Bạn biết gì về Nguyễn Dữ?
Nguyễn Dữ (hay là Nguyễn Tự) người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông) từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.
Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
43 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn lớp 10: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊNNHÓM 2 _ LỚP 10A6TiỂU DẪN:1. Tác giả: Bạn biết gì về Nguyễn Dữ? Nguyễn Dữ (hay là Nguyễn Tự) người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông) từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật. Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.2. Truyền kì là gì?Là một thể lọai văn xuôi thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể lọai. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi hiện thực, ngừơi đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả.3. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu, sáng tạo, trau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuần. Các truyện hầu hết ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ, và đều có yếu tố hoang đường, nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần, phê phán. Qua tác phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào phụ nữ, thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung đồng thời khẳng định quan niệm sống “Lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời.Có giá trị hiện thực và nhân đạo cao, là một tuyệt tác của thể lọai truyền kì được Vũ Khâm Lân (TK XVII) khen tặng là “thiên cổ tùy bút”. Tác phẩm được dịch nhiều thứ tiếng nước ngòai và được đánh giá cao trong số các tác phẩm truyền kì ở các nước đồng văn.4.Tác phẩm:“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những truyện ngắn hay trong tập Truyền kì mạn lục.Ca ngợi phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn – đại biểu cho chính nghĩa chống các thế lực gian tà. Qua tác phẩm nhà văn đã củng cố lòng tin yêu của con người vào chính nghĩa và lòng tự hào về người trí thức Việt Nam.ĐỌC HiỂU VĂN BẢN:Tác phẩm chia làm mấy đoạn? bố cục: chia làm 4 đoạn:Đọan 1 (Ngô Tử Văn tên là Soạn.vung tay không cần gì cả.): Tử Văn đốt đền.Đọan 2 (Đốt đền xong.khó lòng thoát nạn.): Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ Công.Đọan 3 (Tử Văn vâng lời...sai lính đưa Tử Văn về.): Tử Văn thắng kiện.Đọan 4 (Chàng về đến nhà”nhà quan phán sự”!): Tử Văn trở thành phán sự đề Tản Viên. Giới thiệu vai: Thành –Tử Văn An –Thổ Công Vân –Bách hộ họ Thôi Trâm –Quỷ sứ Nhung –Diêm Vương Tóm tắt truyện:Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khẳng khoái, nóng nảy, thấy sự giang tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận vào đền Tản Viên rồi tác yêu tác quái trong dân gian. Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền. Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến dọa nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên. Chiều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ Công. Ông già kể cho Tử Văn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống âm phủ. Tử Văn bị quỷ sứ bắt đi. Trước mặt Diêm Vương tâu rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cõi, không chịu nhúng nhường chút nào. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Tử Văn. Diêm Vương tức giận liền sai tên lính đầy tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu U. Từ Văn sống lại, cùng dân làng mua gỗ dựng lại tòa đền. Viên Thổ Công cảm kích bèn mời Tử Văn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở đền Tản Viên. Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó. Đền thờ Thánh Tản Viên PHÂN TÍCH:1. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn Tính cách nhân vật chính Ngô Tử Văn như thế nào?- Người khảng khái, nóng nảy, cương trực, mạnh mẽ, không khoan nhượng với gian tà. thể hiện qua: + Sự tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân. + Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần. + Sự gan dạ trước bọn quỉ dạ xoa. + Thái độ cứng cõi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực. Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã chiến thắng. + Giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân. + Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt. + Được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.Nhưng hành động đó cần thấy tử văn là kẻ sĩ, không thể không biết quan niệm của người xưa là tôn trọng thần thánh, xem việc đốt phá đền chùa, miếu mạo là động chạm đến thánh thần. Tử văn đốt đến xuất phát từ sự bất bình trước sự việc đền thờ tiếng là linh thiêng mà không giúp dân diệt được gian tà.Người xưa cũng quan niệm chỉ thờ nhưng thần có công lao giúp dân,giúp nước. Hơn nữa, trước khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ và khấn trời. Điều đó cho thấy Tử Văn ý thức rất rõ về hành động của mình, mong muốn lòng thành của mình được chứng giám và dám chấp nhận mọi nguy hiểm.Tính cương trực, can đảm của Tử Văn được thể hiện nổi bật ở những việc đối với viên Bách hộ họ Thôi, với Diêm Vương, Trước “một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ, tự xưng là cư sĩ” đến đòi dựng trả ngôi đền, Tử Văn “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưỡng tự nhiên”. Đến âm phủ, trong không khí rùng rợn, hãi hùng, Tử Văn vẫn một mực muốn chứng tỏ một sự thật, đòi công bằng, công lí cho bản thân mình. ***Tóm lại: Ngô Tử Văn đã làm gì?*** Đốt đền, vạch tội hồn tên tướng giặc ở âm phủ. Câu hỏi? Theo các bạn việc làm của nhân vật Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì? (câu 1/Sgk60)Giải thích nguyên nhân sự lựa chọn của bạn.Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự mê tín thần linh của quần chúng bình dân.Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại.Thể hiện tính hiếu thắng của người trẻ tuổi.Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.Ý kiến khác.*Trả lời*Đáp án e. Ý kiến khácVì việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa. Nó vừa thể hiện sự khẳng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm. 2. Ngụ ý phê phán: Tính cách nhân vật Bách hộ họ Thôi ra sao?Tính cách xảo trá, gian ác kẻ dã mạo Thổ thần thể hiện rõ ở những diễn biến tâm lí và hành độngThoạt đầu, trước Tử Văn hắn tự xưng là cư sĩ, dùng nguyên lí của đạo nho để buộc tội Tử Văn. Khi thấy tình thế bất lợi, hắn lập lờ cho qua,**Phiên tòa xử kiện Tử Văn ở âm phủ đã diễn ra như thế nào?**- Phiên tòa xử kiện ở âm phủ diễn ra qua 2 chặng :+ Chặng thứ nhất: Tử Văn bị hồn tên tướng giặc kiện chàng ở Minh Ti; Tử Văn bị Diêm Vương quát mắng; chàng không hề run sợ mà dùng lời cứng cỏi để tâu trình. + Chặng thứ hai: Tử Văn đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên để hỏi Thổ công. Sau khi biết rõ thực hư, Diêm Vương khẳng định công lao trừ hại của Tử Văn và sai lính đưa chàng về nhà.Trước sau, nhân vật này nhất quán: Khi sống là kẻ giặc đi cướp nước. Khi chết là kẻ cướp đền. Tên Bách hộ họ Thôi là một tên giặc trong đám quân Mộc Thạch đi xâm lược nước ta. Hắn bị giết, bị trừng phạt. Lúc sống là tên giặc cướp, lúc chết “làm yêu quái trong dân gian” thì có gì đáng thờ. Sống cũng như chết đều giữ một bản chất tham lam, hung ác, đáng bị vạch mặt và trừng trị. 3. Nhân vật Diêm Vương: * Các bạn nghĩ như thế nào vể nhân vật Diêm Vương?* Xét xử rất công minh và nghiêm túc.Khi sai nhân đến đền Tản Viên về tâu, ngài trách mắng các phán quan để lọt “sự dối trá càn bậy”. Ra lệnh trừng phạt tên tướng Tàu: “lấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ vào ngục Cửu U”.Khen Tử Văn “có công trừ hại”, sai lính đưa chàng về nhà.DIÊM VƯƠNGCâu hỏi**Tại sao có vụ xử kiện ở âm phủ?**Vì hồn tên tướng giặc kiện Tử Văn đốt đền.**Hồn tên tướng giặc đã làm gì?**Giả mạo thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương. **Tại sao hồn tên tướng giặc gây tội ác như vậy mà vẫn tồn tại? (Diêm Vương ko hay biết)**Vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nên bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diêm Vương chưa làm việc hết thach nhiệm.Theo các bạn chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ nói lên điều gì?(câu2/Sgk60;61)Giải thích sự lựa chọn.a. Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ phải đến nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống.Thể hiện khác vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa.Nhằm đẩy xung đột kịch tính của truyện đến cao trào để nhân vật chính-Ngô Tử Văn-có dịp bộc lộ bản lĩnh, khí phác của mình.Có ý nghĩa khuyên răng, GD con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.Ý kiến khác. *Trả lời*Đáp án e. Ý kiến khácChi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là một chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nôi dung tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin của người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần (thế giới âm phủ), nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Nó cũng đồng thời thể hiện khác vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa. Đây là một bứơc ngoặc của câu chuyện, là chi tiết cần thiết nhằm đẩy mạnh kịch tính của truyện lên đến cao trào để nhân vật chính có dịp bộc lộ bản lĩnh và khí phách của mình. Nó cũng mang ý nghĩa khuyên răn, nhằm giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác. *Truyện còn phơi bày hiện thực gì?*Cũng qua sự việc này, truyện còn phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu những bất công trong xã hội đương thời mà ở đó, điều nhất nhối nhất là bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu gây bao đau khổ cho người dân lương thiện. (các đền miếu lân cận vì tham của đút đều bênh vực cho hồn tên tướng giặc)*Qua truyện có thể thấy lời nhắn nhủ gì từ tác giả?*Hãy đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.**Kết quả****Qua câu chuyện trên ta thấy được kết quả gì?**Cuộc đối tụng ở Minh Ti, Tử Văn đã chiến thắng. Chính nghĩa và lẽ phải đã chiến thắng.Sau khi chết hai ngày, Tử Văn được sống lại. Cái đền cũ được dựng lại. Ngôi mộ của tên tướng Tàu bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám.Tử Văn đã được tiến cử chức phán sự ở Đền Tản Viên. Thổ Công đựơc trở vể Miếu của mình.**Chức phán sự là chức quan gì? Tại sao Tử Văn lại được nhậm chức quan này? ** - Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng giúp việc cho người xử án- đó là chức quan thực hiện công lý. - Tử Văn được nhậm chức quan này vì chàng dũng cảm bảo vệ công lý, chính nghĩa.**Việc nhậm chức Phán sự ở đền Tản Viên của Ngô Tử Văn có ý nghĩa gì?** - Đó là một sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lý. 4. Nghệ thuật kể chuyện:**Phân tích nghệ thuật kể chuyện đặc sắc và hấp dẫn của Nguyễn Dữ** Chi tiết mở đầu truyện –Tử Văn “châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn” –đã gây chú ý và dự báo những diễn biến tiếp theo sẽ rất khác thường, thu hút người đọc đi sâu vào truyện.Câu truyện được thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào: - Tử Văn “thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét” và thấy tên hung thần đến trách mắng, đe dọa. - Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng: “Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện ở thầy Minh Ti” và bảo cho Tử Văn cách chuẩn bị đối phó. - Bệnh Tử Văn nặng thêm, rồi bị quỷ sứ bắt đi đến chỗ dành cho “tội sâu ác nặng” với quang cảnh rợn người: “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”, “mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác. - Tử Văn bị giải đến Trước Diêm Vương, bị Diêm Vương quát mắng, nhưng vẫn bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc, “lời rất cứng cõi, không chịu nhún nhường chút nào”.Câu chuyện đươc mở nút: lời Tử Văn được minh chứng, sự thật phơi bày. Công lí được thực hiện: kẻ ác phải đền tội, người lương thiện được phục hồi và đền đáp.5. Chủ đề của tác phẩm:**Bạn hãy nêu một cách tóm gọn về chủ đề của tác phẩm**“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, mạnh dạn đấu tranh chống cái ác để trừ hại cho dân, Ngô Tử Văn qua đó thể hiện niềm tự hào về nhân tài Việt, đồng thời thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa sẽ thắng gian tà.IV. TỔNG KẾT:NGHỆ THUẬT: - Xây dựng đầy kịch tính với kết cấu chặt chẽ, logic, thu hút người đọc và lôi cuốn người đọc cùng chia sẻ tình cảm, quan điểm của người viết (không nêu trực tiếp mà ẩn sau sự kiện và thái độ, hành động của nhận vật khơi gợi suy nghĩ người đọc, tăng tính hấp dẫn của truyện.NỘI DUNG: - Tác giả ca ngợi nhân cách cao đẹp của một kẻ hàn sĩ: dũng cảm, khẳng khái, đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân, thể hiện niềm tin vào công lí chính nghĩa; còn bọn ác tà nhất định bị trừng phạt đích đáng.***GHI NHỚ*** Sgk/61V. LUYỆN TẬP: Sgk/61CÁM ƠN CÁC BẠN VÀ CÔ Đà CHÚ Ý LẮNG NGHEGOOD BYE!SEE YOU AGAIN!
File đính kèm:
- Chuyen chuc phan su den Tan Vien(6).ppt