Kiến thức:
- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả của công cuộc khôi phục KT sau chiến tranh.
- Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc XD CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX
b) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sưu tầm tư liệu, phân tích lịch sử.
c) Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần kiên định mục tiêu CNXH.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) GV : bài soạn + tài liệu
188 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn Lịch sử 9 - Tiết 1 - Bài 1: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/ 8/ 2011 Ngày giảng: 19/ 8 : 9A, 9B
PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ HAI
TIẾT 1- BÀI 1.
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA
NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
1. Mục tiêu :
a) Kiến thức:
- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả của công cuộc khôi phục KT sau chiến tranh.
- Trình bày được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc XD CNXH ở Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX
b) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sưu tầm tư liệu, phân tích lịch sử.
c) Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần kiên định mục tiêu CNXH.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) GV : bài soạn + tài liệu
b) HS : sưu tầm tư liệu.
3. Tíên trình bài dạy
a) .Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu nội dung khoá trình LS thế giới hiện đại, những yêu cầu khi học tập khoá trình.
*. Nêu vấn đề ( 1’): Sau chién tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại nặng nề. để khắc phục hậu quả Liên xô đã tiến hành khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH và đạt được thành tựu to lớn.
b) Dạy ND bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động1: ( 19’)
? Tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ 2.
? Nhân dân Liên Xô đã làm gì để hàn gắn vết thương chiến tranh?
? Nhìn vào những số liệu tổn thất trong chiến tranh và những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đã đạt được, em có nhận xét gì ? Vì sao có thành tựu đó?
HS: Thành tựu vĩ đại, lớn lao có ý nghĩa lớn.
Vì: + Có đường lối đúng đắn.
+ Tinh thần quyết tâm cao của nhân dân Liên Xô.
? Việc phát triển KH-KT có tác hại gì
HS: Sản xuất ra vũ khí huỷ diệt.
- Ô nhiễm môi trường.
Hoạt động2: (22’).
? Đó là các kế hoạch nào?
- Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 (1951 - 1955)
- Kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1956 - 1960)
- Kế hoạch 5 năm lần thứ 7 (1959 - 1965)
? Nhận xét gì về phương châm này
HS: Phương châm hoàn toàn đúng đắn phù hợp với tình hình đất nước.
- Đáp ứng được yêu cầu về CSVC-KT của CNXH.
? Thành tựu Liên Xô đạt được là gì
- HS quan sát hình 1sgk nhận xét về thành tựu KH-KT của nước này.
? Em nhận xét gì về đường lối đối ngoại của Liên Xô
HS: Đường lối phù hợp, có lợi cho phong trào cách mạng thế giới.
? Vì sao Liên Xô giai đoạn này đạt nhiều thành tựu như vậy
HS: Do sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô đã đưa ra những chính sách kinh tế đúng đắn.
- Sự cần cù sáng tạo của nhân dân Liên Xô.
? Sự phát triển mạnh mẽ của Liên Xô có tác dụng như thế nào đối với thế giới?
HS: Tạo thế mạnh cho hệ thống XHCN, Liên Xô trở thành trụ cột.
I. Liên xô.
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
- Sau chiến tranh Liên Xô tổn thất nặng nề.
- Năm 1946, Đảng và Nhà nước Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ 4(1946-1950). Kế hoạch thành công trước thời hạn.
- Công nghiệp tăng 73%, một số nghành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. Năm 1949 LX chế tạo thành công bom nguyên tử.
2. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH ( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX)
- Liên Xô tiếp tục thực hiện các kế hoạch dài hạn với phương hướng chính là: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ trong KHKT tăng cường sức mạnh quốc phòng .
- Kết quả: Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn:
+ Sản xuất CN bình quân hàng năm tăng 9,6%, là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
+ Là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người- Năm 1957 phóng vệ tinh, năm 1961 phóng tàu “ Phương Đông” đưa người đầu tiên bay vòng quanh trái đất..
- Về đối ngoại: chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
c) Củng cố, luyện tập: ( 2’)
? Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô phải tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh..?
d) Ra bài tập và hướng dẫn về nhà: ( 1’)
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô
- Đọc trước bài mới, xem lược đồ SGK
Ngày soạn: 24/ 8/ 2011 Ngày giảng: 26/ 8 : 9A,9B
Tiết 2 Bài 1.
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA
NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX
I/ Mục tiêu
a) Kiến thức: Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ 1945-1949. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển các nghành công nghiệp
- Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã tiến hành xây dựng CNXH từ 1950- đầu những năm 70.Sự hình thành hệ thống XHCN thế giới
b).Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sưu tầm tư liệu, phân tích, nhận định lịch sử.
c) Tư tưởng, tình cảm: Khẳng định những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu và Liên Xô.
II/ Chuẩn bị:
a) GV: Bản đồ các nước Đông Âu, tranh ảnh có liên quan
b) HS: :xem trước kênh chữ, kênh hình SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi:
? Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1946- đầu những năm 70 của TK XX
* Đáp án:
- Thành tựu: nền kinh tế phát triển mạnh, tăng trưởng 96%. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới. Sản lượng công nghiệp chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới.
- KHKT vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt những thành tựu vang dội. Năm 1957 phóng vệ tinh, năm 1961 bay chuyến bay dài nhất thế giới
- Về đối ngoại: chủ trương duy trì hoà bình thế giới, quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
* Nêu vấn đề ( 1’): Sau chiến tranh một loạt các nước Đông Âu được giải phóng, hệ thống XHCN đã ra đời trên thế giới. Các nước dân chủ ra đời và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Để thấy được những thành tựu mà các nước Đông Âu đã đạt được . Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động1: ( 7’)
- HS quan sát hình 2(tr 6).
? Kể tên một số nước Đông Âu mà em biết
? Phân biệt thuật ngữ Đông Âu và các nước Đông Âu
HS: Đông Âu: phía đông của châu Âu.
- Các nước Đông Âu chỉ các nước ở châu Âu có thể chế XHCN.
? Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của các nước Đông Âu
? Sự ra đời của các nước này có tác động như thế nào tới tình hình cách mạng thế giới
HS: Phát triển hệ thống XHCN.
? Sau khi hoàn thành CMDCND, các nước này đã làm gì
HS: Xây dựng bộ máy chính quyền.
- Cải cách ruộng đất.
- Quốc hữu hoá tài sản TBCN
- Thực hiện quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân.
Hoạt động2: ( 10’).
? Những nhiệm vụ chính trong công cuộc xây dựng CNXH của các nước Đông Âu
? Em nhận xét gì về nhiệm vụ này
HS: Phù hợp, đạt hiệu quả cao.
? Nhân dân Đông Âu đã đạt được những thành tựu gì
HS đọc phần chữ nhỏ (tr 8)
Hoạt động 3. ( 17’)
HS đọc SGK( tr 8).
? Nêu cơ sở hình thành hệ thống XHCN
? Trình bày mục đích ra đời và thành tựu của HĐ tương trợ KT trong những năm 1951-1973
- HS thảo luận nhóm nhỏ theo bàn ( 5 phút)
- Báo cáo:
- GV kết luận:
II. Đông Âu
1. Sự ra đời của các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu.
- Trong chiến tranh TG thứ hai, ND hầu hết các nước Đông Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi: giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ ND( Ba Lan tháng 7-1944, Tiệp Khắc5- 1945)
- Riêng nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước cộng hoà liên bang Đức( 9-1949)và Cộng hoà dân chủ Đức( 10-1949)
- 1945-1949, các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ của cuộc Cách mạng Dân chủ nhân dân, XD bộ máy chính quyền DCND, tiến hành cải cách ruộng đất..
2. Tiến hành xây dựng CNXH( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX
- Sau 20 năm xây dựng CNXH
( 1950-1970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, các nước Đông Âu đã giành được những tháng lợi to lớn:
+ Xoá bỏ sự bóc lột của g/c tư sản
+ Đưa ND đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức HTX.
+ CN hoá, XD cơ sở vật chất KT của CNXH.
- Nhờ đó các nước Đông Âu đã trở thành các nước Công- nông nghiệp, bộ mặt KT- Xã hội của đất nước thay đổi căn bản và sâu sắc
III. Sự hình thành hệ thống XHCN.
- Trong quá trình xây dựng CNXH, mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu ngày càng đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn, đa dạng hơn.
- 8/ 1/1949 HĐ tương trợ KT ( SEV) được thành lập .
- 5/1955 tổ chức hiệp ước Vác-xa-va ra đời.
c) Củng cố, luyện tập: ( 2’).
? Tình hình Liên Xô và Đông Âu sau chiến tranh thế giứo thứ 2: sự phát triển mạnh mẽ của Liên Xô khiến Liên Xô trở thành siêu cường quốc trên thế giới. LX trở thành chỗ dựa vững chắc cho hệ thống XHCN. Sự ra đời và phát triển của các nước Đông Âu.
d)Ra bài tập và hướng dẫn học bài: ( 1’)
- Học bài cũ theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị phần II, tìm hiểu, sưu tầm tư liệu về Đông Âu
Ngày soạn: 15/ 9/ 2011 Ngày giảng: 17/ 9: 9A, 9B
Tiết 3 Bài 2
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
1. Mục tiêu
a) Kiến thức:
- Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
- Biết được sự khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
b) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh lịch sử.
c) Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần kiên định và có niềm tin vào con đường CNXH.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) GV: Bài soạn + sưu tầm tư liệu + lược đồ SNG.
b) HS : đọc trước bài + sưu tầm tư liệu về Liên xô và Đông Âu.
3. Tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi:
? Nêu những nhiệm vụ và thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH( từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX
* Đáp án: - Sau 20 năm xây dựng CNXH
( 1950-1970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, các nước Đông Âu đã giành được những tháng lợi to lớn:
+ Xoá bỏ sự bóc lột của g/c tư sản
+ Đưa ND đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức HTX.
+ CN hoá, XD cơ sở vật chất KT của CNXH.
- Nhờ đó các nước Đông Âu đã trở thành các nước Công- nông nghiệp, bộ mặt KT- Xã hội của đất nước thay đổi căn bản và sâu sắc
*Nêu vấn đề ( 1’) : Từ giữa những năm 70 và thập kỷ 80 của TK XX Liên Xô và các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị trầm trọngvà sự sup đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã xảy ra. để hiểu rõ vấn đề đó chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
b) Dạy ND bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: ( 18’)
? Tình hình thế giới giai đoạn 1970-1973 như thế nào
? Trước tình hình ấy các nhà lãnh đạo của Liên Xô đã làm gì
GVkể chuyện tình hình xã hội Liên xô
liên hệ với tình hình Việt Nam thời kì bao cấp.
? Em nhận xét gì về công cuộc cải tổ của M. GoocBachop?
- GV liên hệ công cuộc đổi mới của Đảng ta bắt đầu từ những năm 90.
? Em biết gì về SNG? Gọi tên một số nước trên bản đồ.
- GV giới thiệu về SNG xác địnhtên các nước SNG trên lược đồ.
? Vì sao Liên xô bị sụp đổ? Rút ra bài học gì trong công cuộc XD CNXH ở Việt Nam
HS: Nguyên nhân: chậm cải tổ khi tình hình thế giới đã thay đổi, các nhà lãnh đạo Liên Xô bảo thủ, trì trệ.
- Bài học; cần phải có sự linh hoạt trong việc hoạch định kế hoạch đặc biệt khi thế giới và khu vực có những biến đổi lớn.
- Cần phải chú ý thường xuyên đến công tác giáo dục đạo dức cán bộ.
Hoạt động 2: ( 18’)
- GV giới thiệu.
- HS đọc phần chữ nhỏ SGK.
? Điều ấy dẫn đến hậu quả gì
? Vì sao XHCN Đông Âu sụp đổ
HS: Chậm cải tổ.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản không còn.
- Sự chống phá của CNĐQ.
? Sự sụp đổ của Lliên Xô và Đông Âu có tác động như thế nào đến tình hình thế giới
HS: Thế giới mất đi một cực quan trọng, một hệ thống xã hội tốt đẹp của loài người tiến bộ hướng tới.
- Đây là sự sụp đổ tạm thời của hệ thống XHCN, ngày nay Việt Nam và một số nước khác vẫn vững niềm tin trong công cuộc xây dựng XHCN.
I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô Viết.
- Từ sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhất là từ những năm 80, nền Kt của LX ngày càng rơi vào tình trạng khủng hoảng
- 3. 1985 M.Gooc-ba-chốp, tiến hành cải tổ, nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
- Do thiếu chuẩn bị và thiếu một đường lối chiến lược đúng đắn công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng bị động và bế tắc đất nước càng lâm vào khủng hoảng, rối loạn: bãi công, nhiều nước CH đòi li khai.
- Sau cuộc đảo chính ngày 19/ 8/ 1991 không thành, Đảng cộng sản và nhag nước Lên bang hầu như tê liệt.
- 21/12/1991, 11 nước cộng hoà kí hiệp định về giải tán liên bang, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập ( viết tắt SNG)
- 25/12/1991, cờ của Liên bang Xô Viết bị hạ xuống chấm dứt 74 năm tồn tại của Liên xô.
II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
- Từ cuối những năm 70 và những năm 80 của thế kỉ XX các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị.
- 1988, khủng hoảng lên tới đỉnh cao, khởi đầu từ Ba Lan sau đó lan sang các nước khác.
- Qua các cuộc tổng tuyển cử, các lực lượg đối lập thắng cử, giành được chính quyền nàh nước.
- Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự tồn tại của hệ thống XHCN ( ngày 28/ 6/ 1991 khối SEV chấm dứt hoạt động và ngày 1/ 7 / 1991, tổ chức Hiệp ước Vac-xa-va giải tán.
c) Củng cố luyện tập ( 2’):
? Kể chuyện Liên xô và Việt Nam. Xác định các nước SNG trên bản đồ.
BT: Nối sự kiện với thời gian cho đúng
A.1985 1. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới
B. 19.8.1991 2.Liên Xô bắt đầu tiến hành cải tổ
C. 1973 3. Liên bàg Xô Viết tan rã
D. 25.12.1991 4. Đảo chính Gooc- ba- chốp thất bại
A B C. D.
d) Ra bài tập và hướng dẫn học ở nhà ( 1’):
- Học bài cũ theo nội dung đã phân tích. Chuẩn bị chương II,
- Sưu tầm tư liệu về phong trào cách mạng ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh .
Ngày soạn: 20/ 9/ 2011 Ngày giảng: 22/ 9: 9A
24/ 9: 9B
CHƯƠNG II. CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Tiết 4 Bài 3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
1. Mục tiêu :
a) Kiến thức:
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, MLT từ sau chiến tranh TG thứ hai đến những năm 60 của TK XX.
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, MLT từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của TK XX.
b) Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích lịch sử. Lập niên biểu về phong trào đấu tranh giải phóng DT
c)Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh khi hoà bình dân tộc bị xâm phạm.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) GV: bài soạn + bản đồ thế giới + tư liệu.
b) HS : Đọc và tìm hiểu qua câu hỏi sgk.
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi:.
? Trình bày sự sụp đổ của Liên Xô? Nêu nguyên nhân sụp đổ? Em rút ra bài học gì trong quá trình xây dựng đất nước ta hiện nay?
* Đáp án:
+ Quá trình sụp đổ:
- 1973, thế giới khủng hoảng nhiều mặt, đòi hỏi các nước phải có sự cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội.
- Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã không cải cách làm cho nền kinh tế Liên Xô lâm và khủng hoảng.
- 3. 1985 M.Goocbachop, tiến hành cải tổ, công cuộc cải tổ nhannh chóng lâm vào tình trạng lúng túng bị động, đất nứơc càng lâm sâu vào khó khăn.
- 19/8/1991, nổ ra cuộc đảo chính lớn, Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
- 21/12/1991 Hiệp định giải tán Liên bang Xô viết được kí kết. Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG ra đời.
- 25/12/1991, cờ của Liên bang Xô Viết bị hạ xuống chấm dứt 74 năm tồn tại của Liên xô.
+ Nguyên nhân:chậm cải tổ khi tình hình thế giới đã thay đổi, các nhà lãnh đạo Liên Xô bảo thủ, trì trệ.
- Bài học; cần phải có sự linh hoạt trong việc hoạch định kế hoạch đặc biệt khi thế giới và khu vực có những biến đổi lớn.
- Cần phải chú ý thường xuyên đến công tác giáo dục đạo dức cán bộ.
* Nêu vấn đề ( 1’) : Sau chiến tranh thế giới thứ hai cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu á, Phi, Mĩ la tinh làm cho hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan rã từng mảng và dẫn tới suy sup hoàn toàn .Cao trào đấu tranh này có thể chia làm ba giai đoạn . Chúng ta sẽ tìm hiểu từng giai đoạn.
b) Daỵ ND bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: ( 12’)
? Nêu vài nét về đặc điểm chung của các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh
HS: Là những khu vực đông dân có nguồn nhân lực dồi dào, lãnh thổ rộng lớn , nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú
? Quá trình giành độc lập của các nước diến ra như thê nào
? Em nhận xét gì về phong trào cách mạng ở các khu vực này
HS: Phong trào diễn ra mạnh mẽ, rầm rộ, quyết liệt.
? Vì sao phong trào cách mạng diễn ra mạnh mẽ rầm rộ như vậy
HS: Do sự thất bại của CN phát xít.
- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, cách mạng Lào, Việt Nam, Cam - Pu Chia.
- Có sự lãnh đạo của Quốc tế cộng sản.
HS xác định các nước giành độc lập trong giai đoạn này trên bản đồ thế giới.
Hoạt động 2: ( 10’)
- GV giới thiệu.
? Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa của Bồ Đào Nha có ý nghĩa như thế nào
HS: Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng DT châu Phi.
- HS xác định vị trí các nước giành độc lập trên bản đồ thế giới.
Hoạt động 3: ( 11’)
? Phong trào cách mạng giai đoạn này có gì khác với giai đoạn trước
? Ý nghĩa của việc phá vỡ hình thức cuối cùng của chủ nghĩa TD
- HS thảo luận nhóm nhỏ theo bàn - 2 phút.
- Báo cáo.
- GV kết luận:
HS: Ý nghĩa: là chiến thắng cuối cùng phá vỡ một hình thức lệ thuộc tồn tại lâu đời. Chấm dứt sự bành trướng của CNTB.
I. Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- Sau chiến tranh, phát xít Nhật đầu hàng, phong trào cách mạng lên cao. Nhiều nước châu Á, Phi, Mĩ La Tinh giành độc lập: In-đo-nê-xi-a(17/8/1945), VN( 2/9/45), Lào( 12/10/45).
- Phong trào tiếp tục lan sang Nam Á, Bắc Phi như ấn Độ, Ai Cập và An-giê-ri...
- Năm 1960 là “ Năm châu phi” với 17 nước tuyên bố độc lập.
- Ngày 1-1-1959 cuộc CM ND thắng lợi ở Cu- ba,
- Giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của đế quốc thực dân cơ bản bị sụp đổ.
II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giưa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Nổi bật lên là phong trào đấu tranh giành độc lập của ba nước: Ănggôla, Môdămbích, GhinêBítxao lật đổ sự thống trị của Bồ Đào Nha vào những năm 1974-1975, Bồ Đào Nha tuyên bố trả độc lập cho 3 nước trên.
III.Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa năm 90 của thế kỷ XX
- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX chủ nghĩa TD còn tồn tại dưới hình thức chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai.
- 1980, 1990, 1993, chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng lần lượt xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai.
-> Hệ thống thuộc địa của CNĐQ sụp đổ hoàn toàn, chấm dứt sự tồn tại 3 thế kỉ của Apácthai
c) Củng cố, luyện tập ( 2’): .
? Hãy nêu tóm tắt các giai đoạn phát triển của PT giải phóng dân tộc ở các nước châu á, Phi, Mĩ la tinh
BT:Các nước châu Phi, Mô-dăm-bích, Ghi-nê-bít-sao là thuộc địa của
A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Anh D. Pháp
d)Ra bài tập và HD học ở nhà: ( 1’)
- Học bài cũ theo nội dung đã phân tích.
- Sưu tầm tư liệu về Trung Quốc, đặc biệt là Trung Quốc hiện nay
_________________________________________
Ngày soạn: 29/ 9/ 2011 Ngày giảng: 1/ 10: 9B
6/10: 9A
Tiết 5 Bài 4 CÁC NUỚC CHÂU Á
1. Mục tiêu :
a) Kiến thức:
- Biết được tình hình chung của các nước châu á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được nét nổi bật của tình hình Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển.
b) Kỹ năng: Rèn luyện Kỹ năng so sánh và phân tích lịch sử.
c) Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần cách mạng cho học sinh.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) GV: bài soạn + tài liệu + bản đồ châu Á
b) HS: Đọc bài, xem lược đồ trong SGK + tư liệu sưu tầm
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ ( 5’):
* Câu hỏi:
? Trình bày phong trào cách mạng của các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh giai đoạn từ 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX.
* Đáp án:
- Sau chiến tranh, phát xít Nhật đầu hàng, phong trào cách mạng lên cao. Nhiều nước châu á, Phi, Mĩ La Tinh giành độc lập ( dẫn chứng)
- Giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của đế quốc thực dân cơ bản bị sụp đổ.
* Nêu vấn đề (1’): Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, châu Á có nhiều biến động sâu sắc, trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, các dân tộc châu Á đã giành được độc lập. Từ đó đến nay các nước đang ra sức củng cố nền độc lập, phát triển kinh tế, XH, để hiểu rõ vấn đề đó. Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: ( 13’)
? Nêu những nét cơ bản của châu Á sau 1945
? Vì sao phong trào cách mạng châu Á lên cao:
HS: Do ảnh hưởng cuả phong trào cách mạng thế giới.
Do sự thất bại cũng như sự ảnh hưởng trong chiến tranh thế giới thứ hai của CNTD.
Hoạt động 2: ( 20’)
? Em biết gì về Trung Quốc hiện nay
- GV giới thiệu về Trung Quốc.
HS quan sát hình 5 .
? nhà nước CHND Trung Hoa ra đời trong hoàn cảnh nào
? Sự ra đời của Nhà nước CHND Trung Hoa có ý nghĩa gì?
HS: Kết thúc ách nô lệ hơn 100 năm .
- Kết thúc sự tồn tại lâu đời của CĐPK.
- Mở ra kỉ nguyên độc lập.
- Nối liền hệ thống CNXH từ Âu sang Á.
- HS đọc SGK. Trình bày những thành tựu của kế hoạch 5 năm.
- GV phân tích - HS tự nghiên cứu.
- GV giới thiệu.
? Sự biến động ấy là gì
HS: Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” -> nôn nóng xây dựng CNXH.
- Đại cách mạng văn hoá.
-> Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực.
- GV kể chuyện “Đại cách mạng văn hoá.
- GV kết luận.
- HS quan sát hình 7,8.
? Hình ảnh diễn tả điều gì
HS: Thành tựu trong công cuộc đổi mới của xã hội TQ.
? Em biết gì về công cuộc đổi mới ở TQ
? Tình TQ ngày nay như thế nào
? Em biết gì về quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay
HS: Quan hệ thân thiện theo 16 chữ vàng.
- Tỉnh Lào cai có quan hệ mật thiết với TQ, hai bên đang cùng nhau bước những bước dài về quan hệ và làm ăn.
I.Tình hình chung
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một cao trào giải phóng DT đã diễn ra ở châu Á
- Cuối những năm 50, phần lớn các nước đã giành độc lập. sau đó một số nước lâm vào tình trạng luôn bất ổn định nhất là khu vực ĐNA và trung Đông. Sau chiến tranh lạnh, lại xảy ra xung đột, li khai, khủng bố ở: Phi-líp- pin, Thái Lan, ấn Độ,.
- Gần đây nhiều nước châu Á phát triển mạnh mẽ (ấn Độ, Trung Quốc, Singapo)
II. Trung Quốc.
1. Sự ra đời của Nhà nước CHND Trung Hoa
- 1.10.1949, Nhà nước CHND Trung Hoa ra đời.
2. Mười năm xây dựng chế độ mới ( 1949-1959)
- Khôi phục KT tiến hành cải cách ruộg đất
- Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất( 1953- 1957). Bộ mặt TQ thay đổi.
3. Đất nước thời kì biến động ( 1959-1978)
- Với đường lối “Ba ngọn cờ hồng” và “Đại cách mạng văn hoá”, đất nước TQ lâm vào tình trạng hỗn loạn cùng những thảm hoạ nhiêm trọng về KT- XH
4. Công cuộc cải cách - mở cửa ( từ 1978 đến nay)
- 12/1978, Đảng cộng sản TQ đề ra đường lối đổi mới với chủ trương lấy phát triển KT làm trung tâm, thực hiện cải cách, mở cửa XD Trung Quốc thành quốc gia hùng mạnh, văn minh.
- Sau hơn 20 năm cải cách mở cửa, TQ đã thu được những thành tựu hết sức to lớn. Nền KT phát triển nhanh chóng , đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất TG.
- Về đối ngoại đã cải thiện quan hệ với nhiều nước.
c) Củng cố, luyện tập ( 2’):
GV kể chuyện về xã hội TQ hiện nay.
BT: Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời vào thời gian nào?
A. 10.1.1949 B.1.10.1949 C. 10.1.1946 D. 1.10.1946
d) Ra bài tập và HD học ở nhà :( 1’)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu về Asinan, sưu tầm tư liệu( tranh ảnh, các bài báo viết về Asian)
_____________________________________
Ngày soạn: 4/ 10/ 2011 Ngày giảng: 6/ 10 : 9A
8/ 10: 9B
Tiết 6 Bài 5
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1. Mục tiêu:
a) Kiến thức:
- Nắm được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này.
- Trình bày đợc quá trình phát triển của tố chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.
b) Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
c) Thái độ: Bồi dưỡng tinh thần tự hào và đoàn kết trong khu vực.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) GV : lược đồ Đông Nam á , tranh ảnh sgk
b) HS : đọc và tìm hiểu.qua câu hỏi lược đồ, tranh ảnh sgk
3. Tiến trình bài dạy
a) Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* Câu hỏi:
? Nêu những nét chung về châu Á? Em biết gì về công cuộc đổi mới ở Trung Quốc ?
* Đáp án:
- Nét chung:Trước chiến tranh thế giới, các nước châu Á đều chịu sự bóc lột nô dịch của CNĐQ.
+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, một cao trào giải phóngDT đã dấy lên, lan nhanh ra châu Á
+ Cuối những năm 50, phần lớn các nước đã giành độc lập. sau đó một số nước lâm vào tình trạng luôn bất ổn định.
+ Gần đây nhiều nước châu á phát triển mạnh mẽ (ấn Độ, Trung Quốc, Singapo)
- Công cuộc đổi mới ở TQ:12/1978, Đảng cộng sản TQ đề ra đường lối đổi mới. Xây dựng XHCN mang màu sắc TQ.
+ Ngày nay TQ phát triển mạnh về mọi mặt, thực hiện đường lối đối ngoại thu được nhiều thành tựu.
* Nêu vấn đề ( 1’) :Từ sau năm 1945 phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông nam á phát triển mạnh mẽ, nơI đây được coi là khởi đầu của phong trào đấu tranh giảI phóng dân tộc . Sau khi giành độc lập các nước Đông nam á đã thực hiện xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu. để hiểu rõ . Chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
b) Dạy ND bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
Hoạt động 1: ( 12’)
- GV treo bản đồ, hãy kể tên các nước Đông Nam Á mà em biết?
Diện tích: 4,5 tr
File đính kèm:
- lich su9.doc