Bài giảng môn Ngữ văn 10: Trao duyên ( trích Truyện Kiều)- Nguyễn Du (1)

- Sau đêm thề nguyền, Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liêu Dương.

- Gia đình Kiều gặp tai biến: cha và em bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, của cải bị cướp sạch.

- Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em. Đêm cuối cùng ở nhà, Kiều cậy nhờ Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10: Trao duyên ( trích Truyện Kiều)- Nguyễn Du (1), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP HÔM NAYGiáo vien: Hoàng Thị Trà HươngCHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔTRAO DUYÊNTRAO DUYÊN (Trích Truyện Kiều)Nguyễn DuI. giỚI THIỆU CHUNG: 1. Vị trí đoạn tríchĐoạn trích thuộc phần nào của tác phẩm?Truyện KiềuGặp gỡ và đính ướcGia biến và lưu lạcĐoàn tụĐoạn trích “Trao duyên”Từ câu 723 đến câu 756Vị trí : Khép lại cuộc sống êm đềm, hạnh phúc; mở ra đoạn đời nổi nênh, phiêu bạt, đắng cay của Thúy Kiều.- Sau đêm thề nguyền, Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liêu Dương.- Gia đình Kiều gặp tai biến: cha và em bị bắt, bị đánh đập tàn nhẫn, của cải bị cướp sạch.- Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha và em. Đêm cuối cùng ở nhà, Kiều cậy nhờ Thuý Vân trả nghĩa cho Kim Trọng.Những biến cố này xẩy ra vào giai đoạn nào của đời Kiều? Ý nghĩa của nó?Sự biến xảy ra khi Kiều mới “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” tâm hồn trong sáng và nhiều mơ ước ấy chưa có sự chuẩn bị để chống đỡ những nghiệt ngã của số phận  Tai họa  cú sốc tâm lí lớn3. Bố cụcĐoạn trích được chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của từng đoạn?- Hai đoạn:+ Đoạn 1: 14 câu đầu: Thúy Kiều trao duyên, cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng+ Đoạn 2: Còn lại: Tâm trạng bi kịch của Thúy Kiều khi trao duyênII.Đọc hiểu: 1.Thúy Kiều trao duyên, cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng “Nỗi riêng, riêng những bàn hoànDầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn”Đêm cuối trước ngày theo Mã Giám Sinh ra đi Khoảng thời gian thắt ngặt tạo nên sự dồn nén cảm xúc. Sau phút đắn đo “Hở môi ra cũng thẹn thùng, để lòng thì phụ tấm lòng cùng ai” kiều quyết định trao duyên cho em.Kiều trao duyên cho Thúy Vân ở thời điểm nào? Thời điểm đó tác động gì đến nhân vật? - Lời lẽ trao duyên:Cậy em em có chịu lờiNgồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa- Các từ: Cậy, chịu, lạy, thưa: Gợi không khí giao tiếp trang trọng, rất phù hợp với cảnh ngộ của Thúy Kiều.Cậy chứ không phải nhờ. Vì: + Cậy có thanh điệu trắc gây điểm nhấn lắng đọng cho câu thơ. + Cậy mang sức nặng của niềm tin, là sự tin cậy vào quan hệ ruột thịt. - Chịu lời chứ không phải nhận lời. Chịu lời là một sự ràng buộc khó chối từ, . Em có nhận xét gì về lời lẽ, hành động của Kiều đối với Thúy Vân?- Bình thường là trái đạo lí: Chị lạy em. Cử chỉ của Kiều khi trao duyên: Nhận xét: Kiều lựa chọn lời lẽ chính xác, chặt chẽ, đầy thắt buộc mà vẫn tế nhị - Trong hoàn cảnh này là có lí: Kiều lạy đức hi sinh cao cả của em. Em có suy nghĩ gì về cử chỉ lạy em của Kiều qualời thoại? - Nàng đã thề nguyền rất sâu nặng với Kim Trọng. Nhưng nàng buộc phải hi sinh chữ tình để giữ trọn chữ hiếu.Kiều đưa ra lí do trao duyên:Thúy Kiều đã đưa ra lí do trao duyên là gì, bằng lời lẽ, lập luận như thế nào?Khi gặp chàng Kim Sự đâu sóng gió bất kì Khi ngày quạt ước Giữa đường đứt ghánh tương tư Khi đêm chén thề Hiếu tình khôn lẽ...vẹn haiNhững kỉ niệm tình yêu >Tăng tính thuyết phục của lời nói,tạo tính chất lời nói thiết tha,kín kẽ,tế nhị.Ngoài chuyện thuyết phục, lời của Kiều còn cho thấy cảm nhận của nàng về bi kịch số phận, bi kịch tình yêu một cách sâu sắc. Lời nói thể hiện sự đau đớn tột cùng trước sự tan vỡ của tình yêu.Bên cạnh việc thuyết phục Thúy Vân lời nói của Kiều còn thể hiện điều gì?Để diễn tả nỗi đau của Kiều, Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?Sự cộng hưởng của điệp ngữ: Khi Gặp, khi ngày, khi đêm - Thành ngữ, nhịp điệuTâm trạng mâu thuẫn của Kiều khi trao duyên cho em được thể hiện như thế nào? Chiếc thoa: Kỉ niệm khởi đầu giao duyên - Bức tờ mây: Ghi lời thề ước Kiều trao lại cho em Vân nhận lời, việc trả nghĩa cho Kim Trọng đã xong - Kiều vẫn không thanh thản, nàng cố níu kéo bằng lời dặn “ Vật này của chung” Tâm trạng tiếc nuối, vò xé Trao duyên nhưng chẳng trao được tình.- Thông minh, đoan trang, tế nhị, hiếu thảo, tình nghĩa. Trong hoàn cảnh bi kịch, bối rối Kiều vẫn chọn lời lẽ chính xác, đầy sức thuyết phục Lời lẽ tha thiết, thấu lí đạt tình khiến Thúy Vân không thể từ chốiQua lời trao duyên em thấy Kiều thể hiện những phẩm chất gì?Sau khi trao duyên Kiều cảm nhận về hiện tại như thế nào?2. Tâm trạng bi kịch của Thúy KiềuNhìn lại hiện tại Kiều chỉ thấy mất mát: Duyên đã trao, tình yêu không còn, hạnh phúc chỉ là con số không tròn trĩnh.-Kiều bấu víu vào kỉ niệm của ngày gặp gỡ hẹn thề “ Phím đàn với mảnh hương nguyền” nhưng hai chữ “ Ngày xưa” đẩy lùi kỉ niệm êm đềm vào quá khứ xa xôi.Tương lai hiện lên trong dự cảm của Kiều như thế nào?Kiều cảm nhận về thân phận: - Nàng coi như mình đã chết. Đó là cái chết của tâm hồn. Vì nàng ý thức hạnh phúc của mình đã hết rồi, đã chấm dứt. Ý nghĩa: Tâm trạng xót xa, đau đớn đến tột cùng. Nàng mất tất cả. Tình yêu tan vỡ, nàng coi như mình đã chết. Dòng thời gian ở đây có sự hồi hoàn giưa hiện tại, quá khứ, tương lai. Giữa một không khí linh thiêng( Đốt lò hương, so tơ phím), hình ảnh, âm điệu thơ chập chờn thần linh ma mị ( Gió hiu hiu, ngọn cỏ, lá cây, hồn oan), thời điểm không xác định( mai sau, bao giờ)Kiều rơi vào tận cùng bi kịch của khổ đau, khủng hoảng. Kiều đối thoại với Thuý Vân, với Kim Trọng và độc thoại với chính mình.Với Kim Trọng: Kiều gửi đến Kim Trọng trăm nghìn lạy để tạ tội. Nàng gọi Kim Trọng là “tình quân”, “Kim lang”, “chàng”. Nàng tự coi chàng Kim là chồng nên mới đau đớn quên mất Thúy Vân ngồi trước mặt, làm tổn thương lòng tự trọng và cuộc sống tình cảm của Thúy Vân sau này. Kiều đối thoại vớinhững ai ? Nỗi buồn đau chất chứa kìm nén trong lòng Kiều giờ tuôn trào thành tiếng khóc nức nở vì đành phải phụ tình người yêu: Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang! Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây! Độc thoại nội tâm: Kiều tự ý thức về thân phận lỡ làng, nổi nênh, dang dở, phiêu bạtqua những thành ngữ; từ ngữ và câu cảm thán: Phận sao phận bạc như vôi Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng!=>giọng thơ xót xa chì chiết đay nghiến chính mình Thời gian tâm trạng như một dòng chảy miên man: hiện tại Ý nghĩa: + Sự khủng hoảng tinh thần làm Kiều mất ý niệm về thời gian. + Tâm trạng nàng giằng xé, đau đớn, tìm cách trốn tránh nhưng vẫn không thoát được thực tại tình yêu tan vỡ. Tóm lạiquá khứtương lai hư vôhiện tại. Tâm trạng phức tạp, đau khổ, tuyệt vọngTrước khi trao duyênKhi trao duyênSau khi trao duyênTình của mìnhTrắng taySống với hiện tạiSống với quá khứvà hiện tạiSống với tươnglai hư vô Em hãy tóm tắt những nét chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?Nội dungTâm trạng bi kịch tình yêu tan vỡ Thân phận bất hạnh của người phụ nữ tài sắcKhẳng định khát vọng về tình yêu hạnh phúc III.Luyện tập: 1. Ngôn ngữĐối thoạiĐộc thoạiNửa độc thoạiThời giantâm trạngHiện tạiQuá khứTương laiNghệ thuậtMiêu tả nội tâm Câu 1. “Của chung” trong câu “Duyên này thì giữ vật này của chung” là của những ai?A. Thuý Kiều với Kim Trọng 2. Lựa chọn đáp án đúng:DB. Thuý Vân với Kim TrọngC. Thuý Kiều với Thuý VânD. Thuý Vân, Kim Trọng và Thuý Kiều Câu 2. Dòng nào xác định không đúng vị trí của sự việc Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân? A. Sau việc bọn sai nha ập tới bắt cha và em trai Thúy Kiều B. Sau khi Kiều bán mình chuộc cha và em C. Sau khi Kim Trọng phải về hộ tang chú ở Liêu Dương D. Trước đêm Kim Trọng và Thuý Kiều thề nguyềnD Câu 3. Từ lạy trong câu: “Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” đã góp phần tạo không khí như thế nào cho câu chuyện trao duyên của Thúy Kiều?A. Sự thay bậc đổi ngôi: chị thành nhỏ bé, em thành lớn lao.B. Người được cả nhà chịu ơn bỗng thành người chịu ơn em gái mình.C. Quan hệ máu mủ thông thường thành quan hệ của lời nước non.D. Cả A, B và CD Câu 4. Thành công đặc sắc nhất về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích là gì? A. Miêu tả tâm lí nhân vật B. Lựa chọn, sử dụng từ ngữ, hình ảnh C. Dựng đối thoại, độc thoại D. Tạo tình huống đầy mâu thuẫnA Câu 5. Dòng nào dưới đây không đúng khi nhận định về cách xử lí thời gian trong Truyện Kiều? A. Sự khủng hoảng tinh thần khiến Kiều mất dần ý niệm về thời gian.B. Quá khứ, hiện tại, tương lai không còn ranh giới vì đều thương đau.C. Xáo trộn ngẫu nhiên, không theo một yêu cầu hay dụng ý nào cả. D. Dòng chảy của thời gian phải nương theo dòng chảy của cảm xúcCXin trân trọng cảm ơn thầy cô và các em

File đính kèm:

  • ppttrao duyen(1).ppt