Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 37: Đọc văn Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)

1/Phạm Ngũ Lão (1255- 1230 ) :

 -Là một vị tướng tài thời nhà Trần. Ong có nhiều

Công lao trong cuộc kháng chiến chống Nguyên –

Mông và được vua Trần quý trọng ngay cả khi

sống và lúc qua đời.

- Phạm Ngũ Lão thích ngâm thơ, đọc sách và

 được ngợi ca là người văn –võ tòan tài.

- Tác phẩm của ông còn lại 2 bài thơ : “Tỏ lòng”

 và “Viếng Thượng tướng quốc công ”

 

ppt11 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 37: Đọc văn Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37- đọc vănTỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão )I/ Tìm hiểu chung :1/Phạm Ngũ Lão (1255- 1230 ) : -Là một vị tướng tài thời nhà Trần. Oâng có nhiềuCông lao trong cuộc kháng chiến chống Nguyên –Mông và được vua Trần quý trọng ngay cả khi sống và lúc qua đời. - Phạm Ngũ Lão thích ngâm thơ, đọc sách và được ngợi ca là người văn –võ tòan tài. - Tác phẩm của ông còn lại 2 bài thơ : “Tỏ lòng” và “Viếng Thượng tướng quốc công”2/ Hòan cảnh sáng tác bài thơ : - Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần chống quân Xâm lược Nguyên Mông lần thứ 2.II/ Đọc hiểu : 1. Đọc bài thơ và tìm hiểu nghĩa của từ khó: - Đọc bài thơ ( cả phiên âm và dịch nghĩa, dịch thơ ). Chú ý đọc diễn cảm thể hiện giọng thơ hào sảng , tự tin, tâm huyết , mạnh mẽ mang “hào khí Đông A”. - Các từ khó có chú giải : Nam tử, công danh, Vũ hầu, tam quân, nuốt trôi trâu -Nhan đề của bài thơ : “Tỏ lòng” dịch từ hai chữ “Thuật hoài” – nghĩa là bày tỏ khát vọng và hoài bão trong lòng của một vị tướng tài đời Trần.2/ Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ: a. Hai câu đầu : * Cảm nhận của em về nội dung của hai câu thơ mở đầu của bài thơ ?*Theo em, tư thế của tác giả trong hai câu thơ được thể hiện qua những từ ngữ nào ? * Có ý kiến cho rằng : hai câu thơ không chỉ thể hiện khí phách của tác giả mà còn thể hiện hào khí “Đông A” của thời đại nhà Trần .Ý kiến của em như thế nào ? @/ Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người trai thời Trần và khí thế của thời đại nhà Trần. -Trước hết, Vẻ đẹp của người trai thời Trần ( câu 1) được hiện lên với các từ ngữ, hình ảnh : + “Hòanh sóc giang sơn” gợi tả hình ảnh người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ non sông, đất nước ( một hình ảnh đẹp thể hiện tư thế hiên ngang của người trai mang tầm vóc vũ trụ ). + “cáp kỷ thu” (cách nói ước lệ) chỉ thời gian chiến đấu bảo vệ đất nước của người làm trai – một thời gian ròng rã, không hạn định . Từ đó,ý thơ thể hiện tinh thần, nghị lực chiến đấu bền bỉ, dẻo dai để bảo vệ đất nước của tác giả. *Câu thơ thể hiện vẻ đẹp tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kỳ vĩ của người trai thời Trần. - Tiếp đến, Vẻ đẹp của thời đại nhà Trần ( câu 2 ) được nhà thơ ghi lại qua hình ảnh : + “Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu” : bằng nt so sánh,hình ảnh thơ vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân, vừa khái quát sức mạnh tinh thần của cả quân đội nhà Trần mang “hào khí Đông A” .-> Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa các hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan , giữa hiện thực và lãng mạn.* Tóm lại, hai câu thơ đã thể hiện được một cách sinh động vẻ đẹp người trai thời Trần và vẻ đẹp của thời đại nhà Trần với một khí thế hào hùng, mang tinh thần quyết chiến – quyết thắng chống ngoại xâm. b. Hai câu sau :* Nếu hai cầu đầu của bài thơ thể hiện vẻ đẹp của người trai thời Trần và vẻ đẹp của thời đại nhà Trần, thì theo em, nội dung hai câu sau của bài thơ nói lên điều gì ?* Khát vọng, hoài bão của nhà thơ được bộc lộ những biểu hiện cụ thể nào ?* Theo em, quan niệm về công danh của nhà thơ ở đây được hiểu như thế nào? Quan niệm ấy có gì tiến bộ và tích cực ? @/ Hai câu sau là sự thể hiện tâm sự và hoài bão của nhà thơ. Tâm sự và hoài bão ấy được thể hiện ở cái Chí và cái Tâm của người làm trai: - Cái chí làm trai của tác giả là : + Lập công ( để lại sự nghiệp cho đời), lập danh ( để lại tiếng thơm )-> quan niệm lập công trở thành lý tưởng của người làm trai thời phong kiến. + Công danh được coi là món nợ của người làm trai với đất nước ( trả xong nợ công danh là hòan thành nghĩa vụ với đất nước) * Chí làm trai cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỷ sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Cho nên , chí làm trai có nội dung tích cực và có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước cho mọi thế hệ. -Cái tâm của tác giả thể hiện qua nỗi “thẹn” vì cảm thấy mình chưa có tài mưu lược như Vũ Hầu, “thẹn” vì chưa trả xong nợ nước. nỗi thẹn thể hiện nhân cách của nhà thơ. @/ Hai câu thơ là sự thể hiện chí lập công danh trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân . Cái tâm mang giá trị nhân cách, nỗi “ thẹn”làm tôn lên vẻ đẹp con người tác giả. *Đ ặc sắc về nghệ thuật của bài thơ :- Lời thơ giản dị mà súc tích. -Hình tượng thơ lãng mạng, kỳ vĩ, lớn lao, hòanh tráng.=> góp phần thể hiện vẻ đẹp mạnh mẽ và cao cả của một tâm hồn có lý tưởng lập công danh cho đất nước. * Củng cố : 1/ Đọc lại bài thơ (thuộc lòng) và nêu ấn tượng sâu đậm nhất của em về bài thơ ?Vì sao nói : “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão vẫn luôn có ý nghĩa trong giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ hiện nay ?2/ Tìm hiểu quan niệm công danh của người xưa qua bài “Tỏ lòng” vừa học và bài “Nợ nam nhi” của Nguyễn Công Trứ ( làm ở nhà ) III/ Ghi nhớ @/Hướng dẫn chuẩn bị bài Sọan bài “ Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi:1- Đọc tiểu dẫn và nêu một cách ngắn gọn về tập thơ “Quốc âm thi tập”, về xuất xứ và hòan cảnh sáng tác của bài thơ “ Cảnh ngày hè”2- Đọc bài thơ, nêu cảm nhận chung về nội dung và bố cục của bài thơ. 3- Tìm hiểu về bức tranh ngày hè và tâm trạng của nhà thơ qua từng phần bố cục của bài thơ? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và biểu cảm của nhà thơ qua bài thơ ?

File đính kèm:

  • pptTo longt37cuc hay.ppt