Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 74: Tiếng Việt: Nghĩa của câu

I. Tìm hiểu ngữ liệu :

Câu a1: : Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.

 Câu a2 : Có một thời hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ.

Câu b1 : Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng

 Câu b2 : Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 74: Tiếng Việt: Nghĩa của câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHĨA CỦA CÂUTiết 74 – Tiếng Việt A/ HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU I. Tìm hiểu ngữ liệu : Câu a1: : Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Câu a2 : Có một thời hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ.Câu b1 : Nếu tôi nói thì chắc người ta cũng bằng lòng Câu b2 : Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng.A/ HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA CÂU I. Tìm hiểu ngữ liệu : a.Cặp câu “a1” và “a2” :- Giống nhau:: Cả 2 câu đều đề cập đến cùng một sự việc “Có một thời hắn đã ao ước có nột gia đình nho nhỏ”.- Khác nhau : + Câu “a1” kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc ( bởi từ “hình như”).+ Câu “a2” đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra.b.Cặp câu “b1” và “b2”: - Gíông nhau : Cùng đề cập đến sự việc “ Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng”.- Khác nhau : + Câu “b1” : thể hiện sự phỏng đoán ở độ tin cậy cao qua từ “chắc”. + Câu “b2” : chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc như nó xảy ra.II.Nhận xét: - Nghĩa của câu chính là nội dung mà câu biểu thị.- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa : + Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) : là nghĩa đề cập đến một sự việc ( hay nhiều sự việc).+ Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) : là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. Ví dụ: Ngoài này nắng đỏ cành camChắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa. (Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân)Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Nam Cao, Chí Phèo) * Chú ý: SGK, trang 7.1.Nghĩa sự việc: a. Khái niệm: là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.b. Một số loại sự việc phổ biến tạo nên nghĩa của câu: + Sự việc biểu hiện hành động: Chạy, nhảy, sắp xếp, cắt đặt, đánh, đá + Sự việc biểu hiện trạng thái (buồn, vui, giận, yêu, ghét), tính chất (tốt, xấu, tích cực, tiêu cực) , đặc điểm(cao, mập, lùn, đen trắng),tư thế (lom khom, ngất ngưỡng, chênh vênh, ), tồn tại (còn, hết, ), quá trình. + Sự việc biểu hiện quan hệ. * Lưu ý : - Ở sự việc tồn tại, có thể câu chỉ có 2 bộ phận : + Động từ tồn tại ( có, còn , mất, hết..). + Sự vật tồn tại ( khách, tiền, gạo, đệ tử, ông , tôi) + Có thể thêm bộ phận thứ 3 : nơi chốn hay thời gian tồn tại ( Trong nhà có khách).+ Ởvị trí động từ tồn tại, có thể là động từ hay tính từ miêu tả cách thức tồn tại (Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng)- Ở sự việc quan hệ thì có nhiều loại quan hệ như đồng nhất, sở hữu, so sánh ( tương đồng hay tương phản), nguyên nhân, mục đíchc.Thành phần tồn tại của nghĩa sự việc : Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. * Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.B/ LUYỆN TẬP- Các tổ làm bài theo nhóm: + Bài 1 : Tổ 1,4+ Bài 2 : Tổ 2.+ Bài 3 : Tổ 3 1/ Bài 1 : Phân tích nghĩa sự việc ở từng câu trong bài thơ.-Câu 1: diễn tả 2 sự việc ( ao thu lạnh, nước trong) trạng thái.- Câu 2: một sự việc ( thuyền bé)  đặc điểm.-Câu 3: một sự việc (sóng gợn) quá trình.- Câu 4: một sự việc( lá đưa nhanh)  quá trình.- Câu5 : hai sự việc ( tầng mây lơ lửng) trạng thái; (trời xanh ngắt) đặc điểm.-Câu 6 :hai sự việc ( ngõ trúc quanh co)  đặc điểm; (khách vắng) trạng thái.-Câu 7: Hai sự việc( tựa gối, buông cần)  tư thế.- Câu 8 : Một sự việc ( cá đớp)  hành động. 2. Bài 2: Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu: - Câu a:+ Nghĩa sự việc : “Có một ông rễ quý như Xuân cũng danh giá nhưng cũng đáng sợ” .+ Nghĩa tình thái : sự công nhận sự danh giá là có thực ( thể hiện ở từ thực), nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (kể); còn ở phương diện khác chỉ mức độ đáng sợ qua từ “lắm”.- Câu b : + Nghĩa sự việc: “hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề”.+ Nghĩa tình thái thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chứ chưa hoàn toàn chắc chắn về việc việc chọn nhầm nghề qua từ “có lẽ”; Thể hiện sự tiếc nuối nếu điều đó xảy ra qua từ “mất rồi”. - Câu c : Câu này có hai sự việc và hai tình thái:+ Sự việc thứ nhất : “họ cũng phân vân như mình”.+ Sự việc thứ hai: “mình cũng không rõ con gái mình có hư hay là không”+ Nhĩa tình thái thứ nhất: thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn ( từ “dễ”= có lẽ, hình như).+ Nhĩa tình thái thứ hai: người nói nhấn mạnh bằng 3 từ tình thái “đến chính ngay mình) 1/Bài 3: từ “ hẳn”.

File đính kèm:

  • pptNghia cua cau.ppt