Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (tiết 12)

. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ

Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một sự nghiệp văn học quý giá. Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

II. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG:

a. Quan điểm sáng tác:

- Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khs chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này thể hiệ rõ trong hai câu thơ: “Nay ở .xung phong” và về sau, trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951, người lại khẳng định “Văn hóa .mặt trận ấy”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (tiết 12), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP PHẦN I: TÁC GIẢ I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một sự nghiệp văn học quý giá. Hồ Chí Minh là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. II. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG: a. Quan điểm sáng tác: - Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khs chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này thể hiệ rõ trong hai câu thơ: “Nay ở ..xung phong” và về sau, trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951, người lại khẳng định “Văn hóa.mặt trận ấy”. - Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. Tính chân thật được coi là một thước đo giá trị văn chương nghệ thuật . Người nhắc nhở giới nghệ sĩ nên “chú ý phát huy cốt cách dân tộc” và đề cao sự sáng tạo, “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo” - Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm . Người luôn đặt câu hỏi: Viết cho ai (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích); sau đó mới quyết định “ Viết cái gì?” (Nội dung) và viết như thế nào? (hình thức). Tùy từng trường hợp cụ thể, Người đã vận dụng phương châm đó theo những cách khác nhau. Vì thế, những tác phẩm của Người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, đa dạng. Phương châm sáng tác nói trên của Hồ Chí Minh cũng giải thích vì sao trong BỐ CỤC: + Đoạn 1 (từ đầu đến không ai chối cãi được): Nêu lên nguyên lí chung của Tuyên ngôn Độc lập (cơ sở pháp lí của bản TNĐL) + Đoạn 2: (từ thế mà đến phải được độc lập): tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử nhân dân ta đã kiên trì đấu tranh và nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.(cơ sở thực tế của BTNĐL) +Đoạn 3: (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. HỆ THỐNG LẬP LUẬN : 1, PHẦN MỞ ĐẦU:tác giả nêu nguyên lí mang tính phổ quát: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đây cũng là luận điểm nền tảng, coi độc lập tự do, bình đẳng là những thành tựu lớn của tưởng nhân loại, đồng thời là lí tưởng theo đuổi hết sức cao đẹp. 2, PHẦN THỨ HAI: Qua thực tế lịch sử hơn 80 năm thức dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta, tác giả chứng minh nguyên lí trên đã bị thực dân Pháp phản bộ, chà đạp trắng trợn như thế nào. Mặt khác, bản tuyên ngôn cũng khẳng định và minh chứng đầy thuyết phục rằng chính Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã bền bỉ để giành lại quyền độc lập tự do của mình. 3/ PHẦN KẾT LUẬN: tuyên bố về quyền được hưởng tự do, độc lập. I. Mở đầu: tg trích dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mĩ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản tuyên ngôn độc lập nhằm đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, vừa tạo iền đề lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo. - Nêu về nguyên lí quyền bình đẳng, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc. từ quyền bình đẳng , tự do của con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. -> Đây là cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong lập luận. Đúng như một nhà nghiên cứu đã nhận định: “ -> đây là một đóng góp riêng của tác giả và cúng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu cao đẹp mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX II. Phần thứ hai: Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta “Thế mà hơn 80 năm nay Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ từng xây dựng như mọt thành tựu của tư tưởng và văn minh. Chúng lại lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái hòng mị dân, che dấu những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”. Bản tuyên ngôn đã lật tẩy bộ mặt xảo quyệt, tàn bạo đó bằng những lí lẽ xác đáng và những sự thật lịch sử không ai chối cãi được. Đoạn văn đã tố cáo hung hồn và đanh thép tội ác mọi mặt của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng giọng điệu hùng biện, đầy sức thuyết phục: + Lí lẽ xác đáng: hơn 80 năm nay bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa...;.. + Sự thật lịch sử không chối cãi được: những tội ác về chính trị và kinh tế của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong 80 năm qua, và trong 5 năm gần đây, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật, dẫn đến kết quả là hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói, nghệ thuật liệt kê, giọng văn tố cáo hung hồn đanh thép, qua cách nêu liên tiếp, dồn dập những tội các của thực dân Pháp, qua lối viết khẳng định, được nhấn mạnh bằng 14 điệp từ chúng tạo sự thuyết phục mạnh mẽ việc dùng từ chính xác, có hình ảnh: thế mà, trái hẳn, thẳng tay chém giết, tắm..bể máu, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, quỳ gối đầu hang, mở cử nước ta rước Nhật, không bảo hộ được ta,.. Phần luận tội còn mang một sức mạnh lớn lao của sự thật, đã bác bỏ một cách đầy hiệu lực những luận điệu dối trá về công “khai hóa” và quyền “bảo hộ’’-> từ đó vạch trần vạch trần cái được gọi là công lao khai hóa và sứ mệnh bảo hộ mà thực dân Pháp cố tình rêu rao: + Thực chất của công lao khai hóa mà thực dân Pháp tự ca ngợi đó là: “lập nhà tù nhiều hơn trường học”, thi hành chính sách ngu dân”, “dung rượu và thuốc phiện làm suy nhược nòi giống của một dân tộc. + Thực chất của sứ mệnh bảo hộ, đó là: “khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” và “trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. hàng loạt câu dược viết theo hình thức lặp kết cấu cú pháp để nhấn mạnh: + sự thật là.nữa + sự thật là.., chứ không phải từ tay của Pháp. Những luận điệu khác của những thế lực cơ hội quốc tế nhằm phủ nhận công cuộc đấu tranh mấy mươi năm giành độc lập của dân tộc ta cũng như ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh cũng bị phản bác một cách mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực và đầy sức thuyết phục. *yếu tố làm nên sức mạnh tố cáo của đoạn văn: - Nhãn quan tinh tường, trí tuệ sắc sảo của người viết. - Lòng căm thù giặc cháy bỏng, tình thương dân sâu sắc của người viết - Nghệ thuật viết văn nghị luận già dặn: hung hồn, đanh thép đầy sức thuyết phục. Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên đó, bản tuyên ngôn nhấn mạnh những thong điệp quan trọng: + Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí kết về nước VN, xóa bỏ hết mọi đặc quyền của Thực dân Pháp trên đất nước VN. + Kêu gọi toàn daanVN đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp. +Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hai hội nghị Tê-he-răng và Cựu Kim Sơn, kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. 3, PHẦN 3:ý NGHĨA CỦA PHẦN TUYÊN BỐ ĐỘC LẬP -Tuyên bố về ý chí kiên quyết bảo vệ quyền tự do, độc lập của toàn dân tộc VN - Bản tuyên ngôn độc lập đã hội tụ đủ hai điều kiện:về chủ quan và khách quan Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một văn bản vững chắc về lập luận, lí lẽ, bằng chứng mà còn hết sức gợi cảm, hung hồn, sáng sủa về ngôn từ. GIẢI BÀI ẬP” Ngoài giá trị lịch sử lớn lao, bản TNĐL còn chứ đựng cả một tình cảm yêu nước, thương dân nồng nàn của chủ tịch HCM. Tình cảm đó được bộc lộ qua các phương diện: lập luận, lí lẽ, bằng chứng và ngôn ngữ. Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả bản TNĐL chủ yếu dwajj trên lập trường quền lợi tối cao của các dân tộc nói chung và dân tộc ta nói riêng. Về lí lẽ: sức mạnh của lí lẽ dược sử dụng trong bản TNĐL xxuats phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, và trên hết dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta. Về bằng chứng: những bằng chứng xác thực, hung hồn, không thể chối cãi cho thấy một sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến vận mệnh của dân tộc ta, hạnh phúc của nhân dân ta. Về ngôn ngữ: cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm ngay từ câu đầu tiên của bản TNĐL, cách xưng hô bộc lộ tình cảm tha thiết, gần gũi.. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT I. SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số phương diện cơ bản sau: Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết và dung từ, đặt câu và cấu tạo lời nói, câu văn Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là ko cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố ngôn ngữ khác Sự trong sáng của tiếng Vệt còn biểu hiện ở tính văn hóa, lịch sự của lời nói II. TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT cần có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt thông qua kinh nghiệm thực tế, từ sự trau dồi, học hỏi qua giao tiếp, qua sách báo hoặc qua việc học hỏi ở nhà trường.. Cần sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực và các quy tắc của nó, tránh lạm dụng ngôn ngữ khác; cần nâng cao phẩm chất văn hóa trong giao tiếp ngôn ngữ.. BÀI TẬP: TIẾT 1: Bài tập 1: Các từ ngữ nói về hai nhân vật mà hai nhà văn đã sử dụng: Kim Trọng: rất mực chung tình Thúy Vân: cô em gái ngoan Hoạn Thư: người đàn bà bản lính khác thường, biết điều mà cay nghiệt Thúc Sinh: sợ vợ Từ Hải: chợt hiện ra chợt biến đi như một vì sao lạ Tú Bà: màu da “nhờn nhợt” Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi” Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”. Bài tập 2:

File đính kèm:

  • docTuyen ngon Doc lap.doc