1. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện được Nam Cao sáng tác năm 1941.
- Nam Cao dựa vào “người thật, việc thật” ở làng Đại Hoàng rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm này.
- Truyện lúc đầu có tên “Cái lò gạch cũ”, sau đó nhà xuất bản đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”, cuối cùng khi in lại trong tập “Luống cày” (1945), tác giả đổi tên là “Chí Phèo”.
2. Tóm tắt truyện.(SGK)
32 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Chí phèo (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các em học sinh đến với buổi học ngày hôm nayCHÍ PHÈO- Nam Cao- Kết cấu bài giảngI. GIỚI THIỆU 1.Hoàn cảnh sáng tác 2.Tóm tắt truyệnII. PHÂN TÍCH 1. Giới thiệu đôi nét về làng Vũ Đại 2. Giới thiệu đôi nét về hình tượng nhân vật Bá Kiến 3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo a. Bản chất xã hội, ý nghĩa điển hình và sức tố cáo độc đáo b. Sự thức tỉnh của Chí Phèo c. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người và rơi vào bi kịch 4. Nghệ thuậtIII. CHỦ ĐỀIV. TỔNG KẾTI. GIỚI THIỆU1. Hoàn cảnh sáng tác - Truyện được Nam Cao sáng tác năm 1941. - Nam Cao dựa vào “người thật, việc thật” ở làng Đại Hoàng rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm này. - Truyện lúc đầu có tên “Cái lò gạch cũ”, sau đó nhà xuất bản đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”, cuối cùng khi in lại trong tập “Luống cày” (1945), tác giả đổi tên là “Chí Phèo”. 2. Tóm tắt truyện.(SGK)II. PHÂN TÍCH1. Giới thiệu đôi nét về làng Vũ Đại.- Làng: xa tỉnh, nghèo đói quanh năm, nạn cường hào, ảnh hưởng thuế má. - Địa chủ: trên cùng là cụ tiên chỉ Bá Kiến, tiếp đến là bọn cường hào thay nhau cai trị, áp bức bóc lột dân lành; đồng thời thường xuyên diễn ra mâu thuẫn trong nội bộ: bọn chúng “chỉ là một đàn cá tranh mồi”, “bè nào cũng muốn ăn”, rình cơ hội để trị nhau, “chờ nhau lụn bại để cưỡi lên đầu lên cổ nhau”. - Nông dân: nghèo khổ , sống cam chịu và định kiến. Làng Vũ Đại là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 1. Giới thiệu đôi nét về nhân vật Bá Kiến- Là nhân vật đại diện cho tầng lớp thống trị ở nông thôn. - Bản chất gian hùng:+ Giọng quát rất “sang”: “bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh của con người”.+ Lối nói ngọt nhạt, “cái cười Tào Tháo”.+ Chính sách cai trị thâm độc.+ Thể hiện trong cách đối xử với Chí Phèo. Bá Kiến mang bản chất thâm độc, xảo quyệt là điển hình cho chính sách cai trị ở nông thôn.II. PHÂN TÍCH3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.a. Bản chất xã hội, ý nghĩa điển hình và sức tố cáo độc đáo.- Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật của một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh trong xã hội thực dân – phong kiến.Chí Phèo trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy” Từ khi sinh ra đến năm 20 tuổi.- Khi còn nhỏ Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, “hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ”.- Lớn lên Chí Phèo là một thanh niên: + Hiền lành lương thiện: “hiền lành như đất” + Có ước mơ bình dị: “một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải.” + Có ý thức nhân phẩm: bị “bà ba” bắt làm chuyện không đứng đắn, “hắn thấy nhục hơn là thích”. Trước khi đi tù Chí Phèo là một nông dân, khỏe mạnh, hiền lành, thuần phác, trong sáng, và có ý thức về cuộc sống. Quá trình bị lưu manh hoá - Nguyên nhân : + Trực tiếp: cơn ghen của Bá Kiến. + Gián tiếp: nhà tù thực dân.- Biểu hiện của sự lưu manh: + Nhân hình: trông dữ tợn, gớm giếc + Nhân tính: Ngôn ngữ: “chửi” là công cụ để Chí Phèo giao tiếp với xã hội. Tâm lý: u mê tăm tối vì chìm đắm trong những cơn say. . Hành vi: rạch mặt ăn vạ, đốt phá + ba lần xách dao đến nhà Bá Kiến Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! Chí Phèo trong suy nghĩ trẻ thơHắn vừa đi vừa chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật Đã thế hắn chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo Những cơn say của hắn tràn cơn này sang cơn khác, thành một cơn dài, mênh mông, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy hãy còn say, đập đầu rạch mặt chửi bới dọa nạt trong lúc say, u ống rượu trong lúc say, để rồi say nữa say vô tận. Hắn biết đâu đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt hắn mỗi lần hắn qua. Rạch mặt ăn vạQua đoạn phim ngắn vừa xem hãy nêu ý nghĩa của tiếng chửi và đưa ra nhận xét chung về sự tha hóa của nhân vật Chí Phèo mà bạn cảm nhận được ? *** Vieäc chöûi bôùi laø phaûn öùng cuûa y ñoái vôùi toaøn boä cuoäc ñôøi --> boäc loä taâm traïng baát maõn cuûa moät ngöôøi ít nhieàu yù thöùc ñöôïc mình ñaõ bò xaõ hoäi gaït boû ra khoûi theá giôùi cuûa loaøi ngöôøi... Với giọng văn lạnh lùng, lối miêu tả ngắn gọn súc tích, Nam Cao đã vẽ nên hình tượng Chí Phèo bị tha hóa, mất cả nhân tính lẫn nhân hình sức tố cáo mạnh mẽ của tác phẩm.b. Mối tình Chí Phèo – Thị Nở và sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo. Mối tình Chí Phèo – Thị Nở - Thị Nở: người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”, ngơ ngẩn, ế chồng- Ban đầu Chí Phèo đến với Thị Nở chỉ do say rượu và hành động theo bản năng.- Lòng yêu thương của Thị Nở đã khiến bản chất lương thiện của người nông dân trong Chí Phèo thức dậy.Thị Nở trong phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”Người ta nói Nam Cao là nhà văn miêu tả tâm lý nhân vật một cách xuất sắc, thông qua việc miêu tả sự thức tỉnh của Chí Phèo em hãy chứng minh? Sự thức tỉnh của Chí Phèo- Chí sợ rượu- Chí “buâng khuâng” khi nghe được âm thanh quen thuộc của cuộc sống.- Nghĩ về cuộc đời: về quá khứ mà tiếc nuối, về hiện tại mà cay đắng, về tương lai mà lo sợ. Sự thức tỉnh của Chí Phèo được đánh thức bắt đầu từ những cảm giác của một con người bình thường, hay nói đúng hơn Chí Phèo đã có cảm giác của một con người bình thường.- Nghĩ đến rượu hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá ! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mài chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy Chao ôi buồn! - Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. Tại sao “bát cháo hành” là biểu tượng của tình thương? Nó có ý nghĩa gì đối với sự thức tỉnh của Chí Phèo? Khát khao của Chí Phèo được đánh thức - Khi nhận bát cháo hành, ban đầu Chí Phèo cảm thấy ngạc nhiên xúc động “thấy mắt hình như ươn ướt”, “buâng khuâng” muốn làm nũng với Thị Nở tâm hồn Chí Phèo trở lại với tuổi 20 trong sáng bát cháo hành đang kéo Chí Phèo về với cuộc đời lương thiện. Bát cháo hành là biểu tượng của tình thương. Chính tình yêu của Thị Nở đã cho Chí Phèo cảm nhận sự sống, thức tỉnh trong Chí Phèo phần người, khiến Chí Phèo khát khao sống, khát khao hoà nhập với mọi người, như được sống lại lần thứ hai vậy. - Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Giá cứ thế này thì thích nhỉ ?- Hay là mình sang đây ở một nhà với tớ cho vui? Bi kịch bị từ chối làm người của Chí Phèo diễn ra như thế nào?c. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người và rơi vào bi kịch - Bà cô Thị Nở không chấp nhận quan hệ của họ: bà từ hoảng hốt uất ức cảm thấy nhục xỉa xói biểu hiện của định kiến xã hội, và dư luận.- Chí Phèo: ngẩn người sửng sốt gọi lại đuổi theo nắm tay kêu (uống) buồn ôm mặt khóc rưng rức. Sự đoạn tuyệt của Thị Nở đã khiến Chí Phèo rơi vào bi kịch: Chí Phèo muốn làm người lương thiện thì không được nhìn nhận, nhưng quay lại kiếp sống thú vật trước kia thì không muốn.- Giải quyết bi kịch: giết chết Bá Kiến Chí Phèo nhận rõ kẻ đã cướp hết nhân phẩm của mình. Cánh cửa trở về cuộc đời lương thiện đã khép lại Chí Phèo tự sát ý thức nhân phẩm hồi sinh. Thực chất đây là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống. Tuy manh động, tự phát nhưng không phải là hành động của một kẻ lưu manh.Đàn ông chết hết cả rồi hay sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ.Đã nhịn được đến bằng này tuổi thì nhịn hẳn; ai lại đi lấy thằng Chí Phèo. Tao muốn làm người lương thiện. Không được ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa biết không? Em có suy nghĩ gì về việc Chí Phèo đâm chết Bá Kiến ?Câu nói “Ai cho tao lương thiện” có ý nghĩa như thế nào?4. Nghệ thuật - Xây dựng được nhân vật điển hình: Chí Phèo, Bá Kiến - Cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn. - Ngòi bút phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo. - Bút pháp trần thuật mới mẻ, linh hoạt, kết cấu đảo lộn trình tự thời gian, mạch tự sự có những đoạn nhân vật hồi tưởng, liên tưởng phong phú kết cấu vòng tròn. - Ngôn ngữ tự nhiên, sống động, có sử dụng khẩu ngữ, có sự đan xen giữa lời của tác giả và lời của nhân vật.III. CHỦ ĐỀTác phẩm miêu tả nỗi khổ cùng cực của người nông dân bị lưu manh hoá, phản ánh tấm bi kịch tâm hồn đau đớn, dữ dội và khát khao quyền sống, quyền làm người nhưng bị xã hội, cuộc đời cự tuyệt.IV. TỔNG KẾTTác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị phê phán độc đáo, từ đó làm toát lên giá trị nhân đạo sâu sắc. Với nghệ thuật viết truyện ngắn điêu luyện, ngôn ngữ sắc lạnh, miêu tả nhân vật vừa thông qua ngoại hình, vừa biến chuyển nội tâm, Nam Cao đã xây dựng được những tính cách điển hình mà độc giả đời sau sẽ còn nhớ mãi. BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ HẾTChaân thaønh caûm ôn caùc baïn ñaõ laéng nghe
File đính kèm:
- Chi Pheo(30).ppt