Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Thuyết trình về tác phẩm: Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam

-Thạch Lam (1910 -1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh.

-Bút danh: Thạch Lam, Việt Sinh, Thiện Sĩ

-Sinh ở Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại.

-Thuở nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng (HD).

-Sau khi đỗ tú tài phần I, ông ra làm báo, viết văn, ông là một trong những cây bút chính của nhóm Tự Lực Văn Đoàn

-Là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn.

- Phong cách truyện ngắn: không có cốt truyện. Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tình

 

pptx23 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Thuyết trình về tác phẩm: Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA LỚP 11A11SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃITHUYẾT TRÌNH VỀ TÁC PHẨM : HAI ĐỨA TRẺ CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAMGV hướng dẫn: Đinh Thị Ngọc NgàTập thể lớp : 11A11HAI ĐỨA TRẺ Thạch LamI/ TÌM HIỂU CHUNG1.Tác giả -Thạch Lam (1910 -1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh.-Bút danh: Thạch Lam, Việt Sinh, Thiện Sĩ-Sinh ở Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại. -Thuở nhỏ sống ở quê ngoại – phố huyện Cẩm Giàng (HD).-Sau khi đỗ tú tài phần I, ông ra làm báo, viết văn, ông là một trong những cây bút chính của nhóm Tự Lực Văn Đoàn-Là người đôn hậu và rất tinh tế, rất thành công ở truyện ngắn. - Phong cách truyện ngắn: không có cốt truyện. Ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ. Mỗi truyện của ông như một bài thơ trữ tìnhTác giả Thạch Lam2.Tác phẩm -Hai đứa trẻ (in trong tập Ngắng trong vườn – 1938) là một trong những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn của Thạch Lam.(Bìa tác phẩm Hai đứa trẻ)II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢNA/ NỘI DUNGBức tranh hiện thực đời sống nơi phố huyện nghèo:Phố huyện lúc chiều tàn.:* Cảnh ngày tàn: - Âm thanh: + Tiếng trống thu không, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều + Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào. + Tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên. Âm thanh: Gợi sự buồn tẻ không đủ sức xua đi không khí tịch mịch của phố huyện.- Cảnh thiên nhiên: + Phương tây đỏ rực như lửa cháy. + Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. + Dãy tre làng đen lại, cắt hình rõ rệt trên nền trời. Gợi cảm giác về sự lụi tàn.* Cảnh chợ tàn: - Hình ảnh: + Người về hết, tiếng ồn ào cũng mất. + Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía + Một vài người bán hàng về muộn. + Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ven chợ. - Mùi vị: + Mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày hòa lẫn với mùi cát bụi. Cảnh chợ tàn phơi bày cái nghèo nàn xơ xác của phố huyệnCảnh chiều tà*Thời gian:-Thời gian chiều tối : thời gian kết thúc của 1 ngày và mở ra đêm tối-Truyện được mô tả trong 1 không gian tĩnh nhưng thời gian động : hoàng hôn  Đêm  Đêm khuya vì thế cảnh mỗi lúc 1 tối hơn  thời gian hòa quyện không gian tạo nên 1 thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới của nội tâm*Không gian:- Cảnh chiều tàn đi dần vào màn đêm tối được thu hẹp trong 1 không gian bé nhỏ của phố huyện nghèo- Không gian yên tĩnh , êm đềm của buổi chiều quê, “ một buổi chiều êm ả như ru” đang chuyển vào đêm- Đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát- Những con người nghèo khổ: + Mấy đứa trẻ con nhặt những gì có thể nhặt được -> tội nghiệp, đáng thương. + Mẹ con chị Tý: ngày mò cua, bắt tép. Tối bán hàng nước -> chả kiếm được bao nhiêu. + Bà cụ Thi: hơi điên, nghiện rượu. Tiếng cười khanh khách.-> H/a tiêu biểu cho những kiếp người tàn tạ về mặt tinh thần. + Bác Siêu: bán phở, ế ẩm + Gia đình bác Xẩm:H/a đứa trẻ con nhặt những rác bẩn vùi trong cát ven đường -> cuộc sống nghèo khổ, bế tắc. b) Cuộc sống con người nơi phố huyện+ Liên: ngồi lẫn vào nỗi buồn. Xót thương cho những kiếp nghèo 1 tâm hồn nhạy cảm, tinh tế có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. T/c yêu mến, gắn bó với quê hương, sớm biết cảm thông với những số phận bất hạnh.=> Chừng ấy con người, kiếp sống gộp thành 1 bức tranh về những kiếp người tàn tạ. Bức tranh đó gợi nên trong lòng người đọc nỗi buồn thương da diết về những cuộc đời, kiếp người sống bế tắc, lay lắt, ko tìm được lối thoát.2. Phố huyện lúc đêm tối.: *Cảnh đêm tối:-Bóng tối +Trời nhá nhem tối “cát lấp lánh từng chỗ, đường mấp mô”+Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối+Tối cả hết con đường thăm thẳm ra sông+Những bóng người từ từ đi trong đêm->Bóng tối bao trùm hết không gian phố huyện-Ánh sáng+Đèn hoa kì leo lét+Khe ánh sáng của vài cửa hàng còn thức+Vệt sáng của những con đom đóm+Một chấm lửa nhỏ và vàng đi trong đêm tối+Thưa thớt từng hột sáng đi qua phên nứa->Yếu ớt, le lói=> Ánh sáng làm nền tô đậm thêm bóng tối* Con người:- Chị Tý: dọn hàng với những suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày.- Bác phở Siêu: thổi lửa nấu phở -> đứng trước nguy cơ thất nghiệp.- Chị em Liên: bán hàng nhưng ế ẩm.- Vợ chồng bác Xẩm: góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu.Kiếp sống quẩn quanh, lặp di lặp lại, tẻ nhạt, ko tương lai.- Họ ước mơ: “1 cái gì tươi sáng hơn sự sống nghèo khổ hàng ngày”.=> Ước mơ rất mơ hồ càng cho ta thấy tình cảnh đáng thương, tội nghiệp.- Giọng văn: đều đều, chậm, buồn, tha thiết. Thể hiện niềm xót thương da diết của Thạch Lam3. Hình ảnh Hai chị em Liên và tâm trạng khi đợi đoàn tàu:Nhân vật Liên-Cha mất việc , mẹ làm hàng xáo, kinh tế gia đình sa sút-Chuyển từ Hà Nội về phố huyện nghèo sinh sống-Chị em Liên được giao trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ thuê lại của người khác  Liên là người con gái hiếu thảo đảm đang“Tàu đến chị đánh thức dậy nhé”. “Dậy đi An tàu đến rồi”.-Liên và em đều mong đợi tàu đến. Như một ước mơ khao khát có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thức chỉ để được ngắm đoàn tàu chạy qua, để chóc lát thoát khỏi cuộc sống nơi phố huyện để đến với cuộc sống náo nhiệt đầy ánh sáng.=> Đây là thế giới ước mơ của cả hai chị em Liên.-Chị em Liên luôn hoài niệm về quá khứ xa xưa, êm đềm ở Hà Nội “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội, chị được hưởng thức quà ngon lạ, bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền, được đi chơi bờ hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ” ; còn bây giờ: “Phở của bác Siêu là món quà xa xỉ, 2 chị em không bao giờ mua được”b.Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu *Đối với chị em Liên _Con tàu mang đến thế giới của kỉ niệm, đánh thức trong chị em Liên hình ảnh đẹp của quá khứ, mang đến cho Liền nguồn sáng lấp lánh khác hẳn nguồn sáng hiu hắt của phố huyện _Chị em Liên chờ đợi tàu không phải để bán thêm hàng mà vì muốn được nhìn thấy 1 thế giới khác sôi động sang trọng hơn, vì thế việc chờ tàu đem lại niềm vui cho 2 chị em Chờ đợi tàu trở thành 1 như cầu có thể khỏa lấp những khoảng trống mênh mông trong tâm hồn Liên, giúp Liên nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn cuộc sống phủ đầy bóng tối nơi phố huyện * Đối với phố huyện- Còi rú lên, rầm rộ đi trái ngược với sự yên tĩnh của phố huyện- Ánh sáng: toa đèn sáng trưng; đồng và kền lấp lánh trái với ánh sáng mờ mờ, leo lét nơi phố huyện.- Con người: sang trọng, huyên náo trái ngược với cảnh đời buồn tẻ nơi phố huyện. Chuyến tàu là một thế giới khác lạ: tưng bừng náo nhiệt. Đó là thế giới trong ước mơ của chị em Liên và những người dân nghèo nơi phố huyện. TL trân trọng, nâng niu khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt thoát khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh, ko cam chịu cái hiện tại tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh mình của hai đứa trẻ. =>Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm: Đừng bao giờ để cuộc sống con người chìm trong cái ao đời bằng phẳng. Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khát khao và xây dựng một cuộc sống có ý nghĩa. Những con người đang phải sống 1 cuộc sống tối tăm, mù mịt, tù túng hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn. -> Giá trị nhân văn, nhân bản đáng quí của truyện ngắn này. B/ NGHỆ THUẬT- Cốt truyện đơn giản.- Bút pháp tương phản, đối lập.- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng của nhân vật.- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.C/ Ý NGHĨA VĂN BẢN- Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị mà tha thiết của họ. CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI

File đính kèm:

  • pptxHai dua tre.pptx