Bài giảng môn Ngữ văn 11 tiết 88: Từ ấy - Tố Hữu

II. Đọc hiểu văn bản

• Bố cục:

• 2 phần

• Phần1: Khổ 1( Niềm vui sướng, say mê của tác giả khi gặp lí tưởng cộng sản)

• Phần 2: Khổ 2,3 (Những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ)

 

ppt15 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 11 tiết 88: Từ ấy - Tố Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Xuân Đỉnh Từ ấy(Tố Hữu)Đọc văn tiết 88Chân dung Tố HữuChân dung Tố HữuTiểu dẫnII. Đọc hiểu văn bảnBố cục: 2 phần Phần1: Khổ 1( Niềm vui sướng, say mê của tác giả khi gặp lí tưởng cộng sản)Phần 2: Khổ 2,3 (Những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ)1. Khổ 1 ( Niềm vui sướng, say mê của tác giả khi gặp lí tưởng cộng sản)Hai câu thơ đầu Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua timCâu hỏi: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng? Đó có phải là những hình ảnh thực không? Qua cách sử dụng hình ảnh ấy em nhận xét gì về thái độ của tác giả? Em nhận xét gì về cách sử dụng động từ “bừng” , “chói”?Hai câu sau: Tâm hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chimCâu hỏi: Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để thể hiện niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng cộng sản? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nhận xét về cách sử dụng tính từ “rất”, “đậm”? Nhận xét về cách nói vắt dòng trong hai câu thơ này? Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời Vẫn vơ theo mãi dòng quanh quẩn Muốn thoát than ôi bước chẳng rời ( Nhớ đồng) Tôi đã khô như cây sậy bên đường Đâu dám ước làm hoa thơm quả ngọt Tôi đã chết lặng im như con chim không bao giờ biết hót Một tiếng ca lảnh lót cho đời Nếu chậm mùa xuân ấy em ơi ( Một nhành xuân)Nhận xét chung: Khổ thơ 1 thể hiện niềm vui sướng, say mê và lòng biết ơn, sự ngợi ca của nhà thơ khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Với bút pháp lãng mạn, 4 câu thơ đầu tiên được đánh giá là những câu thơ hay nhất nói về lí tưởng cách mạng.2. Khổ 2,3 (Những chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ). a. Khổ thơ 2 Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đờiCâu hỏi ( Thảo luận): Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, lẽ sống mới mà người đảng viên Tố Hữu nhận thức được là gì? Từ “buộc” có nghĩa là bắt buộc miễn cưỡng không? “Khối đời” nghĩa là gì? Em hiểu câu thơ 4 như thế nào?b. Khổ 3 (Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ). Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ.Câu hỏi: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Em nhận xét gì về cách sử dụng từ: “con”, “anh”, “em” ? Nhận xét về cách sử dụng biện pháp tu từ trong khổ thơ này?Nhận xét chung: Khổ thơ 2, 3 thể hiện lẽ sống đúng đắn, tiến bộ và những tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với quần chúng cần lao.Câu hỏi: tại sao nói bài thơ Từ ấy là tuyên ngôn về lẽ sống, đồng thời là tuyện ngôn về nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu?3. Tổng kết:Nội dung: Tâm trạng vui sướng, mê say khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản; thái độ thành kính, biết ơn đối với Đảng.Lẽ sống đúng đắn và những tình cảm hữu ái giai cấp cao đẹp của Tố Hữu.Nghệ thuật: Biện pháp tu từ: quen thuộc, thường gặp trong ca dao, dân ca: ẩn dụ, so sánhThể thơ: Thất ngôn, thể thơ truyền thống của văn học dân tộcNhững đặc điểm nghệ thuật này khiến thơ Tơ Hữu đậm đà bản sắc dân tộc; gần gũi, dễ thuộc, dễ nhớ; dễ đi vào tâm hồn bạn đọc.Giọng thơ: sôi nổi, nồng nànHình ảnh thơ: tươi sáng bay bổng lãng mạnKiểu câu thơ vắt dòng hiện đạiNhững đặc điểm nghệ thuật này khiến bài thơ mới mẻ, hấp dẫn, lôi cuốn khác hẳn cới thơ ca yêu nước cách mạng thời đó.Từ ấyTố Hữu

File đính kèm:

  • pptTu ay(6).ppt