Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuần 25 - Tiết 74: Đọc văn: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải

1-Kiến thức `

- Hiểu được nét đẹp trong chiều sâu tính cách tâm hồn con người Việt Nam qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho người Hà Nội.

-Thấy được thành công đáng chú ý về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải.

2-Kĩ năng: Đọc hiểu và phân tích một truyện ngắn.

3-Thái độ: Biết yêu quí và trân trọng những con người bình thường mà cuộc đời họ song hành với những chặng đường gian lao của đất nước.

B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuần 25 - Tiết 74: Đọc văn: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25. TIẾT 74 NS: 21-2-2009 Đọc văn: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI Nguyễn Khải -MỤC TIÊU BÀI HỌC 1-Kiến thức ` - Hiểu được nét đẹp trong chiều sâu tính cách tâm hồn con người Việt Nam qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho người Hà Nội. -Thấy được thành công đáng chú ý về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải. 2-Kĩ năng: Đọc hiểu và phân tích một truyện ngắn. 3-Thái độ: Biết yêu quí và trân trọng những con người bình thường mà cuộc đời họ song hành với những chặng đường gian lao của đất nước. B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án 2-Phương pháp:Đàm thoại(phát vấn phát hiện, lí giải minh họa tìm tòi theo câu hỏi SGK) C- CHUẨN BỊ: 1-Công việc chính @.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ; @. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới. 2-Nội dung tích hợp: Lí luận về thể loại truyện ngắn, bài nghi luận về một tác phẩm văn xuôi,những tác phẩm khác của Nguyễn Khải. 1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số 2- Kiểm tra bài cũ: 3-Giới thiệu bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Tìm hiểu phần tiểu dẫn: Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật Nguyễn Khải? Giáo viên gọi 3 học sinh đọc văn bản(chỉ đọc đoạn chính),Giáo viên đọc và hướng dẫn cho các em tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK. Nhận xét về tính cách cô Hiền , đặc biệt là suy nghĩ , cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước. Vì sao tác giả cho rằng cô Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội? Nêu cảm nghĩ về nhân vật “tôi”,Dũng , bà mẹ Tuất và cả những người tạo nên nhận xét không mấy vui vẻ của nhân vật tôi về Hà Nội. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật gốc rồi lại hồi sinh gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong truyện có gì đáng chú ý? Anh chị hãy tổng kết giá trị tác phẩm dựa trên hai mặt nội dung và nghệ thuật. I –Tìm hiểu chung: 1- Tác giả Nguyễn Khải(1930-2008) là một nhà văn quân đội quê gốc ở Hà Nội . Trước 1975,sáng tác của Nguyễn Khải tập trung về đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới (Mùa lạc) và hình tượng người lính (Họ sống và chiến đấu) .Sau 1975, sáng tác của ông đề cập đến nhiều vấn đề chính trị - xã hội có tính thời sự và đặc biệt quan tâm đến tính cách ,tinh thần ,tư tưởng của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống.(Một người Hà Nội). 2- Tác phẩm: Truyện ngắn Một người Hà Nội in trong tập truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1990 của Nguyễn Khải .Truyện phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tính cách tâm hồn con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước II ĐỌC- HIỂU 1.Nhân vật cô Hiền a-Nhân vật trung tâm của thiên truyện là cô Hiền, một người Hà Nội bình thường đã cùng Hà Nội , cùng đất nước trải qua những biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cái cốt cách của người Hà Nội ,cái bản lĩnh văn hoá của người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn chân thành, không giấu giếm quan điểm , thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh. -Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô nhận xét : “Vui hơi nhiều ,nói cũng hơi nhiều” ; theo cô, “Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá”. Cô tính toán mọi việc rất khôn khéo. -Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ , tuy vô cùng thương con ,lo lắng cho con nhưng cô sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác và mình cũng vui buồn lo âu như những bà mẹ Việt Nam khác : “Vui lẻ thì có hay hớm gì “. Đó là suy nghĩ của một bà mẹ thiết tha yêu nước. -Sau đại thắng mùa xuân 1975 , đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội , không pha trộn. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. -Tác giả cho cô Hiền là một hạt bụi vàng ở Hà Nội vì cô là một người Hà Nội bình thường , vô danh nhưng thấm sâu những cái tinh hoa trong bản chất của người Hà Nội. Những hạt bụi vàng ấy sẽ bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng. Ánh vàng ấy là truyền thống, cốt cách , phẩm giá người Hà Nội ngàn năm văn hiến. 2-Các nhân vật khác : a-Nhân vật “tôi” mang hình bóng của Nguyễn Khải là người kể chuyện , người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Trên những chặng đường ấy,anh đã có những quan sát tinh tế ,cảm nhận nhạy bén , sắc sảo, đặc biệt là về nhân vật cô Hiền , về Hà Nội và người Hà Nội. Ẩn sau cái giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài vừa khôn ngoan trải đời là một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước , trân trọng những giá trị văn hoá của dân tộc. b- Nhân vật Dũng ,đứa con trai đầu rất mực yêu quí của cô Hiền đã sống đúng như lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội.Vừa tốt nghiệp trung học ,Dũng đã cùng 660 thanh niên Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. .Kháng chiến chống Mĩ thành công , hơn 600 người đã hi sinh .Khi Dũng “ không biết nói thế nào với một bà mẹ có con đã hi sinh mà bạn của con mình vẫn còn sống” thì người mẹ của Tuất đã an ủi lại Dũng . Dũng , Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội ấy đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung. c-Hà Nội ngày nay cũng có những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi” về Hà Nội . Đó là ông bạn trẻ đạp xe nhanh như gió đã làm đổ xe người ta cònquay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già”. Đó là những người mà nhân vật “tôi” quên đường phải hỏi thăm và họ trả lời bằng cách nói sõng hoặc hất cằm ,có khi chỉ giương mắt nhìn như một con thú lạ. Cuộc sống là như thế. Hà Nội còn phải làm rất nhiều điều để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách của người Hà Nội. 3- Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh nhờ sự cứu sống của con người nói lên qui luật bất diệt của sự sống. Hà Nội trải qua bao biến cố dữ dội suốt trường kì lịch sử nhưng nhất định sẽ hồi sinh. Sức sống ,vẻ đẹp, truyền thống văn hoá của Hà Nội cũng trường tồn như vậy. Hình ảnh cây si không chỉ để miêu tả sự vật , kể lại sự việc mà chủ yếu là để triết luận về hiện thực là một nét phong cách quen thuộc của Nguyễn Khải. 4- Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật: Trong truyện ngắn này, ta có thể thấy: - Một giọng điệu trần thuật rất trải đời , vừa tự nhiên,dân dã vừa trĩu nặng suy tư,vừa giàu chất triết lí khái quát vừa đậm tính đa thanh.Ở đây tác giả đã hoàn toàn nhập thân vào nhân vật “tôi” để diễn tả, kể lại những gì mình đã chứng kiến . - Trong xây dựng nhân vật, tất cả cũng được qui tụ bởi điểm nhìn nghệ thuật từ nhân vật “tôi”,một phần chính là hình ảnh của tác giả. Tạo tình huống gặp gỡ giữa “tôi” với người khác để khám phá ,phát hiện ra tính cách nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật cũng góp phần khắc hoạ tính cách (ngôn ngữ nhân vật “ tôi” đậm vẻ suy tư lại pha chút hài hước, tự trào; ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn dứt khoát) III-TỔNG KẾT: Truyện đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của lịch sử giúp ta hiểu thêm về người Hà Nội nói riêng, người Việt Nam nói chung. Nghệ thuật trần thuật và xây dựng nhân vật trên điểm nhìn của người kể chuyện xưng tôi cũng rất thành công. 4-Củng cố -Khái quát lại kiến thức cơ bản của tác phẩm. - Đọc kĩ lại tác phẩm, nhớ chi tiết. 5. Dặn dò: -Chuẩn bị bài Thực hành về hàm ý (tiếp theo).

File đính kèm:

  • docgiáo án Một người Hà Nội.doc
Giáo án liên quan