văn hoá Việt Nam có quy mô rất béChiếc áo dài được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng có vẻ đẹp nền nã, dịu dàng tha thướt Nhiều câu tục ngữ ca dao nói về ứng xử, kinh niệm sống đề cao sự hợp lý hợp tình: “khéo ăn thì no,khéo co thì ấm”; “ở sao cho vừa lòng người - ở rộng người cười - ở hẹp người chê”; “lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” “ Không có công trinh kiến trúc nào, kể cả vua chúa, nhằm vào sự vĩnh viễn, trọng thế hơn lực, quí sự kín đáo hơn phô trương, sự hoà đồng hơn rạch ròi trắng đen. Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn nhiều bất trắc.Nhận xét Đoạn văn ngắn mà nêu đầy đủ bản sắc văn hoá Việt Nam. Từ kiến trúc đến công trình khoa học chuyên sâu và biểu hiện hằng ngày. Người đọc có dịp hiểu thêm về bản sắc văn hoá của chính mình. Lời lẽ giản dị, tình cảm chân thật,tư tưởng đầy tự tin.4.Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam Câu hỏi: Đọc phần còn lại, nêu luận điểm và lý lẽ dẫn chứng của tác gải để làm rõ vấn đề của tác giả đặt ra?- Luận điểm cơ bản là : Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà.+ Tiếp thu Phật giáo, Nho giáo có sàng lọc nghĩa là không tiếp thu ở Phật giáo tư tưởng giải thoát. Ở Nho giáo với lễ nghi tủn ngủn, giáo điều khắc nghiệt. Đạo giáo chỉ ảnh hưởng ở thành phần trí thức (sống hoà nhập vu vi, đôi khi chỉ biểu hiện ở văn học).+ Đặc biệt bản sắc văn hoá dân tộc trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá những giá trị bên ngoài, dân tộc Việt Nam có bản lĩnh ấy.Câu hỏi: Nhìn toàn bộ đoạn trích cách lập luận có mâu thuẫn không?- Cách lập luận không có gì mâu thuẫn vì: + Nêu những đặc điểm không đặc sắc không phải là chê. + Khẳng định người Việt có nền văn hoá của mình không phải là khen. Tìm ra nét riêng của văn hoá Việt Nam không nhất thiết gắn liền với sự khen. Ta có thế nào nói thế ấy. Đây là phương châm nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc.Câu hỏi : Người Việt Nam có nền văn hoá riêng ở điểm nào?- Tập trung ở 6 chữ : thiết thực, linh hoạt, dung hoà. + Có lối sống riêng. + Quan niệm sống riêng. + Tự tạo cho mình cái màng lọc để gạt bỏ hoặc tiếp thu lựa chọn những gì cho mình.III.Tổng kết- Đây là đoạn trích hay và cần thiết. Người đọc nắm được đặc thù của vốn văn hoá Việt Nam. Mặt khác, tác giả gợi ý con đường tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam.- Đó là nền văn hoá không đồ sộ nhưng vẫn có nét riêng mà tinh thần chung là thiết thực, linh hoạt, dung hoà. - Chúng ta rút ra: tiếp cận vấn đề bản sắc văn hoá Việt Nam phải có con đường riêng, không thể áp dụng mô hình cứng nhắc hay cố tình chứng minh cho được cái không thua kém của dân tộc khác trên thế giới.Củng cố dặn dò- Bài tập nâng cao.- Trong bối cảnh ngày nay tìm hiểu bản sắc dân tộc có nhiều ý nghĩa: + Nó trở thành nhu cầu tự nhiên. Đây là dịp để ta đối chiếu, so sánh với nền văn hoá qua các khuôn mặt của các dân tộc khác. Bởi muốn hiểu mình phải có hiểu người. Hiểu người càng hiểu mình. Đó là quan hệ tương hỗ. + Tìm hiểu bản sắc dân tộc còn có ý nghĩa xây dựng một chiến lược phát triển mới cho đất nước. . Phát triển những mặt mạnh của mình. . Tiếp thu cái tốt của bên ngoài. . Khắc phục những nhược điểm để tự tin đi lên.- Đây là dịp để ta quảng bá những cái hay, cái đẹp góp mặt cùng bạn bè thế giới, giao lưu lành mạnh xây dựng một thế giới hoà bình, ổn định và phát triển.Kính chúc các Thầy Cô mạnh khoẻ, hạnh phúc.Giáo viên: Hà Thị Duyên.
File đính kèm:
- Nhin ve von van hoa dan toc.ppt