I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà.Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của TP
-Về nghệ thuật,nắm được NT miêu tả nội tâm của đoạn trích
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:-Tác phẩm:Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn
-Thiết kế bài giảng
2.Trò:-Bài soạn
III.Tổ chức các HĐ dạy học:
1.Ổn định:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:-Từ đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, hãy cho biết tính cách của TP và QC?
-Ý nghĩa của Hồi trống Cổ Thành?
55 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 79, 80: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ
Tiết 79-80
Ngày soạn:13/3/08 (Trích Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn)
I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt nguồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà.Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của TP
-Về nghệ thuật,nắm được NT miêu tả nội tâm của đoạn trích
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:-Tác phẩm:Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn
-Thiết kế bài giảng
2.Trò:-Bài soạn
III.Tổ chức các HĐ dạy học:
1.Ổn định:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:-Từ đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, hãy cho biết tính cách của TP và QC?
-Ý nghĩa của Hồi trống Cổ Thành?
3.Bài học:
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-HS đọc tiểu dẫn
-Nêu vài nét về TG?
-Cho biết những nét CB về TP ?
-Bản dịch có những ý kiến nào?
-HS đọc VB
Yêu cầu:Giọng buồn ,đều đều,nhịp chậm,chú ý các điệp từ,điệp ngữ bắc cầu:đèn biết chăng-đèn có biết dường bằng chẳng biết...
-GV đọc lại VB
-Cho biết bố cục đoạn trích và đại ý mỗi đoạn?
-Nhận xét những động tác của chinh phụ?
-Tìm những biện pháp Nt và phân tích tác dụng?
-Hình ảnh hoa đèn, chiếc bóng gợi lên điều gì?
-Câu 7-8 mang giọng điệu gì?Giọng điệu ấy thể hiện điều gì trong tâm trạng tác giả?
-Từ những hình ảnh thiên nhiên,tác giả muốn gợi tả điều gì?
-NT được sử dụng trong 2 câu thơ này là gì?Tác dụng?
-Những hành động của chinh phụ được thực hiện trong một tâm thế như thế nào?
-Nhận xét về những hình ảnh được sử dụng?
-Nỗi nhớ được miêu tả trong câu 20 như thế nào?
-Câu 21 mở ra một không gian như thế nào?Nó gợi lên một thực tế gì của CP?
-Những hình ảnh ở câu thơ cuối gợi lên điều gì trong tâm trạng của CP?
-Thử hình dung tâm trạng của CP trong đoạn trích?
GV hướng dẫn HS luyện tập:
-ND đoạn trích?
-NT biểu hiện tâm trạng?
-Nêu ý nghĩa tư tưởng đoạn trích?
-HS:Đọc ghi nhớ
I.Giới thiệu chung
1.Tác giả:
-Đặng Trần Côn(?-?)người làng Nhân Mục,huyện Thanh Trì(nay:Thanh Xuân,
Hà Nội)
-Sống khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII
2.Tác phẩm:Chinh phụ ngâm
a.Hoàn cảnh sáng tác:
-Đầu đời Lê Hiển Tông:nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh Thăng Long
->Triều đình đánh dẹp,trai tráng phải ra trận->Cảm hứng sáng tác của ĐTC
-Nguyên văn bằng chữ Hán,gồm 476 câu thơ làm theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau)
b.Nội dung:-Oán ghét chiến tranh phi nghĩa
-Tâm trạng khao khát tình yêu,hạnh phúc lứa đôi
c.Nghệ thuật:-Độc thoại nội tâm
-Tả cảnh ngụ tình
-Bản dịch:Thể thơ song thất lục bát với âm điệu khi rắn rỏi,lúc mềm mại giàu tính nhạc------>Tâm trạng nhân vật trữ tình
3.Về bản dịch:Có 2 ý kiến:
-Đoàn thị Điểm (1705-1748)
-Phan Huy Ích (1750-1822)
II.Hướng dẫn đọc- hiểu:
1.Đọc:
2.Vị trí đoạn trích và bố cục:
a.Vị trí:Trích từ câu 193-216
b.Bố cục: 3 đoạn
-Đoạn1:8 câu đầu->Nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ
-Đoạn 2:8 câu tiếp->Nỗi cô đơn,niềm khao khát hạnh phúc và cả nỗi lo sợ về tương lai
-Đoạn 3:Còn lại:Nỗi thương nhớ và thực tế phũ phàng
3.Tìm hiểu VB:
a.8 câu đầu:
-Câu 1-2:Những hành động:Đi đi lại lại,buông rèm, cuốn rèm...->không mục đích,vô nghĩa----->Tâm trạng cô đơn
-Câu3-6:
+Thước chẳng mách tin->Sự chờ đợi vô vọng
+Có đèn biết chăng?
+Đèn có biết ....chẳng biết
->NT: Chuyển giọng từ lời kể sang độc thoại nội tâm,điệp ngữ bắt cầu,câu hỏi tu từ -->Nỗi buồn triền miên ,day dứt không yên
+Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi àKhông tìm được đối tượng để chia sẻ
-Câu 7-8:
+Hình ảnh hoa đèn, chiếc bóng->Nỗi cô đơn đến tột đỉnh(mô típ một đèn một bóng)
+Giọng kể->Sự đồng cảm của tác giả
=>Hành động ,hình ảnh chinh phụ trong đêm bên ngọn đèn àTâm trạng cô đơn khắc khoải của chinh phụ
b.8 câu tiếp:
-Câu 9-10:
+Âm thanh:Tiếng gà->Động tả tĩnh
+Hình ảnh:bóng hoè->Gợi cảm giác hoang vắng
->Lấy ngoại cảnh ->tả tâm trạng:Thao thức đợi chờ vò võ
-Câu 11-12:
NT so sánh:Như niên,tựa miền biển xa->Cụ thể hoá mối sầu dằng dặc
-Câu 13-16:
+Gượng đốt hương
+Gượng soi gương
+Gượng gảy đàn
->Hành động miễn cưỡng và không giải toả được tâm trạng mà ngược lại nó làm nàng đau xót hơn
NT:Hình ảnh ước lệ tượng trưng nhưng vẫn thể hiện được 1 tâm trạng thật
=>Tác giả tiếp tục biểu hiện tâm trạng cô đơn sầu muộn của chinh phụ trong đêm khuya ,đồng thời còn bộc lộ niềm khát khao hạnh phúc và cả nỗi lo sợ về tương lai của chinh phụ
c.8 câu cuối:
-Câu 17-20:
+Nghìn vàng->Trân trọng nâng niu (nỗi nhớ)
+Non Yên->H/ả ước lệ->Nơi chiến trận ngoài biên ải xa xôi
+Nhớ chàng thăm ...trời->Cụ thể nỗi nhớ:Trải rộng theo không gian
àChinh phụ cố nén nỗi buồn để gửi nhớ thương đến chinh phu->Sự gắng gượng tích cực mong vơi bớt cảnh ngộ lẻ loi đơn chiếc
-Câu 21-24:
+Trời thăm thẳm...->Không gian vô tận,ngăn cách->Tình cảnh lẻ loi,đơn chiếc vẫn là một thực tế phũ phàng
+Hình ảnh: sương,mưa,tiếng côn trùng->
Cảm giác lạnh lẽo->Gợi sự cô đơn,buồn nhớ
=>Tác giả thể hiện nỗi nhớ của chinh phụ theo chiều rộng của không gian.Chinh phụ muốn gửi nỗi nhớ đến chinh phu để vơi bớt nỗi niềm nhưng cô đơn vẫn là một thực tế phũ phàng
4.Hướng dẫn tổng kết,luyện tập:
a-ND:Diễn biến tâm trạng chinh phụ :
Cô đơn,buồn rầuàda diết,nhớ thương---àkhao khát,cô đơn,buồn rầu
b-Nt biểu hiện tâm trạng:Cử chỉ,hành động,điệp từ,điệp ngữ vòng tròn ,hình ảnh thiên nhiên,so sánh, ước lệ,câu hỏi tu từ...
c-Ý nghĩa tư tưởng đoạn trích:
-Đồng cảm với khao khát HP lứa đôi-
->Giá tri nhân văn,nhân đạo TP
-Gián tiếp lên án chiến tranh PK
d.Ghi nhớ:SGK
4.Dặn dò:-Chuẩn bị bài:Lập dàn ý bài văn NL
-Tìm đọc TP:Chinh phụ ngâm
Tiết thứ:81
Ngày soạn:18/3/08
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý bài văn NL
-Lập được dàn ý cho bài văn NL
-Có ý thức và dần hình thành thói quen lập dàn ý trước khi viết các bài văn NL
trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:Thiết kế bài học
2.Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1 Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:Cho biết cách tóm tắt VB thuyết minh?
3Bài học:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-Hãy cho biết tác dụng của việc lập dàn ý?
-HS theo dõi đề bài SGK
-Bài văn cần làm sáng tỏ vấn đề gì?
-Quan điểm của chúng ta về vấn đề đó như thế nào?
-Sách là gì?
-Sách có tác dụng như thế nào?
-Thái độ của chúng ta đối với sách và việc đọc sách như thế nào?
-Luận điểm 1 có những luận cứ nào?
-Luận điểm 2 có những luận cứ nào?
-Luận điểm 3 có những luận cứ nào?
-GV:Hướng dẫn HS lập dàn ý
-HS đọc Ghi nhớ
-GV:Chia nhóm thảo luận
-HS:Trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
-GV:Định hướng thêm
I.Tác dụng của việc lập dàn ý:
-Sắp xếp,lựa chọn những nội dung CB
định triển khai vào bố cục 3 phần
-Tác dụng:Viết đúng trọng tâm,mạch lạc,chủ động thơì gian,tránh lạc ý,thiếu ý,mất cân đối
II.Cách lập dàn ý bài văn NL:
1.Lập dàn ý cho đề bài SGK:
a.Tìm ý cho bài văn:
a1/Xác định luận đề:
-Sách:cung cấp tri thức, hiểu biết->
Trưởng thành về nhận thức
-Đây là 1 luận đề đúng đắn
a2/Xác định các luận điểm: Có 3 luận điểm:
-Luận điểm1:Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người bởi nó ghi lại những hiểu biết về tự nhiên XH...
-Luận điểm 2:Sách mở mang sự hiểu biết cho con người về thế giới tự nhiên,XH,về kinh nghiệm sống...
-Luận điểm 3:Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách:Trân trọng,giữ gìn,chọn sách đọc 1 cách nghiêm túc...
a3/Tìm các luận cứ cho các luận điểm:
-Đ/v luận điểm 1:->Luận cứ:
+Sách:Sản phẩm tinh thần
+Sách:phản ánh lưu giữ những thành tựu khoa học và kinh nghiệm sống của nhân loại
+Sách là phương tiện có thể giúp ta vượt qua thời gian và không gian
-Đ/v luận điểm 2:->Luận cứ:
+Sách giúp ta hiểu biết về mọi lĩnh vực
tự nhiên và XH
+Sách là người bạn tâm tình giúp ta tự hoàn thiện mình về nhân cách
-Đ/v luận điểm 3:->Luận cứ:
+Đọc và làm theo sách tốt,phê phán sách có hại
+Tạo thói quen lựa chọn sách,hứng thú đọc sách và học theo các sách có nội dung tốt
+Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế đời sống
b.Lập dàn ý:
I.MB:
-Nêu luận đề(Trực tiếp hoặc gián tiếp)
II.TB:
1.Luận điểm 1:
a.Luận cứ 1
b.Luận cứ 2
...
2.Luận điểm 2:
a.Luận cứ 1:
b.Luận cứ 2:
...
3.Luận điểm 3:
a.Luận cứ 1:
b.Luận cứ 2:
...
III.KB:
-Khẳng định vai trò và tác dụng của sách đối với con người
III.Luyện tập:
1.Bài tập1:
a.Có thể bổ sung một số ý còn thiếu:
-Đức và tài có quan hệ khắng khít với nhau trong mỗi con người
-Cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện,phấn đấu để có cả tài lẫn đức
b.Lập dàn ý:
*MB:
-Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh
-Định hướng tư tưởng của bài viết
*TB:
-Giải thích câu nói của HCM
-Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện,tu dưỡng của từng cá nhân
*KB:
-Cần phải thường xuyên học tập,rèn luyện,phấn đấu để có cả tài lẫn đức
4.Củng cố, dặn dò:
-Tác dụng của việc lập dàn ý
-Cách lập dàn ý
-Giải bài tập2 SGK và Soạn bài Truyện Kiều
**********
Tiết 82
Ngày soạn:19/3/08 TRUYỆN KIỀU
Nguyễn Du
I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Nắm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xh và tiẻu sử ND có ảnh hưởng đến sáng tác của ông
-Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về nội dung và NT trong các tác phẩm của ND
-Nắm được một số đặc điểm cơ bản về nội dung và NT của Truyện Kiều qua các đoạn trích
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:-Thiết kế bài giảng
2.Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:KT sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
-Cho biết hoàn cảnh ra đời tác phẩm Chinh phụ ngâm?
-Đọc 8 câu thơ đầu đoạn trích và cho biết nội dung và nghệ thuật của nó?
-Nêu ý nghĩa tư tưởng đoạn trích?
3.Bài học:
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-HS thảo luận:Aûnh hưởng của quê hương gia đình -những vùng văn hoá đối với thiên tài ND?
-GV:Bao giờ Ngàn Hống hết cây
Sông lam hết nước,họ này hết quan
-GV:Một phen thay đổi sơn hà
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu
-HS thảo luận:-Cuộc đời ND có thể chia thành những giai đoạn nào?Từng giai đoạn có những ảnh hưởng gì đến văn chương của ông?
-GV:Lấy dẫn chứng minh hoạ cho 3 giai đoạn cuộc đời ND
-Nêu tên nhữngTP viết bằng chữ Hán?
-Nội dung cơ bản của các tập thơ,đặc biệt là tập Bắc thành tạp lục là gì?
-GV:Dẫn chứng
-Nêu tên những sáng tác bằng chữ Nôm
của ND?
-Giới thiệu vài nét về Truyện Kiều?
-Giới thiệu vài nét về Văn tế thập loại chúng sinh?
-Nêu những nội dung cơ bản được thể hiện trong sáng tác của ND?
-GV:Dẫn chứng:Đạm Tiên ,Thuý Kiều,Tiểu Thanh,người ca nữ Long Thành,những người ăn mày gặp trên đường đi sứ,những ca nhi,kỹ nữ...
“Đau đớn thay....
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu
(Văn chiêu hồn)
-D/C:Hậu thế nhân gian giai thượng quan.Địa địa xứ xứ giai Mịch La
(Người đời sau ai cũng là Thượng Quan
.Trên mặt đất đâu đâu cũng có sông ML )
-D/C:Thuý Kiều,Đạm Tiên,Tiểu Thanh
-D/C:TK-KT
-Nêu những đặc điểm NT?
I.Cuộc đời:
1.Aûnh hưởng của quê hương,gia đình-những vùng văn hoá
-Quê cha:Tiên Điền,Nghi Xuân ,Hà Tĩnh: anh kiệt,nghèo khổ
-Quê mẹ:Kinh Bắc(BN) hào hoa,cái nôi của dân ca quan họ
-Quê vợ:Thái Bình
-Nơi sinh ra và lớn lên:Kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến
-Gia đình quan lại có danh vọng lớn,học vấn cao nổi tiếng
=>Tất cả hun đúc nên con người và thiên tài ND
2.Thời đại,xã hội:
-Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX,XH phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng:
+Khởi nghĩa nông dân
+Kiêu binh nổi loạn
+Phong trào Tây Sơn
+Nhà Nguyễn thành lập
-ND chứng kiến và trải qua những biến động ấy->ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của ông
3.Cuộc đời:-Nguyễn Du(1765-1820)
*Thời thơ ấu và thanh niên:+ Sống sung túc và hào hoa ở Thăng Long.
->Có thể đã ám ảnh->Hình tượng những người ca nhi,kỹ nữ với tiếng đàn giọng hát,thân phận khổ đau trong thơ văn ND
*Trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn
Hơn 10 năm gió bụi lang thang ở quê vợ,rồi quê hương trong nghèo túng->Học hỏi nắm vững ngôn ngữ NT dân gian----->Hình thành phong cách ngôn ngữ của các sáng tác bằng chữ Nôm
(Truyện Kiều)
*Làm quan triều Nguyễn:+Đường hoạn lộ khá thuận lợi
+Chuyến đi sứ TQ->Để lại dấu ấn sâu đậm,nâng tầm khái quát của những tư tưởng về XH và thân phận con người trong sáng tác
II.Sự nghiệp VH:
1.Các sáng tác chính:
a.Sáng tác bằng chữ Hán:
-Thanh Hiên thi tập:78 bài,viết trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn
-Nam trung tạp ngâm:40 bài,viết trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình
-Bắc thành tạp lục:131 bài,viết trong thời gian đi sứ TQ
=>Thể hiện tư tưởng,tình cảm nhân cách của nhà thơ.Đặc biệt Bắc thành tạp lục,ND thể hiện :
+Ca ngợi,đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản diện
+Phê phán XHPK chà đạp lên quyền sống con người
+Cảm thông với những thân phận bé nhỏ,bị đoạ đày hắt hủi
b.Sáng tác bằng chữ Nôm:
-Truyện Kiều:(Đoạn trường tân thanh,3254 câu thơ lục bát) - Từ cốt truyện:Kim Vân Kiều truyện->ND sáng tạo nên một TP mới:Tự sự -trữ tình
-Văn tế thập loại chúng sinh(Văn chiêu hồn):
+Thể thơ:Song thất lục bát
+Thể hiện tấm lòng nhân ái của ND:
Hướng tới những linh hồn bơ vơ,không nơi nương tựa nhất là phụ nữ và trẻ em
2.Một vài đặc điểm nội dung và NT thơ vă ND
a.Nội dung:
-Chữ tình:
+Thể hiện tình cảm chân thành,sự cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống và con ngưới đặc biệt là những con người nhỏ bé,những số phận bất hạnh những số phận tài hoa bạc mệnh->Những khái quát thường mang tính triết lý và thấm đẫm cảm xúc
+Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ PK...chà đạp lên quyền sống con người
+ Đề cập vấn đề thân phận người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật->XH cần trân trọng những giá trị tinh thần và người sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó
+Đề cao quyền sống con người,đồng cảm và ca ngợi tình yêu đôi lứa,khát vọng tự do và hạnh phúc con người trần thế
b.Đặc điểm NT:
+Học vấn uyên bác, thành công trong nhiều thể loại thơ ca:Ngũ ngôn cổ thi,ngũ ngôn luật,thất ngôn luật và ca,
hành(nhạc phủ)
+Thơ lục bát,song thất lục bát chữ Nôm đạt đến đỉnh cao
+ND đã góp phần trau giồi ngôn ngữ VH dân tộc,làm giàu cho tiếng Việt
4.Củng cố ,dặn dò:
-Những ảnh hưởng từ quê hương ,gia đình,thời đại,cuộc đời đến sáng tác của ND
-Nội dung và NT thơ văn ND
-HS:Đọc lại TP và tóm tắt Truyện Kiều
*******
Tiết 83-84
Ngày soạn:25/3/08 PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I.Mục tiêu:Giúp HS
-Nắm được khái niệm ngôn ngữ NT và phong cách ngôn ngữ NT với các đặc trưng cơ bản của nó
-Có kỹ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ NT
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:Thiết kế bài giảng
2.Trò:Soạn bài
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:Không
3.Bài học:
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV nêu ví dụ:”Tiếng gà le te lần lượt tự nhà nọ truyền đến nhà kia.Dưới lớp mái lụp xụp của túp lều tranh,chị Dậu
và vầng trăng tàn thơ thẩn nhìn nhau,
dường như đôi bên đều có riêng một tâm sự” (Ngô Tất Tố)
-Em có nhận xét như thế nào về ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn?
-Định hướng:+Âm thanh:Tiếng gà:Le te
+Hình ảnh:Lớp mái lụp xụp,chị Dậu và vầng trăng tàn thơ thẩn nhìn nhau
+Màu sắc(ánh sáng):Vầng trăng tàn
-Ngôn ngữ NT là gì?
-Có mấy loại ngôn ngữ NT?
-Ngôn ngữ NT thực hiện chức năng gì?
-GV:Lấy ví dụ yêu cầu HS phân tích
-GV:Chức năng thẩm mỹ:Biểu hiện cái đẹp và khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ ở người nghe,người đọc
-Mối quan hệ giữa ngôn ngữ NT và ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
-HS:ĐọcVB
-Cách diễn đạt nào cụ thể sinh động hơn?
-Cách diễn đạt nào hàm súc hơn?
-Cách diễn đạt nào gợi cảm hơn?
-Rút ra nhận xét về tính hình tượng của phong cách NT?
-HS xem thêm VD SGK
-Để tạo ra hình tượng NNNT người ta thường dùng những phép tu từ nào?
-GV:Nêu và phân tích một số ví dụ khác
-HS lấy VD và phân tích để chỉ ra tính đa nghĩa
-GV:Phân biệt tính cảm xúc trong ngôn ngữ sinh hoạt với tính truyền cảm trong
ngôn ngữ NT:
+NNSHoạt:Những yếu tố diễn đạt cảm xúc như ngữ điệu,từ ngữ...mang tính tự nhiên của người nói
+NNNThuật:Người viết(nói)sử dụng ngôn ngữ không chỉ diễn đạt cảm xúc của mình mà còn gây hiệu quả lan truyền cảm xúc,tức là làm cho người nghe ,người đọc cũng vui buồn tức giận yêu thương...như chính người viết (nói)
GV:Phân biệt tính cá thể của ngôn ngữ sinh hoạt với tính cá thể hoá của ngôn ngữ NT:
+NNSHoạt:Tính cá thể như là một tính chất tự nhiên của người nói(đặc điểm cấu âm,giọng nói,từ ngữ,cách nói) để ta có thể nhận biết người này với người khác
+Tính cá thể hoá của ngôn ngữ NT là khái niệm có nội hàm rộng,bao gồm cách thể hiện riêng,một tình huống,một tâm trạng,một tính cách...
-GV:Hướng dẫn HS luỵện tập
I.Ngôn ngữ nghệ thuật:
1.Ngôn ngữ NT: là ngôn ngữ gợi hình gợi cảm được dùng trong VB NT
-Lưu ý:Còn được sử dụng trong lời nói hằng ngày và cả trong VB thuộc các phong cách ngôn ngữ khác
2.Các loại:Có 3loại:
+Ngôn ngữ tự sự trong truyện,tiểu thuyết, bút ký,ký sự,phóng sự...
+Ngôn ngữ trong ca dao,vè,thơ(nhiều thể loại khác nhau)
+Ngôn ngữ sân khấu trong kịch,chèo,
tuồng...
3.Chức năng:-Thông tin
-Quan trọng là chức năng thẩm mỹ
4.Ngôn ngữ NT và ngôn ngữ hàng ngày:
+Ngôn ngữ NT lấy ngôn ngữ tự nhiên hàng ngày làm chất liệu nhưng khác với ngôn ngữ hàng ngày ở chức năng thẩm mỹ
*Ghi nhớ:SGK
II.Phong cách ngôn ngữ NT:
1.Tính hình tượng:
a.Tìm hiểu VB:
*VB1:
Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng
(TH-Ta đi tới)
*VB2:”Dân tộc ta đã trưởng thành trong chiến tranh.Kẻ thù không còn hi vọng để ngăn cản sự phát triển mạnh mẽ,to lớn của một dân tộc từng bị áp bức ở hầm mỏ và nông thôn”
-Nhận xét:Tính hình tượng của PCNN
nghệ thuật là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể,hàm súc và gợi cảm trong một ngữ cảnh
b.Cách tạo ra hình tượng ngôn ngữ:
-Dùng nhiều phép tu từ:So sánh,ẩn dụ ,hoán dụ,nói quá,nói giảm,nói tránh...
(thực tế còn có sự đóng góp của nhiều
yếu tố ngôn ngữ khác như hình tượng âm thanh chẳng hạn)
c.Tính đa nghĩa của NNNT:
VD:Bánh trôi nước của HXH,Thề non nước của TĐ
-Tính đa nghĩa có quan hệ mật thiết với tính hàm súc
VD:Bánh trôi nước,Hương Sơn phong cảnh ca....
2.Tính truyền cảm:
VD:-Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Nguyễn Đình Thi
->Lòng yêu quê hương tha thiết,lòng căm giận quân giặc của nhà thơ->Tình yêu quê hương của người đọc
-Sông Đà tuôn dài,tuôn dài một áng tóc trữ tình.Đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban,hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân
->Tình cảm mến yêu con sông Đà
*Nhận xét:-Tính truyền cảm trong ngôn ngữ NT thể hiện ở chỗ làm cho người nghe người đọc cùng vui, buồn ,yêu thích...như chính người viết (nói)
-Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh có khả năng gợi ra những cảm xúc tinh tế.
Ngôn ngữ văn xuôi NT,nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự ,miêu tả,biểu cảm,phối hợp với các biện pháp NT khác->tạo nhịp điệu tiết cấu cho câu văn
3.Tính cá thể hoá :
-Tính cá thể hoá thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt chung(ngữ âm,từ vựng,cú pháp,tu từ...)
của cộng đồng vào việc xây dựng hình tượng NT của mỗi nhà văn nhà thơà
Mỗi người một giọng riêng,một phong cách riêng,không dễ bắt chước,pha trộn
VD:-Nguyễn Khuyến khác Tú Xương
-Tính cá thể hoá còn được thể hiện:+ ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm NT
+Nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc,từng hình ảnh,từng tình huống trong TP
III.Luyện tập:
1.Các phép tu từ:so sánh,ẩn dụ,hoán dụ,tượng trưng...và đặc biệt là cách nói hàm ẩn trong những ngữ cảnh tu từ
2.Tính hình tượng được xem là tiêu biểu nhất trong các đặc trưng vì:
-Là phương tiện và là mục đích sáng tạo NT
-Trong hình tượng ngôn ngữ đã có những yếu tố gây cảm xúc và truyền cảm
-Cách lựa chọn từ ngữ,sử dụng câu để xây dựng hình tượng NT thể hiện cá tính sáng tạo NT
3.a.Từ ngữ được lựa chọn để điền vào chỗ trống là từ ngữ có nét nghĩa cảm xúc
:Canh cánh->thường trực và day dứt,trăn trở băn khoăn
b.Từ ngữlựa chọn phải sát nghĩa với ngữ cảnh và phải đảm bảo luật thơ:
-Rắc:Hành động đáng căm giận
-Giết:Hành vi tội ác mù quáng
->Các từ trên không chỉ gọi đúng tâm trạng,miêu tả đúng hành vi,mà còn bày tỏ được thái độ,tình cảm của người viết
4.*Giống nhau:
-Đều lấy cảm hứng từ mùa thu
-Đều XD thành công hình tượng mùa thu
*Khác nhau:
-Sử dụng các từ ngữ,hình ảnh khác nhau
-Nhịp điệu khác nhau
-Các tác giả ở các thời đại khác nhau,tâm trạng khác nhau,dấu ấn cá nhân khác nhau
4.Củng cố,dặn dò:
-Ba đặc tính nổi bật của phong cách ngôn ngữ NT
-Làm các bài tập SGK
-Chuẩn bị bài TRAO DUYÊN
********
Tiết thứ: 85 ,86 TRAO DUYÊN
Ngày:28/3/08 Trích Truyện Kiều -ND
I.Mục tiêu:Giúp HS
-Hiểu được tình yêu sâu nặng và bi hịch của Kiều qua đoạn trích.Đối với Kiều tình và hiếu thống nhất chặt chẽ
-Nắm được NT miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích
II.Chuẩn bị:
1.Thầy:Thiết kế bài học
2.Soạn bài:
III.Tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức :KT sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: -Tóm tắt Truyện Kiều của ND?
-Nêu những đặc điểm nội dung của sáng tác ND?
3.Bài học:
HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-HS đọc Tiểu dẫn
-HS đọc đoạn trích:
+Chậm và tha thiết
+Phần sau (độc thoại) giọng đọc khẩn thiết não nùng
-HS:Tìm bố cục đoạn trích
-Cho biết những nét nghĩa của từ :Cậy, chịu so với nhờ, nhận trong 2 câu thơ đầu?
-Vì sao TK lại lạy TV?
-HS:Thảo luận về lý lẽ trao duyên của TK(6 câu tiếp)
-GV:+Chắp mối...mặc em->Ý ràng buộc,tuỳ em định liệu
+Kể từ....vẹn hai-> Nhắc lại vắn tắt mối tình và sự lựa chọn hy sinh tình cho hiếu
+Ngày xuân ...nướ
File đính kèm:
- GIAO AN 10 CT chuan.doc