Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc văn: Truyện cổ tích tấm cám

A. TÌM HIỂU CHUNG

I. Khái niệm truyện cổ tích

 Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại số phận của các kiểu nhân vật người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lý tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lý xã hội.

 

ppt24 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Ngữ văn 10 - Đọc văn: Truyện cổ tích tấm cám, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. TÌM HIỂU CHUNG I. Khái niệm truyện cổ tích Là thể loại tự sự bằng văn xuôi kể lại số phận của các kiểu nhân vật người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lý tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lý xã hội.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM II. Phân loại- Truyện cổ tích loài vật.- Truyện cổ tích thần kỳ.- Truyện cổ tích sinh hoạt.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM III. Nội dung chính.- Phản ánh số phận của những người nhỏ bé, bất hạnh.- Mơ ước về sự công bằng, dân chủ, hạnh phúc.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM IV. Truyện Tấm Cám- Truyện cổ tích thần kỳ, kiểu nhân vật mồ côi.- Phản ánh số phận bất hạnh của Tấm và mơ ước đổi đời, thực hiện công lý xã hội của nhân dân lao động.-Truyện có nhiều dị bản.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁMB. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN. I. Đọc. II. Hiểu văn bản. 1. Thân phận và con đường đi đến hạnh phúc của Tấm. a. Thân phậnĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM- Mồ côi, ở với dì ghẻ.- Tấm: xinh đẹp, nết na, ngoan hiền, đôn hậu. -> Tấm đại diện cho cái thiện.- Ở với dì ghẻ -– Cám: luôn luôn lừa Tấm, tấn công, truy đuổi để cướp đoạt hạnh phúc của Tấm. -> Mẹ con Cám chính là hiện thân của cái ác, cái ác luôn luôn lộng hành, tác oai, tác quái. Mâu thuẫn sâu sắc giữa thiện, ác. ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁMb. Con đường đi đến hạnh phúc.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM-> thể hiện ước mơ của người lao động lương thiện: thiết tha với hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, luôn hy vọng ở ngày mai tươi sáng.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM- Chặng đường gian nan, trắc trở và cuối cùng Tấm đã vượt qua mọi thử thách.- Yếu tố kỳ ảo: sản phẩm của trí tưởng tượng, giúp nhân vật thiện vượt qua gian nan thử thách, thực hiện ước mơ hạnh phúc. * Nhân vật kỳ ảo: bụt. * Con vật kỳ ảo: chim sẻ, gà. * Vật kỳ ảo: quả thị. ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM-> Tất cả xuất hiện đúng lúc, trợ giúp đắc lực cho nhân vật chính, giúp Tấm trở thành hoàng hậu. - Thể hiện triết lý: “ ở hiền gặp lành” 2. Thái độ phản kháng của Tấm và cuộc đấu tranh giành hạnh phúc a. Trước khi Tấm chết: - Mỗi lần bị bắt nạt: Tấm chỉ khóc -> Tấm ý thức được nỗi khổ, nhen nhóm tinh thần phản kháng. ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM-> Cái thiện liên tục bị vùi dập, hãm hại. b. Sau khi Tấm chết:- Liên tục biến hóa: Chim vàng anh -> cây xoan đào -> khung cửi -> quả thị.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM-> Khẳng định sự tồn tại một cách quyết liệt đi hết từ kiếp này sang kiếp khác.->> Tuyên chiến với kẻ thù. Và điều này thể hiện sức sống mãnh liệt của cái thiện - Xung đột giữa Tấm – Cám hay giữa cái thiện – cái ác diễn ra gay gắt, quyết liệt.Những vật hoá thân của Tấm rất gần gũi, bình dị, thân thương trong cuộc sống dân dã. -> Tạo ấn tượng thẩm mỹ cho truyện, thể hiện sự tồn tại bất diệt của cái đẹp.Tấm ra tay với Cám: trừng trị kẻ thù, không ai giúp Tấm -> khi cái ác còn tồn tại, đeo bám thì Tấm không được hưởng hạnh phúc trọn vẹnĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM->> Cuộc chiến đấu giữa Tấm với mẹ con Cám là gian nan, quyết liệt, nhưng cuối cùng Tấm cũng chiến thắng -> Chiến thắng tất yếu của cái thiện. Thể hiện lòng nhân đạo, tinh thần lạc quan của nhân dân lao động.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM- Yếu tố kỳ ảo: Vật, con vật do Tấm hoá thân - > kiếp vật -> kiếp người.* Mơ ước của người dân lao động về công bằng xã hội: người lương thiện hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng phạt.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁMMượn thuyết luân hồi của nhà phật để thể hiện mơ ước và tinh thần lạc quan-> hạnh phúc chỉ được tìm thấy ngay trong cuộc đời này. - Kết thúc có hậu: thể hiện ước mơ của nhân dân về hạnh phúc, đổi đời của người lao động nghèo. Xã hội có vua sáng, tôi hiền.ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM Tóm lại, yếu tố kỳ ảo thể hiện tâm hồn bay bổng, lãng mạn, lạc quan, yêu đời và niềm khát khao vươn tới cái thiện, cái đẹp của người lao động. III. GHI NHỚ: SGK IV. CỦNG CỐ ĐỌC VĂN: Truyện cổ tích TẤM CÁM1. Nội dung chính của truyện cổ tích: A. Phản ánh số phận của những người nhỏ bé, bất hạnh. B. Thực hiện công lý của nhân dân lao động. C. Mơ ước về sự công bằng, dân chủ, hạnh phúc. D. Cả A và C. Đáp án: A. Phản ánh số phận của những người nhỏ bé, bất hạnh. B. Thực hiện công lý của nhân dân lao động. C. Mơ ước về sự công bằng, dân chủ, hạnh phúc. D. Cả A và C. 2. Sau khi Tấm chết, liên tục biến hoá thể hiện: A. Sự cố gắng tồn tại của Tấm để trả thù mẹ con Cám. B. Sức sống mãnh liệt của cái thiện. C. thuyết luân hồi nhà phật. D. Phép màu nhiệm của cổ tích. Đáp án: A. Sự cố gắng tồn tại của Tấm để trả thù mẹ con Cám. B. Sức sống mãnh liệt của cái thiện. C. thuyết luân hồi nhà phật. D. Phép màu nhiệm của cổ tích. 3. Yếu tố kỳ ảo trong truyện Tấm Cám: A. Giúp nhân vật thiện vượt qua gian nan, thử thách, thực hiện ước mơ hạnh phúc, công bằng xã hội. B. Tạo ấn tượng thẩm mỹ cho truyện C. Trừng trị kẻ ác. D. Tạo sự hấp dẫn cho truyện.Đáp án: A. Giúp nhân vật thiện vượt qua gian nan, thử thách, thực hiện ước mơ hạnh phúc, công bằng xã hội. B. Tạo ấn tượng thẩm mỹ cho truyện C. Trừng trị kẻ ác. D. Tạo sự hấp dẫn cho truyện.4. Mâu thuẫn chủ yếu trong truyện Tấm – Cám: A. Dì ghẻ, con chồng. B. Mâu thuẫn sâu sắc giữa thiện – ác. C. Mâu thuẫn xã hội. D. Mâu thuẫn giữa Tấm – Cám. Đáp án: A. Dì ghẻ, con chồng. B. Mâu thuẫn sâu sắc giữa thiện – ác. C. Mâu thuẫn xã hội. D. Mâu thuẫn giữa Tấm – Cám.

File đính kèm:

  • pptTam Cam moi.ppt