không chú trọng đến tính chân thực, chính xác, khách quan của lịch sử; xây dựng hình tượng N T độc đáo.
Giá trị: tập trung phản ánh 2 vấn đề dựng nước và giữ nước.
Môi trường sinh thành và diễn xướng: lưu truyền trong không gian, thời gian lịch sử, văn hoá; trong sinh hoạt và lễ hội, tâm thức của người Việt.
15 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Tiết 11, 12: Truyện an dương vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)Tiết 11+12: Ai về qua huyện Đông AnhGhé thăm phong cảnh Loa thành, Thục Vương. Cổ Loa - thành ốc khác thường.Tiết 11+12:I. Tiểu dẫn.1. Thể loại truyền thuyết.- Khái niệm:- Đặc trưng: + yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoà quyện. + không chú trọng đến tính chân thực, chính xác, khách quan của lịch sử; xây dựng hình tượng NT độc đáo. - Giá trị: tập trung phản ánh 2 vấn đề dựng nước và giữ nước. - Môi trường sinh thành và diễn xướng: lưu truyền trong không gian, thời gian lịch sử, văn hoá; trong sinh hoạt và lễ hội, tâm thức của người Việt. truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)Tiết 11+12:I. Tiểu dẫn.2. Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ.- Xuất xứ: trong " Lĩnh Nam chích quái" - một sưu tập truyện dân gian ra đời cuối thế kỉ XV- Bối cảnh ra đời: khu di tích lịch sử Cổ Loa, lễ hội đền Cổ Loa. truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)Tiết 11+12:II. Đọc hiểu văn bản.1. Đọc.2. Bố cục: 4 phần- Phần 1: An Dương Vương xây thành, chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà.- Phần 2: Trọng Thuỷ lấy cắp nỏ thần.- Phần 3: Triệu Đà phát binh xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương thất bại chém Mị Châu và đi xuống biển.- Phần 4: Kết cục bi thảm của Trọng Thuỷ, hình ảnh ngọc trai- giếng nước.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)Tiết 11+12:II. Đọc hiểu văn bản.3. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.a) Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp dựng nước giữ nước.Học sinh tiến hành thảo luận nhóm về vai trò của ADV theo câu hỏi sau.- Câu 1: tìm những chi tiết nói về hành động việc làm của ADV trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước? Vai trò của các chi tiết đó?- Câu 2: Tìm các chi tiết mang yếu tố kì ảo? Nêu dụng ý của các chi tiết đó?Lớp chia 4 nhóm. Nhóm 1,2 trả lời câu 1; nhóm 3,4 trả lời câu 2. Thảo luận trong 7 phút sau đó đại diện trả lời.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)a) Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước.Chi tiết chỉ hành động việc làm của An Dương Vươngý nghĩa- Dời đô về Cổ Loa để phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông.-> Quyết sách sáng suốt, bản lĩnh vững vàng của An Dương Vương.- Cho xây thành ốc cao, đào hào sâu, tìm người chế tạo vũ khí.-> Tinh thần cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ đất nước, quyết tâm chống giặc của vua tôi Âu Lạc.- Mời cụ già vào điện hỏi, ra cửa Đông đón xứ Thanh Giang. Nghe lời rùa vàng trừng trị yêu quái.-> Thái độ trân trọng người tài trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước của An Dương Vương.Tiết 11+12:a) Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước.+ Sử dụng các chi tiết mang yếu tố kì ảo: - Cụ già xuất hiện một cách bí ẩn-> khẳng định việc làm của An Dương Vương "được lòng trời, hợp lòng dân" - Thần Kim Quy từ biển Đông lên giúp ADV-> thể hiện chính nghĩa của công cuộc dựng nước và giữ nước. - Nỏ thần bắn 1 phát chết hàng vạn tên giặc-> thần thánh hoá sức mạnh của vũ khí và khẳng định tinh thần cảnh giác của ADV.Vai trò quan trọng của ADV đối với sự nghiệp giữ nước và thái độ ngợi ca của nhân dân đối với hành động có ý nghĩa lịch sử đó.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)Tìm các chi tiết mang yếu tố kì ảo? Nêu dụng ý của các chi tiết đó?Tiết 11+12:* Củng cố:truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)- An Dương Vương có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước?* Dặn dò: - Học bài. - Soạn tiếp tiết 2.Tiết 11+12:II. Đọc hiểu văn bản.3. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.b) Bi kịch nước mất, nhà tan.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết) Vì sao An Dương Vương nhanh chóng thất bại khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược lần 2?+ Nguyên nhân:- Nhận lời cầu hoà của Triệu Đà.- Nhận lời cầu hôn và cho phép Trọng Thuỷ ở rể 3 năm ngay trong Loa thành.- Để Trọng Thuỷ tự do không đề phòng hắn.- Lơ là trong việc phòng thủ đất nước, ham vui chơi, an hưởng tuổi già.- Chủ quan khinh địch ( giặc đến chân thành vẫn mải chơi cờ, cười Triệu Đà không sợ nỏ thần).Tiết 11+12:II. Đọc hiểu văn bản.3. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.b) Bi kịch nước mất, nhà tan.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)+ Hai cha con An Dương Vương vì mất cảnh giác, lơ là, chủ quan đã làm tiêu tan sự nghiệp đất nước Âu Lạc. Đó cũng là bài học đắt giá về bi kịch nước mất nhà tan.+ Chi tiết cuối cùng: Trước mặt cha con An Dương Vương là biển rộng, sau lưng là kẻ thù đuổi tới. Rùa Vàng thét lớn" Kẻ ngồi sau lưng nhà vua là giặc đó". Người cha không còn cách nào khác là vung gươm chém con mình để rồi cùng Rùa Vàng đi vào cõi bất tử của thần linh.Tiết 11+12:II. Đọc hiểu văn bản.3. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.b) Bi kịch nước mất, nhà tan.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)Câu nói của thần Kim Quy có ý nghĩa ntn? Hành động rút rao chém Mị Châu của ADV thể hiện điều gì?- Câu nói của thần Kim Quy như lời kết tội đanh thép của công lí, của nhân dân, là bài học đắt giá. An Dương Vương đứng về phía công lí và quyền lợi của dân tộc để xử án. Hành động đó thể hiện sự tỉnh ngộ muộn mằn của An Dương Vương.Tiết 11+12:II. Đọc hiểu văn bản.3. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.c) Bi kịch tình yêu Mị Châu- Trọng Thuỷ.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)- Mị Châu hết lòng vì chồng > sự mâu thuẫn trong con người Trọng Thuỷ đã dẫn đến hành động tự vẫn bởi tự mình không giải quyết được mâu thuẫn.- Mối tình Mị Châu, Trong Thuỷ là mối tình éo le bởi song song và đan cài với sự nghiệp giữ nước là mối tình của 2 người. Kết thúc mối tình là lời tố cáo chiến tranh.+ Mị Châu là công chúa ngây thơ, trong trắng, cả tin; tự tiện sử dụng bí mật quốc gia. T.Thuỷ vừa có tham vọng lớn, vừa yêu Mị Châu -> bi kịch.Tiết 11+12:II. Đọc hiểu văn bản.3. Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.c) Bi kịch tình yêu Mị Châu- Trọng Thuỷ.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)+ Hình ảnh ngọc trai, giếng nước:- Sự hoá thân trong sáng của Mị Châu.- Sự hối hận mong muốn được tạ tội của Trọng Thuỷ.=> Ngọc trai rửa nước giếng càng sáng đẹp chứng tỏ lòng nhân ái, cách ứng xử thấu tình đạt lí của nhân dân. Đó cũng là một tình tiết đắt giá về phương diện tổ chức cốt truyện, cách kết thúc có hậu.Tiết 11+12:III. Tổng kết.truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)+ Nội dung: Tác phẩm là một cách giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách ứng xử đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.+ Nghệ thuật: Hình tượng nhân vật, chi tiết hư cấu -> qua đó cho thấy mối quan hệ giữa phần cốt lõi lịch sử với phần tưởng tượng của dân gian.Tiết 11+12:* Củng cố: Tìm các bài thơ viết về Mị Châu - Trọng Thuỷ? truyện an dương vương và mị châu - trọng thuỷ (Truyền thuyết)Tôi kể ngày xưa truyện Mị ChâuTrái tim lầm chỗ để trên đầuNỏ thần vô ý trao tay giặcNên nỗi cơ đồ đắm biển sâu. ( Tố Hữu)* Dặn dò: - Học bài. - Soạn " Lập dàn ý bài văn tự sự".
File đính kèm:
- Truyen An DuongVuong va Mi Chau Trong Thuy.ppt