A/ Mục tiêu cần đạt: (như tiết 51)
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:( 1 phút) –
2. Bài cũ: + Nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?
+ Theo em sở trường của nhà văn Kim Lân là gì?
3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
6 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Tiết 62: Văn bản: Làng (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 62:
Văn bản: LÀNG
Ngày soạn: 16.11. 2011 ( Trích)
Ngày giảng: - Kim Lân -
A/ Mục tiêu cần đạt: (như tiết 51)
B/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
Học sinh: Trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:( 1 phút) –
2. Bài cũ: + Nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?
+ Theo em sở trường của nhà văn Kim Lân là gì?
3. Giới thiệu bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản( tiếp ).
Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 20 phút.
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
2. Diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
- Ông Hai sững sờ: “Cổ ông ... thở được”.
- Ông trấn tĩnh, cố chưa tin nhưng lời người tản cư kể rành rọt quá, ông không thể không tin.
- Trong tâm trí ông chỉ có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành nỗi ám ảnh day dứt “cúi gằm mặt xuống mà đi”, “nước mắt ... hắt hủi đấy ư?”. Suốt mấy ngày sau, ông không dám đi đâu: “Một đám đông túm lại ... Thôi lại chuyện ấy rồi!”.
- Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông.
* Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
- Tình yêu nước đã rộng lớn hơn nhưng ông không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê.
+ Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu (Nhà ta ở làng chợ Dầu).
+ Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng (Anh em ... đơn sai).
3. Nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân.
+ Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu.
+ Ngôn ngữ ông Hai vừa có nét chung của người nông dân vừa mang đậm cá tính của nhân vật nên rất sinh động.
HS đọc phần 2
H: Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thái độ và tâm trạng của ông Hai như thế nào?(GV yêu cầu HS phân tích cử chỉ và những câu nói của ông).
- Chỉ vài câu nói ngắn gọn tác giả đã cụ thể hóa cái sững sờ, ngạc nhiên cao độ đến hốt hoảng, đến nghẹn giọng, lạc giọng , đến khó thở khi nghe tin dữ dội, đột ngột- một cái tin động trời mà trước đó ông không thể tin, không thể ngờ nó có thể xảy ra như thế.
H: Vì sao ông Hai lại thấy đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc?
- Vì ông vốn yêu và tự hào về cái làng quê của mình cái gì cũng đẹp, cũng hay, cũng nhất.
H: Tâm trạng ấy của nhân vật đã được biểu hiện như thế nào. HS đọc đoạn văn: Nhìn lũ concái cơ sự này chưa.
H: Về đến nhà nằm vật ra gường như bị cảm, nhìn lũ con tâm trạng ông Hai như thế nào?
H: Đọc đoạn trò chuyện của ông Hai với vợ em thấy thái độ và tâm trạng của ông Hai như thế nào?
- Thái độ vừa bực bội vừa đau đớn, kìm nén, gắt vô cớ, trằn trọc, thở dài, lo lắng..không dám ra khỏi nhà..
H: Qua câu chuyện với mụ chủ nhà vợ chồng ông đã bị đẩy đến tình huống như thế nào? Tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai có quan hệ như thế nào?
- Cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Tình yêu nước đã rộng lớn hơn nhưng ông không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê. Ông Hai bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi.
- H: Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ? Qua những lời trò chuyện ấy, em cảm nhận được điều gì trong tấm lòng của ông Hai với làng quê, đất nước, với cuộc kháng chiến?
- Ông Hai trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ (thực chất là lời tự nhủ, giãi bày lòng mình)...
H: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật ông Hai của tác giả? (Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào: hành động, ngôn ngữ độc thoại và đối thoại; diễn biến tâm lí của nhân vật có hợp lí không?
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Tác giả miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ:
- HS đọc
- HS thảo luận.
- HS trả lời cá nhân.
- HS thảo luận nhóm và trả lời cá nhân.
HS đọc
- HS: Trả lời câu hỏi.
- HS đọc suy nghĩ và trả lời.
- HS Trả lời
HS đọc lại đoạn ông Hai trò chuyện với đứa con út (“Ông lão ôm thằng con...đôi phần”).
Hoạt động 3: Tổng kết
Mục tiêu: khái quát được giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 8 phút.
III/ Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Tạo tình huống truyện gay cấn: Tin thất thiệt được chính những người tán cư nói ra.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại).
2. Nội dung:
- Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc
- Tình yêu làng của ông Hai là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.
* Ghi nhớ: SGK/ Trang 174.
H: Em hãy tổng kết lại những nội dung nổi bật và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
H: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
H: Những nội dung nổi bật của bài thơ? Ý nghĩa của văn bản?
* Ý nghĩa: Đoạn tricxhs thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dântrong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- HS suy nghĩ và trả lời
- HS đọc
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế, thực hành luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, kĩ thuật “động não”.
Thời gian: 12 phút.
IV. Luyện tập:
Bài 1: Chọn phân tích một đoạn miêu tả tâm lí nhân vật ông Hai trong truyện.
Bài 2: Tìm truyện hay bài thơ viết về tình cảm quê hương. So sánh với Làng.
GV: Hướng dẫn luyện tập
- Làm tại lớp bằng hình thức nói.
- GV hướng dẫn HS tự làm ở nhà.
- HS
Động não
và trả lời
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà.
Thời gian: 1 phút.
V/ Hoạt động nối tiếp:
H: Nêu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Làng?
H: Giá trị nội dung của tác phẩm Làng?
- Dặn dò: + Tóm tắt đoạn trích tác phẩm Làng. Học thuộc Ghi nhớ tr. 174.
+ Chuẩn bị bài mới: Lặng lẽ Sa Pa.
D. Rút kinh nghiệm: .
File đính kèm:
- Tiết 62 làng t2.docx