A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS đạt được:
1. Kiến thức: Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
2. Kĩ năng: Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
3. Thái độ: Có niềm tin trong sáng vào cuộc sống mới.
6 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn ngữ văn 6 - Tiết 76: Văn bản: Cố hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76
Văn bản: CỐ HƯƠNG
Ngày soạn: 5.3. 2013
Ngày giảng:
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS đạt được:
1. Kiến thức: Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
2. Kĩ năng: Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm Cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
3. Thái độ: Có niềm tin trong sáng vào cuộc sống mới.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan.
- Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định tổ chức:(1 phút) – 9ª5: 9ª8:
2. Bài cũ: (5 phút)
H: Trong chương trình văn học nước ngoài lớp 6,7,8 em đã được đọc, học những tác phẩm, tác giả nào của Trung Quốc (thơ, văn xuôi, tác phẩm dân gian, tác phẩm trung đại, tác phẩm hiện đại...).
H: Đọc thuộc lòng bản dịch tiếng Việt một bài thơ Đường mà em còn nhớ. Bài thơ em vừa đọc hay ở chỗ nào?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu và vào bài...
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản.
Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, bố cục và phương thức biểu đạt của bài?
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ.
Thời gian: 10 phút.
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy
HĐcủatrò
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:(SGK/216)
2. Tác phẩm: (SGK/217)
- Phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự nhưng xen kẽ những đoạn hồi ức.
3. Bố cục của văn bản:
-“Tôi không quản ... làm ăn sinh sống”: “Tôi” trên đường về quê.
-“Tinh mơ ... như quét”: “Tôi” ở quê.
-Phần còn lại: “Tôi” trên đường xa quê.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. (SGK tr.216-217).
* GV tóm tắt những nét chính về tác giả, tác phẩm.
GV: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.
- Chú ý giọng điệu chậm buồn, hơi bùi ngùi khi kể, tả; giọng điệu ấp úng của nhân vật Nhuận Thổ, chao chát của Hai Dương, suy ngẫm, triết lí ở 1 số câu, số đoạn.
GV đọc kết hợp với kể tóm tắt những đoạn không đọc.
GV: Tóm tắt toàn truyện “ Kể lại chuyến thăm quê lần cuối của nhân vật “ tôi”, để bán nhà đưa cả gia đình đi sinh sống nơi khác.
- GV: Theo SGK có 11 từ khó - Gọi HS đọc Chú thích (SGK tr.216-217).
H: Tác giả đã lựa chọn ngôi kể như thế nào trong văn bản?
- Chọn ngôi kể thứ nhất cho nhân vật tôi, làm tăng tính chất trữ tình của truyện.( tôi trực tiếp quan sát, cảm xúc, suy ngẫm, phát biểu quan niệm). Nhưng không thể đồng nhất “tôi” và tác giả mặc dù Lỗ Tấn có sử dụng nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời mình nhưng đây vẫn là truyện ngắn (với những sáng tạo hư cấu nghệ thuật), có cách kể gần như hồi kí, có sử dụng những chi tiết có thực.
H: Phương thức biểu đạt chủ yếu của truyện là gì?
GV: - Cố hương là một truyện ngắn có yếu tố hồi kí (không phải là hồi kí).
- Biểu cảm là phương thức biểu đạt có vai trò quan trọng (có yếu tố hồi kí; dùng ngôi thứ nhất dẫn dắt câu chuyện và biểu hiện tình cảm, quan điểm, nguyện vọng; tình cảm thấm đẫm trong mỗi dòng, mỗi chữ, mỗi hình ảnh, chi tiết.
GV cho HS tìm và phân tích bố cục của truyện.
H: Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “Tôi”, hãy xác định bố cục của truyện.
(GV có thể cho HS thấy đặc điểm “Đầu cuối tương ứng” nhưng không lặp lại đơn thuần. Cố hương rất giàu màu sắc trữ tình, tuy vậy, cốt truyện vẫn rõ rệt, vẫn diễn ra theo trình tự thời gian – chú ý không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật: con đường, về quê trong đêm, rời quê lúc hoàng hôn).
-HS lắng nghe.
- HS đọc chú thích.
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời câu hỏi.
- HS xác định.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản.
Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, cắt nghĩa, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 25 phút.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật tôi (Tấn)
- Nhân vật chính là “tôi”.
a/ Trên đường về quê:
Kể kết hợp tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu giữa cảnh hiện tại và hồi ức.
Thôn xóm tiêu điều, im lìm dưới bầu trời vàng úa, u ám, lạnh lẽo, giữa đông.
b/ Những ngày ở nhà:
Kể, tả cảnh, người, việc; so sánh đối chiếu quá khứ và hiện tại
- Càng buồn hơn, cô đơn hơnvì cảnh vật, con người thay đổi Tâm trạng buồn, đau xót, cô đơn hơn vì người, cảnh, lễ giáo PK ngăn cách: thương cảm, thất vọng.
GV: chúng tiếp tục tìm hiểu văn bản
H: Trong truyện có những nhân vật nào? Sắp xếp thứ tự theo vai trò và tầm quan trọng của nó?
1. Nhân vật anh Tấn (tôi).
2. Nhuận Thổ.
3. Chị Hai Dương – Nàng Tây Thi đậu phụ.
4. Thằng bé Hoàng.
5. Thằng bé Thủy Sinh.
6. Bà mẹ.
7. Những người làng.
H: Truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
Truyện có hai nhân vật chính là Nhuận Thổ và “tôi”. (Nhuận Thổ có địa vị rất quan trọng: sự thay đổi của làng quê – nhân tố tác động mạnh đến tư tưởng Tôi). Nhuận Thổ không thể là nhân vật trung tâm vì phần đầu Nhuận Thổ chưa xuất hiện, phần cuối Nhuận Thổ chỉ xuất hiện trong suy tư, cảm nghĩ của Tôi.
H: Phân tích diễn biến tâm trạng “tôi” trong văn bản?
H: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất là gì? (So sánh cảnh trong hiện tại và hồi ức của Tôi).
- “tôi” những ngày ở nhà: so sánh đối chiếu quá khứ và hiện tại (mẹ, thím Hai Dương, Tôi – Nhuận Thổ, người làng, Thủy Sinh – Hoàng ).
- HS nêu tên các nhân vật
- HS thảo luận.
- HS trả lời cá nhân.
-HS phân tích.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
Hoạt động 3: luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức vào thực tiễn.
Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, kĩ thuật “động não”.
Thời gian: 10 phút.
III/ Luyện tập:
H: Nêu vắn tắt nội dung truyện?
- HS tóm tắt.
Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn HS học bài ở nhà.
Thời gian: 2 phút
IV/ Hoạt động nối tiếp:
- Đọc và tóm tắt lại toàn bộ văn bản.
- Chuẩn bị giờ sau học tiếp văn bản “ Cố hương”.
D/ Rút kinh nghiệm: .
File đính kèm:
- Tiết 76 CỐ HƯƠNG.docx