Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Vi hành ( trích “ Những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng an nam”) - Nguyễn Ái Quốc

MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1.Cho học sinh thấy được bút pháp trào phúng của NAQ trong thể loại truyện và kí. Tác giả đã phê phán một cách chính đáng cái lố bịch, kệch cỡm của Khải Định trong chuyến y đi Pháp. Ở đây cần nhấn mạnh thành công đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

2.Hs có kĩ năng tìm hiểu, phân tích truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc.

3. Yêu mến và tự hào về tầm vóc vĩ đại của Bác, tìm đọc truyện ngắn của Bác.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

-Sgk, Sgv Ngữ văn12, Tài liệu về Thơ văn Bác Hồ.

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Vi hành ( trích “ Những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng an nam”) - Nguyễn Ái Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vi hành ( Trích “ Những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng An Nam”) -Nguyễn ái Quốc- A/ Mục đích- Yêu cầu: 1.Cho học sinh thấy được bút pháp trào phúng của NAQ trong thể loại truyện và kí. Tác giả đã phê phán một cách chính đáng cái lố bịch, kệch cỡm của Khải Định trong chuyến y đi Pháp. ở đây cần nhấn mạnh thành công đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. 2.Hs có kĩ năng tìm hiểu, phân tích truyện ngắn Nguyễn ái Quốc. 3. Yêu mến và tự hào về tầm vóc vĩ đại của Bác, tìm đọc truyện ngắn của Bác. B. Phương tiện thực hiện: -Sgk, Sgv Ngữ văn12, Tài liệu về Thơ văn Bác Hồ. C. Cách thức thực hiện: -Hs chuẩn bị theo hướng dẫn SGK. -Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình. D/ Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức lớp: -Kiểm tra sĩ số - Kiểm tra bài soạn II. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: 1, Trình bày quan điểm sngs tác của HCM? 2, Tác phẩm văn thơ của HCM gồm mấy bộ phận, đặc điểm từng bộ phận? Yêu cầu: 1, Quan điểm nghệ thuật: - Luôn xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM - Đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thứcvà tiếp nhận văn chương - luôn quan niệm văn chương phải có tính chân thật 2, Nêu cách phân chia sự nghiệp văn học của HCM - Theo SGK: 3 bộ phận chính:+ Chính luận +Truyện Kí + Thơ ca Mỗi bộ phận nêu TP tiêu biểuvà đặc điểm chung về nội dung, nghệ thuật - Chia theo nội dung:+ Văn thơ tuyên truyền + Văn thơ với những xung cảm thẩm mĩ đích thực III. Bài mới: Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Gọi hs đọc tiểu dẫn SGK Nêu khái quát hoàn cảnh ra đời của Vi hành? Mục đích tác giả viết TP để làm gi? Nội dung chủ yếu của TP là gì? Hình ảnh vua KĐ có gi độc đáo? Bác kết tội của KĐ là gì? Bác tố cáo chính sách gì của Pháp ở Đông Dương? Chính sách của Pháp ở chính quốc với người VN như thế nào? Truyện xây dựng mấy tình huống nhầm lẫn?Kể tên? ýnghĩa những tình huống nhầm lẫn? Hình thức của truyện ngắn này là gì? Tác dụng? Đánh giá của em về Vi hành? I. Tìm hiểu chung: 1. Hoàn cảnh sáng tác- Mục đích sáng tác: - 1922 thực dân Pháp đưa vua Khải Định sang Pháp - 1923 NAQ đã viết một loạt TP để vạch trần âm mưu của chính phủ Pháp và lật tẩy bộ mặt bù nhìn bán nước của Khải Định - Đối tượng sáng tác là người dân Pari Bác viết bằng tiếng Pháp theo nghệ thuật Châu Âu hiện đại 2. Chủ đề: vạch trần bộ mặt thậtbù nhìn lố lăng của Khải Địnhvà âm mưu thâm độc nham hiểm của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa II. Phân tích: 1. Giá trị nội dung: a, Châm biếm lật tẩybản chất bù nhìn của KĐ * Chân dung KĐ qua cái nhìn của nhân dân Pháp - Diện mạo: mũi tẹt, mặt bủng như vỏ chanh - Trang phục: ngón tay đeo đầy những nhẫn, cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn - Cử chỉ thái độ: nhút nhát, lúng túng - Hành động: lén lút có mặt tại trường đua, tiệm cầm đồ, ga tàu điện ngầm -> KĐ hiện lên như một thứ đồ cổ xa lạ kệch cỡm lố lăng trong XH phương tây hiện đại hắn không có tư cách của một đế vương - Chân dung KĐ được dựng lên qua sự miêu tả của đôi trai gái người Pháp-> đảm bảo được tính khách quan - Họ gọi KĐ là hắn, người khách của chúng ta, anh vua, so sánh với những trò giải trí tầm thường-> vua KĐ như một thứ đồ chơi, một con rối, một trò giải trí rẻ tiền => Hạ bệ KĐ hắn không xứng đáng là kẻ đại diện quốc gia chuyến đi của hắn chỉ nhằm mục đích đàng điếm không phải vì lợi ích của đất nước * Lời kết tội KĐ qua liên tưởng bình luận của người kể truyện - Nhờ đến chuyện xưa, vua Thuấn- Pie-> họ vi hành xứng đáng-> phê phán KĐ với những hành tung mờ ám tầm thường-> kết tội KĐ: tội làm nhục quốc thể - Tác giả đặt ra rất nhiều câu hỏi: phải chăng ngài muốn biết=> chất vấn KĐ từ đó đi đến kết tội KĐ: hại nước hại dân, bán nước và làm tay sai cho Pháp b. Vạch trần bộ mặt giả rối thâm độc của thực dân Pháp: * Tố cáo chính sách cai trị của Pháp ở thuộc địa - “ Công bảo hộ” khai thác và làm kiệt quệ kinh tế tài chính Đông Dương: Nhà băng Đông Dương luôn cạn ráo=> chính sách bóc lột - “Công khai hoá” bằng rượu cồn và thuốc phiện=> chính sách ngu dân * Tố cáo chính sách khủng bố ở chính quốc: - Vạch trần luận điệu “tự do bình đẳng bác ái”: ngay tại nước Pháp chính phủ Pháp đã thi hành chính sách khủng bố theo dõi những người yêu nước Việt Nam trên nước Pháp KL: Tác phẩm đạt được cả hai mục đích phản đế và phản phong 2. Những sáng tạo nghệ thuật: a, Những tình huống nhầm lẫn độc đáo - Đôi trai gái người Pháp nhầm TG là KĐ. - Dân chúng Pháp nhầm những người VN trên đất Pháp là KĐ - Chính phủ Pháp nhầm những người An Nam trên đất Pháp đều là KĐ => 3 tình huống liên tiếp tăng cấp * ý nghĩa: - Thể hiện thái độ khách quan của người kể chuyện - Tình huống như đùa như bịa làm tăng tính hài hước khiến cho KĐ hiện lên càng trở lên lố bịch như một câu truyện tiếu lâm b, Hình thức viết thư: - Bác viết thư cho cô em họ ở An Nam * ý nghĩa: tạo được sự gần gũi và không khí như thật -Khiến cho TP hấp dẫn mang dáng dấp một bức thư tình - Có thể đưa ra những phán đoán giả định - Đổi giọng chuyển cảnh kinh hoạt, liên hệ tạt ngang so sánh thoải mái c, Những thành công khác: - Nghệ thuật làm bấo - Ngôn ngữ sinh động hấp dẫn đa giọng điệu - Thể văn trào phúng thâm thuý sâu cay - Nghệ thuật dựng chân dung độc đáo, miêu tả KĐ mà không cần KĐ xuất hiện III. Tổng kết: - Vi hành thể hiện sức mạnh trong ngòi bút chiến đấu của HCM - Vi hành cũng thể hiện tài năng văn chương của Bác IV.Củng cố: Nắm chắc hoàn cảnh sáng tác để thấy được giá trị của TP? V.Dặn dò: Tìm hiểu đề văn: Những sáng tạo độc đáo của NAQ trong Vi hành E.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docnguyen ai quoc.doc