Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Chiều tối

Phiên âm:

 Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

 Cô vân mạn mạn độ thiên không;

 Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

 Bao túc ma hoàn,lô dĩ hồng.

Dịch nghĩa:

 Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

 Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không;

 Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

 Ngô xay vừa xong,lò than đã đỏ.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn khối 11 - Chiều tối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiều tốiThực hiện: Hồ Mỹ Trân Quách Thị Quỳnh Thoa Thạch Gia Phát Hoàng My Nguyễn Thị Hiền Vy Ngyễn Thị Thu HuyềnPhiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn,lô dĩ hồng.Dịch nghĩa: Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ, Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không; Thiếu nữ xóm núi xay ngô, Ngô xay vừa xong,lò than đã đỏ.Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết,lò than đã rực hồng.I.Tìm hiểu chung1.Tác giả:Hồ Chí Minh (1890 - 1969)- Quê: Nam Đàn Nghệ An- Gia đình: Nhà nho yêu nước- Bản thân: Thông minh, yêu nước thương dân sâu sắc.- Sự nghiệp văn học: phong phú, đặc sắc.2. Tập thơ “Nhật kí trong tù”- Hoàn cảnh ra đời:8/1942: bị bắt giam vô cớ8/1942 – 9/1943: sáng tác 134 bài thơ. 3. Bài thơ Chiều tối- Vị trí: bài số 31 - Cảm hứng sáng tác: chuyến đường chuyển lao từ Tĩnh Tây – Thiên Bảo.II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc văn bản2. Bố cục:2 phần:+ hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên+hai câu thơ sau: bức tranh cuộc sống con người3. Tìm hiểu văn bảnHai câu thơ đầu:Bức tranh thiên nhiên Thời gian :chiều tốiKhông gian:bầu trời mênh mông.Miêu tả từ xa,tầm nhìn bao quát rộng lớn.-hình ảnh(nhân hóa)+quyện điểu:con chim mỏicánh chim sau một ngày rong ruổi,trong giờ khắc của ngày tàn đang về rừng tìm nơi tổ ấm.+cô vân:chòm mây cô đơnáng mây cô đơn,lẻ loi đang trôi chầm chậm giữa bầu trời cao rộng.+Mạn mạn:chậm chậm,trôi nổi,lững lờ.giữa bầu trời mênh mông,cánh chim và chòm mây càng cô đơn lẻ loi.Vẽ theo lối “chấm phá”,vẻ đẹp cổ điển mang phong vị Đường thi.*So sánh thiên nhiên và con người:+tương đồng về hình thức:đều cô đơn,mệt mỏi,mong muốn tìm được tổ ấm.+khác biệt về bản chất:thiên nhiên tự do con người mất tự do,đang bị áp giải và không biết đâu là chốn nghỉ ngơi.=> Hai câu thơ mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít mà gợi nhiều, chỉ hai nét phác họa mà gợi lên hồn cảnh vật. Qua đó, thể hiện bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ. Bởi vì nếu không có ý chí và nghị lực, không có phong thái ung dung tự chủ và sự tự do hoàn toàn về tinh thần thì không thể có những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế như thế trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tù đày.b,Hai câu cuối:bức tranh sinh hoạt của con ngườiHai câu đầuHai câu cuốiKhung cảnh thiên nhiênBức tranh đời sống con ngườiCảnh vật:trời mây,chim muônHình ảnh con người lao độngKhông gian:núi rừng hoang vuXóm núi ấm ápThời gian:chiều tốiĐêm tối nhưng lại bừng sáng ánh lửa hồng-> Hình ảnh cô giá xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khoẻ mạnh, đầy sức sống. -> Con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên.- Cô emxay ngô: Cảnh con người lao động đời thường bình dị quen thuộc - “ma bao túcBao túc ma hoàn” (lặp): lao động liên tục -> Cần mẫn, chăm chỉ: vòng quay không dứt của động tác xay ngô.-> Dòng lưu chuyển của thời gian một cách tự nhiên.- “Lò thanrực hồng”: ấm cúng và hạnh phúc. “hồng” là điểm sáng thẫm mĩ, là nhãn tự của bài thơ-> Hình ảnh thơ không tĩnh tại mà hướng đến ánh sáng, sự sống.- Ý nghĩa: + Gợi cuộc sống sum vầy, ấm áp, làm vợi đi ít nhiều nỗi đau khổ của người đi đày, mang lại niềm vui, sức mạnh, sưởi ấm lòng người tù. + Sự luân chuyển về thời gian: buổi chiều kết thúc, thời gian chuyển sang đêm tối nhưng là đêm tối ấm áp, bừng sáng. + Sự vận động từ nỗi buồn đến niềm vui, từ bóng tối đến ánh sáng. + Niềm tin, niềm lạc quan.=> Cảnh phát triển. Hình ảnh Hồ Chí Minh: vượt hoàn cảnh, tâm hồn hướng đến ánh sáng, gắn bó với cuộc đời, con người. Vẻ đẹp nghệ thuật – phong cách thơ Hồ Chí Minh: Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại.Tư tưởng bài thơ: cảm quan thiên nhiên của Bác xét đén cùng là cảm quan nghệ thuật.Trung tâm bài thơ chính là con người lao động và ngọn lửa của sự sống.Vì thế,bài thơ tuy viết về cảnh chiều tối nhưng lại thắp sáng lên trong lòng người đọc một ngọn lửa hồng ấm áp của niềm tin yêu đời.cám ơn thầy và cá bạn

File đính kèm:

  • pptChieu toi (2).ppt
Giáo án liên quan