1.Cảm nhận được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm, hiểu được những nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật của tác giả.
2.Trau dồi thêm kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Vợ nhặt - Kim Lân (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỢ NHẶT
Kim Lân
A,Yªu cầu cÇn ®¹t:
Giúp hs:
1.Cảm nhận được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm, hiểu được những nét đặc sắc trong miêu tả nhân vật của tác giả.
2.Trau dồi thêm kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm
3.Yªu mÕn vµ t×m ®äc v¨n xu«i kh¸ng chiÕn. Khơi dậy, phát huy tình yêu thương quê hương đất nước trong mỗi HS
B/ Ph¬ng tiÖn d¹y häc:
- SGK, SGV, tµi liÖu bµi so¹n,V¨n xu«i kh¸ng chiÕn 1945-1975
C/ C¸ch thøc tiÕn hµnh:
- Híng dÉn HS chuÈn bÞ bµi theo hÖ thèng c©u hái SGK
- Tæ chøc giê d¹y: ph¸t vÊn tr¶ lêi; th¶o luËn trao ®æi; gi¶ng b×nh.
D/ TiÕn tr×nh giê d¹y:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
*Diễn tiến tâm lí nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chång A Phủ”?
*§¸p ¸n:
1.ë l©u trong cái khổ Mị cũng quen đi.Mị tưởng mình là con trâu con ngựa, Mị cúi mặt không nghĩ ngợi , chỉ nhớ những việc không giống nhau, mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Mị ở trong buồng kín mítthì thôi.
2.Đêm tình mùa xuân và sự thức tỉnh của Mị
+Mùa xuân TB->Mị uống rượu, uống ừng ực từng chén -> say nên quên đi thực tại và sống lại ngày trước, Mị thấy mình phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước, Mị thấy mình còn trẻ lắm Mị nhớ rằng mình vẫn là một con người và có quyền đi chơi ngày tết. Mị muốn đi chơi, muốn vợt qua cái nhà tù giam hãm mình bấy lâu nay.
+Tiếng sáo gọi bạn->đưa Mị về những mùa xuân trước, tiếng sáo tâm hồn đưa cô đến niềm hạnh phúc yêu thương. Tiếng sáo trở thành tiếng lòng của người thiếu phụ.
=> Niềm khao khát HP đầy nhân bản, tình yêu c/sống tiềm tàng được đánh thức.
Trong Mị đầy những mâu thuẫn chân thực. Mị được đặt trong sự tương tranh giữa một bên là sự sống, một bên là cảm thức về thân phận. Tình càng xáo động thì lòng càm đớn đau cùng thực tại. Sức ám ảnh của quá khứ lớn hơn nên Mị đắm chìm vào ảo giác.
3.Trong đêm dài mùa đông lạnh và buồn, Mị đến bếp lửa hơ tay-bếp lửa thấy A Phủ, Mị vẫn thản nhiên, A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì Mị vẫn thế thôi -> Mị gần như vô tri, cô lặng lẽ như cái bóng.
+Đêm mùa đông khác, Mị dậy thổi lửa, liếc mắt trông sang thấy A Phủ khóc và nhớ lại việc Mị bị trói -> Giọt nước mắt của A Phủ là giọt nước làm tràn cốc đưa Mị ra khỏi cơn mê của thực tại trở về nỗi nhớ, nhớ đến nỗi khổ của mình, xót xa cho mình và cảm thấy thương A Phủ, tình thương A Phủ lớn hơn tình thương bản thân, là cơ sở đÓ Mị cởi trói cho A Phủ.
+Sau khi giúp đỡ được A Phủ, giải quyết được tình thương người thì Mị lo sợ cho tai họa của mình, thương mình. Sự lo lắng ấy giúp Mị có sức mạnh để cùng thoát chạy theo A Phủ, thay đổi số phận mình.
III.Bài mới:
Ho¹t ®éng cña GV-HS
Néi dung cÇn ®¹t
Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Nó được xây dựng trên cái nền LS nào?
Tiêu đề của tác phẩm gợi cho người đọc điều gì?
Ngoại hình, điệu bộ, cử chỉ của Tràng? Anh ta là người như thế nào?
Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả
Hoàn cảnh nhặt được vợ của Tràng?
GV giảng thêm về những việc làm thường thấy trong tình thế quá khó khăn của con ngừơi.
Hoàn cảnh chung của đất nước ta lúc đó?
Khi Tràng đưa vợ về làng, mọi người đã có thái độ ntn?
Tình cảm của Tràng?
Và rồi sau đó?
Nhận xét chung về việc Tràng nhặt được vợ?
Bà cụ Tứ được tác giả miêu tả khái quát ntn?
Từng bước diễn biến tâm lí của bà khi thấy Tràng có vợ?
GV: Giảng thêm về tâm lí của những người lớn tuổi, về nỗi lo và tấm lòng thường thấy của các bà mẹ VN?
Cảm xúc trong lòng bà cụ Tứ? Tính phức tạp của tình cảm ấy thể hiện điều gì?
Bà cụ tứ có t/c với con dâu ntn?
Nhận xét về tâm lí bà cụ Tứ?
Tâm lí bà cụ Tứ được t/g m/tả qua những thủ pháp thuật nào?
Sau khi có g/đ Tràng có những thay đổi ntn?
Lúc trước Vợ Tràng là người ntn? Bây giờ có gì thay đổi?
Bà cụ có gì thay đổi?
Học sinh tự tổng kết bài học.
I.Giới thiệu
1.Tác giả: SGK
2.Tác phẩm:
a.Hoàn cảnh sáng tác: Được viết ngay sau khi CMT8 thành công và là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Kim Lân. Truyện ngắn được xây dựng trên cái nền của nạn đói 1945 khi Phát xít nhật bắt nông dân nhổ lúa trồng đay phục vụ chiến tranh khiến hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
b.Tiêu đề: Vợ nhặt -> tiêu đề độc đáo, tạo ấn tượng và sự ham tìm hiểu cho người đọc. Bên cạnh đó, nó còn gợi những suy nghĩ về thân phận người nông dân, về tội ác của kẻ thù ->Giá trị hiện thực và nhân đạo.
II.Phân tích.
1.Tràng nhặt được vợ đưa về làng.
a.Nhân vật Tràng.
-Tên: đồ dùng người thợ mộc
-Hình dáng: “hai con mắt.về phía trước”: đầy mật vẻ nông dân, lam lũ nhưng chất phát.
-Diệu bộ cử chỉ: “Vừa đi nóicười hềnh hệch” : xấu và bình dị đến thô kệch.
-Gia cảnh: nghèo khó trong hoàn cảnh chung của đời sống người nông dân trước CM.
=>Cách miêu tả cụ thể, sinh động đã khắc hoạ một hình tượng nghệ thuật có tính điển hình, Tràng là một anh nông dân thực thụ.
Thêm nữa, người như Tràng rõ ràng sẽ rất khó có được vợ; ít ai muốn ấy, không đủ khả năng lo cho gia đình.
b.Hoàn cảnh nhặt được vợ:
-Hoàn cảnh cụ thể: kéo xe bò ra Tỉnh, hò chơi mấy câu, có người ra đẩy giúp.
Lần gặp thứ hai, mời bốn tô bánh đúc, nói nửa thật nửa đùa -> có vợ.
=>Tràng nhặt được vợ một cách ngẫu nhiên, hài hước. Tuy thế, tình thương người trong anh cũng thật cao đẹp dù trong một hoàn cảnh thật chua chát, bi thương.
-Hoàn cảnh chung’
“Cái đói nhá nhem”: cơ cực, tăm tối, đói khát; con người bị đặt ngay trên bờ vực của cái chết. Sự nghịch lí trở thành hợp lí: trong hoàn cảnh đó Tràng mới có vợ->KL xót xa, đồng cảm và cũng rất thấu hiểu tâm lí con người.
c.Tràng đưa vợ về làng.
Thái độ của người dân xung quanh.
“Mấy khuôn hẳn lên..cuộc sống”: Mừng rỡ, ngạc nhiên vừa vui vừa lo cho Tràng.
-Tình huống đưa vợ về làng của Tràng cũng rất lạ, nó đem lại một không khí khác hẳn cho xóm ngụ cư nghèo.
-Tư tưởng của Tràng
+Lúc đầu cũng chờn chợn sợ hãi, anh lo vì hoàn cảnh khó khăn chung nhưng rồi quyết định đánh liều ->khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc.
+Lúc sau thì Tràng vui hơn với những cảm xúc mới mẻ ->HP có thể làm thay đổi con người, khiến họ trở lên tốt đẹp hơn, đáng yêu hơn.
=>Tâm lí nhân vật được khai thác rất tinh tế và sinh động dưới ngòi bút sáng tạo của KL.
*Tràng nhặt được vợ là một câu chuyện, một tình huống độc đáo: éo le, buồn mà cũng vui. Qua đó, nhà văn đã nêu lên một sự thật bi thảm về c/s của người nông dân VN trước CM và về tính cách tấm lòng nhân ái, niềm khao khát Hp chính đáng của họ.
2.Tình thương con của bà cụ Tứ.
-Cụ Tứ là một người nông dân điển hình. Vẻ ngoài, tính cách, tâm lí của bà cụ được tác giả đặc biệt chú ý
-Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ.
+Khi thấy Tràng “lật đậtđón”, “bà cụ nhấp nháy ”, “phấp phỏng nhà”->Có vẻ ngạc nhiên trước việc làm của con, linh cảm về một điều gì rất quan trọng đang sắp diễn ra với gia đình.
+Khi đến giữa sân, nhìn thấy một người đàn bà thì cụ Tứ “đứng sững lại, ngạc nhiên thắc mắc về sự hiện diện đó, thấy mắt nhoè ra nhìn con tỏ ý không hiểu” =>Sửng sốt ngạc nhiên tột độ của bà cụ, như không tin vào chính mắt mình. Bà ngạc nhiên không dám nghĩ việc con mình lại có vợ.
“Bà hấp tấpthì phải”: diễn tả xác thực tâm lí bà cụ-> sự tinh tế của KL
+Khi nghe vợ Tràng chào, bà vẫn chưa tin, chưa hết ngạc nhiên “Băngiường”
+Khi Tràng giới thiệu vợ mình thì tâm trạng cụ Tứ được thể hiện “bà lãonày không”
=>Trong lòng cụ Tứ trào lên nhiều cảm xúc phức tạp, thương xót cho số kiếp của con mình. Tủi thân khi nghĩ đến gia cảnh nghèo hèn, trách đến bổn phận của mình chưa làm tròn nghĩa vụ với con, lo lắng cho tương lai của con giữa lúc đói khát này Bà xót xa, nghẹn ngào “Trong kẽnước mắt” -> tâm lí rất thương con của một bà mẹ từng trải, quê mùa, nghèo túng.
-Nghĩ đến con dâu “Bà lão khẽhết được”. Bà thương con dâu, nhìn chị đầy thông cảm, nghĩ lại thấy mừng cho con mình đã lấy được vợ và hi vọng cho con mình qua được gia đoạn đói khát này.
-Tiếng nói đầu tiên của bà cụ “Ừ..mừng lòng” thương con và chứa chất tâm sự, vừa như chấp nhận một “sự đã rồi” vừa thể hiện tấm lòng vị tha cao quý vừa có chút dớ dẩn của người già ->lời nói giản dị mà sâu sắc.
-An ủi con “Nhà ta về sau” động viên, hi vọng vào tương lai. Đây là tâm lí chung của cha mẹ.
-“Bà nhìnkia không”->cả nghĩ, lo xa, nỗi lo của một người từng trải. Bà ý thức được hoàn cảnh éo le của gia đình, càng thương con và đau đớn hơn.
=>Tâm lí bà cụ được miêu tả đan xen giữa những thái cực đối lập, buồn, vui, mừng, tủi, âu lo, hi vọng->bi kịch.
Bà cụ Tứ tiêu biểu cho những người mẹ VN hết lòng thương con. KL thấu hiểu tâm lí con người và có một vốn sống phong phú, diễn tả tài tình những cảm xúc của bà mẹ.
3.Những người đói nghĩ đến sự sống.
a.Tràng sau một đêm có gia đình.
-Tâm trạng: “Trong người lơ lửng, thay đổi lại”: Thương yêu gia đình lạ lùng, con người như được hồi sinh, anh hướng về sự sống và nghĩ đến việc tạo lập HP vượt lên trên cái đói, cái chết đang vây bủa.
b.Vợ Tràng.
-Trước: chua chát, đanh đá; hiện tại: hiền hậu, đúng mực, chăm chỉ.
c.Bà cụ Tứ: “Nhẹ nhõmngày thường” tin tưởng, hi vọng vào tương lai.
Bữa cơm của gia đình: ấm áp và chan chứa tình cảm dù nghèo khó cơ cực, cái đói vẫn còn đó, sự khó khăn vẫn vây kín nhưng con người đã luôn hướng tới một ngày mai tươi sáng hơn.
Có gì như chua chát trong nồi “chè khoán” nhưng cũng thật hiện thực, KL không hề khỏa lấp đi đời sống còn rất cơ hàn của người nông dân xưa, thông qua đó tố cáo tội ác của bè lũ xâm lược.
Hình ảnh lá cờ đỏ phấp phới cuối truyện đã tạo một diện mạo hết sức mới mẻ và đầy tính lạc quan cho tác phẩm. CM đã về, cuộc sống sẽ sang trang. Đây là yếu tố tích cực hơn hẳn của KL so với các nhà văn hiện thực trước CM.
III.Tổng kết.
Tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng cốt truyện đạt đến trình độ mẫu mực.
IV.Củng cố:
-Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ.
-Hoàn cảnh của nước ta lúc bấy giờ.
V.Dặn dò:
Học bài cũ: §äc, tãm t¾t TP, ph©n tÝch ý nghÜa cña t×nh huèng truyÖn.
Soạn bài mới: Chọn và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận.
E.rót kinh nghiÖm
File đính kèm:
- mộ (chiều tối).doc