Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX

 Giúp học sinh:

 - Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết 1975 .

 - Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975, nhất là từ 1986 đến hết thế kỷ XX.

 - Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

 

doc16 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tuần 1 - Tiết 1, 2: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:1 - Tiết PPCT:1 & 2 Ngày soạn:22/08/2008 Ngày dạy: 25/08/2008 Lớp dạy: 12A6 Tuần: 1 - Tiết: 1 & 2 Ngày soạn:22/08/2008 Ngày dạy: 25/08/2008 Lớp dạy: 12A6 KHAÏI QUAÏT VÀN HOÜC VIÃÛT NAM TÆÌ CAÏCH MAÛNG THAÏNG TAÏM NÀM 1945 ÂÃÚN HÃÚT THÃÚ KYÍ XX. --------------–²—--------------- A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: - Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết 1975 . - Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975, nhất là từ 1986 đến hết thế kỷ XX. - Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Thiết kế bài học,những tài liệu liên quan C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm; với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. - Hướng dẫn học sinh đọc kĩ SGK và trả lờ các câu hỏi trong phần đọc bài . - Cho học sinh thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: (Sự chuẩn bị bài mới của HS) III. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và SH Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Hướng.dẫn hs nắm vài nét về hoàn cảnh... -.Nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của VHVN thời kì này? - HS làm việc cá nhân, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung để tái hiện được không khí ác liệt của lịch sử, xã hội bấy giờ. *Hoạt động 2: H.dẫn hs tìm hiểu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu theo các câu hỏi sau: - VHVN từ năm 1945 đến năm 1975 phát triển qua mấy chặng?. -. Nêu thành tựu của mỗi chặng? GV chia lớp học thành 4 nhóm để thảo luận : -Nêu thành tựu của chặng đường văn học từ năm 1945 đến năm 1954? - HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời. (Nhóm 1 thảo luận). -Nêu thành tựu của chặng đường văn học từ năm 1955 đến năm 1964? (Nhóm 2 thảo luận.) -Nêu thành tựu của chặng đường văn học từ năm 1965 đến năm 1975? (Nhóm 3 thảo luận.) * Lưu ý: Để hs thảo luận được tập trung GV nên gợi ý hs khi tìm hiểu thành tựu của mỗi chặng đường cần hướng đến những vấn đề cụ thể sau : nội dung, cảm hứng, thành tựu về thể loại. -Văn học vùng tạm chiếm có đặc điểm gì đáng lưu ý?. (Nhóm 4 thảo luận.) GV nhận xét, chốt ý bằng bảng phụ. (Hết tiết 1.) Tiết 2: *Hoạt động 3::H.dẫn tìm hiểu đặc điểm cơ bản của VHVN từ năm 1945 đến năm 1975.GV yêu cầu học sinh đọc SGK và đặt vấn đề: -Mặc dù các chặng đường văn học và mảng văn học vùng tạm chiếm tuy có những đặc điểm riêng biệt song tất cả vẫn có những điểm chung. Theo em đó là những đặc điểm nào?. - HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm đôi, trả lời. * GV theo dõi, nhận xét và lấy một vài tác phẩm quen thuộc với hs( Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng hoặc Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long) để làm rõ thêm những đặc điểm văn học này *Hoạt động 4:H.dẫn hs tìm hiểu văn học từ 1975 đến hết TK XX -Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa nước ta từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX? - Căn cứ vào hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa, hãy giải thích vì sao VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? - HS làm việc cá nhân, trả lời. - HS khác bổ sung. GV nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 5:Tìm hiểu chuyển biến và những thành tựu ban đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. - Hãy nêu những thành tựu ban đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX? ( ỏ các thể loại: thơ, văn xuôi, kịch) -Qua những thành tựu đó, em có nhận xét gì về VHVN từ năm1975đến hết thế kỉ XX ? - HS làm việc cá nhân, trả lời. - GV chốt lại ý. - GV phát vấn: -Nêu nhận xét chung nhất, khái quát nhất về VHVN từ năm 1945 đến hết thế kỉ XX? - HS xem phần ghi nhớ SGK trả lời. * GV chốt ý và cho học sinh đọc lại ghi nhớ SGK I.Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 . 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. - Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta. - Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành , phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt. - Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển. - Về văn hóa, từ năm 1945 đến 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế( chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc). 2. Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954. - Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vưi sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập( Ngọn Quốc kì, Hội nghị non sông...). - Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến ; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến. - Truyện ngắn và kí: là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp . Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân...Từ 1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc... - Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. +Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi...đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. + Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến. - Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi - Lí luận, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi. b. Chặng đường từ 1955 đến 1964. - Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống như đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Nguyễn Công Hoan, Mười năm của Tô Hoài; đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải. - Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Anhs sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận , Tiếng sóng của Tế Hanh... - Kịch nói có phát triển . Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm. c. Chặng đường từ 1965 đến 1975. - Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. - Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất. + Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng như tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ... + Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Hường...Tiểu thuyết cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn, Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu... -Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ chặng đường này thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang , tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế Lan Viên, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa... Lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo... -Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch tạo được tiếng vang bấy giờ. d. Văn học vùng tạm chiếm. - Dưới chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn, bên cạnh xu hướng văn học tiêu cực vẫn tồn tại xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Nội dung tư tưởng nói chung của xu hướng văn học này đều nhằm phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc; kêu gọi, cổ vũ các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, tập hợp lực lượng xuống đường đấu tranh. - Hình thức của những sáng tác này thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự , bút kí. - Tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Sơn Nam, Võ Hồng, Lý Văn Sâm, Viễn Phương... 3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975: * 3 đặc điểm - Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nền văn học hướng về đại chúng. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. II. Vài nét khái quát về VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX. 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa. -Với chiến thắng mùa xuân năm1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới: thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ năm1975 đến năm1985, đất nước ta gặp những khó khăn, thử thách mới. -Từ năm 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Tất cả đã tạo điều kiện để văn học phát triển phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của nền văn học. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu. - Thơ sau năm 1975 không tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên, vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc. + Chế Lan Viên từ lâu vẫn âm thầm đổi mới thơ ca. Những cây bút thời chống Mĩ cứu nước vẫn tiếp tục sáng tác, sung sức hơn cả là Xuân Quỳnh, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo... -Thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là trường ca: Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh. Một số tập thơ có giá trị khi ra đời ít nhiều tạo được sự chú ý: Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Thư mùa đông của Hữu Thỉnh. Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện nhiều, đang từng bước tự khẳng định mình như: Một chấm xanh của Phùng Khắc Bắc, Tiếng hát tháng giêng của Y Phương... - Văn xuôi sau năm 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca , một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi... Từ đầu những năm tám mươi, văn xuôi tạo được sự chú ý của người đọc với những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng... -Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày. + Phóng sự xuất hiện đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống. + Văn xuôi thực sự khởi sắc với những tập truyện ngắn: Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp; tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. + Kịch nói sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ. Một số tác phẩm tạo được sự chú ý của khán giả như Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển của Xuân Trình... + Lí luận, nghiên cứu phê bình văn học cũng có sự đổi mới. Ngoài những cây bút có tên tuổi , đã xuất hiện một số cây bút trẻ có nhiều triển vọng. *Như vậy , từ sau năm 1975, nhất là từ 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa , mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. Đề tài, chủ đề đa dạng; thủ pháp nghệ thuật phong phú; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy. Cái mới của văn học giai đoạn này là tính chất hướng nội, đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong hoàn cảnh phức tạp,đờithường . Bên cạnh đó, còn nảy sinh một vài xu hướng tiêu cực, những lúng túng, bất cập, những biểu hiện quá đà, thiếu lành mạnh. III. Kết luận( ghi nhớ SGK). IV.Luyện tập,cũng cố dặn dò: * Nắm vững hai bộ phận hợp thành VHVN. * Các thời kì phát triển VHVVN. * Con người VN qua văn học. - Hướng dẫn HS đọc thêm tài liệu tham khảo. - Nắm chắc ba vấn đề cơ bản của bài học. - Chuẩn bị bài: “Hoạt động GTBNN” V. Rút kinh nghiệm, bổ sung: Tuần:1 - Tiết PPCT: 3 Ngày soạn:25/08/2008 Ngày dạy: 28/08/2008 Lớp dạy: 12A6 Nghò luaän veà moät tö töôûng – ñaïo lí A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: - Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý, trước hết là kỹ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý. - Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lý. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV, phiếu tháo luận. - Sách tham khảo, những tài liệu liên quan. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm; với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. - Hướng dẫn học sinh đọc kĩ SGK - Cho học sinh thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và SH Nội dung cần đạt *Hoạt động 1:: GV củng cố kiến thức đã học cho HS: - Cho đề bài: 1. Nghĩ về lối sống đẹp của con người 2. Vai trò của lý tưởng đối với thanh niên trong thời đại mới. 3. Tình bạn có cần cho chúng ta? HS quan sát và trả lời câu hỏi, từ đó nhớ lại các khái niệm đã học: Hãy chỉ ra điểm chung và riêng trong các đề bài trên? I.Ôn lại khái niệm: NLXH và nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 1.NLXH 2.Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Điểm chung: NLXH bàn về tư tưởng, đạo lí - Điểm riêng: 1.Lối sống đẹp 2.Vai trò của lí tưởng 3.Tình bạn *Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý dựa trên ngữ liệu SGK. GV chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận: HS đọc ngữ liệu, lần lượt thảo luận các vấn đề GV đưa ra: Nhóm1: -Câu thơ Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? -Thế nào là lối sống đẹp? -Để sống đẹp cần rèn luyện những phẩm chất nào? Nhóm2: -Những thao tác lập luận cần được sử dụng trong đề bài trên? - Tư liệu làm dẫn chứng thuộc lĩnh vực nào trong đời sống? GV hướng dẫn HS rút ra kết luận HS ghi nhớ GV đặt câu hỏi gợi ý: -Giới thiệu vấn đề theo cách nào? -Sắp xếp các luận điểm, luận cứ tìm được theo trật tự thích hợp? -Ý nghĩa lối sống đẹp và tác dụng giáo dục của đề bài? - HS trả lời và tìm ra dàn bài cụ thể: - GV hướng dẫn rút ra dàn bài chung - HS ghi nhớ *Hoạt động 3: GV cho HS luyện tập để củng cố kiến thức: Bài 1: GV phát phiếu trả lời trắc nghiệmcho HS và kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS qua phiếu trả lời - HS điền vào phiếu trả lời trắc nghiệm Bài 2: GV có thể đặt ra một số yêu cầu cụ thể cho HS: a.Lập dàn ý b.Viết thành bài văn nghị luận hoàn chỉnh -GV cho HS chia nhóm thảo luận dàn ý sau đó định hướng trở lại để HS viết thành bài văn hoàn chỉnh HS chia nhóm thảo luận dàn ý. HS tiếp tục hoàn chỉnh bài tập ở nhà II.Tìm hiểu đề và lập dàn ý: 1.Tìm hiểu đề: a.Khảo sát ví dụ: Đề: Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” (Một khúc ca) * Vấn đề NL: lối sống đẹp của con người. -Sống đẹp: sống tích cực, có lí tưởng, có tâm hồn, có trí tuệ -Để sống đẹp, cần: +lí tưởng đúng đắn +tâm hồn lành mạnh +trí tuệ sáng suốt +hành động hướng thiện * Thao tác lập luận +giải thích (sống đẹp là gì?) +phân tích (các khía cạnh sống đẹp) +chứng minh (nêu tấm gương người tốt) +bình luận (bàn về cách sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ) -Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế. b.Các bước tìm hiểu đề: - Xác định vấn đề cần nghị luận: tư tưởng, đạo lí được nêu. - Tìm luận điểm, luận cứ cho vấn đề cần nghị luận. - Dự kiến thao tác lập luận cho bài văn 2.Lập dàn ý: a.Ví dụ: Từ các ý tìm được trong phần (1.a), hãy lập dàn ý cho đề bài trên. * Dàn ý tham khảo: - Mở bài: +giới thiệu quan niệm sống đẹp +trích dẫn nguyên văn câu thơ Tố Hữu - Thân bài: + Giải thích : sống đẹp + Phân tích:các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp (lí tưởng, tâm hồn, trí tuệ, hành động),có dẫn chứng minh hoạ. + Phê phán lối sống cá nhân, thiếu ý chí, nghị lực. + Xác định phương hướng, biện pháp phấn đấu để có lối sống đẹp - Kết bài: + Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người. + Thế hệ trẻ cần phấn đấu rèn luyện, nâng cao nhân cách. b.Dàn bài chung: Thường gồm 3 phần - Mở bài: giới thiệu tư tưởng đạo lí cần bàn. - Thân bài: + Giải thích tư tưởng đạo lí đó + Phân tích mặt đúng, bác bỏ mặt sai + Phương hướng phấn đấu - Kết bài: + Ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí trong đời sống. + Rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí. III.Luyện tập: Bài tập 1/SGK/21-22 a.VĐNL: phẩm chất văn hóa trong mỗi con người. - Tên văn bản: Con người có văn hoá b.TTLL: - Giải thích: văn hoá là gì? (đoạn 1) - Phân tích: các khía cạnh văn hoá (đoạn 2) - Bình luận: sự cần thiết phải có văn hoá (đoạn3) c.Cách diễn đạt trong văn bản rất sinh động, lôi cuốn: - Để giải thích, tác giả sử dụng một loạt câu hỏi tu từ gây chú ý cho người đọc. - Để phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc, tạo quan hệ gần gũi, thẳng thắn. - Kết thúc văn bản, tác giả viện dẫn thơ Hi Lạp, vừa tóm lượt được các luận điểm, vừa tạo ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ. Bài 2/ SGK/22: a.Dàn ý: - Mở bài: + Vai trò lí tưởng trong đời sống con người. + Có thể trích dẫn nguyên văn câu nói của Lep Tônxtôi - Thân bài: + Giải thích: lí tưởng là gì? + Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: Ngọn đèn chỉ đường, dẫn lối cho con người. Dẫn chứng: lí tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh. + Bình luận: Vì sao sống cần có lí tưởng? + Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn. Từ đó, lựa chọn và phấn đấu cho lí tưởng sống. - Kết bài: + Lí tưởng là thước đo đánh giá con người. + Nhắc nhở thế hệ trẻ biết sống vì lí tưởng. b. Viết văn bản: HS làm ở nhà IV.Luyện tập,cũng cố - dặn dò: Nắm vững các bước tìm hiểu đề và lập dàn ý Làm bài tập về nhà Chuẩn bị bài mới: Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh) V. Rút kinh nghiệm, bổ sung: Tuần:2&3 - Tiết PPCT:04,& 07,08 Ngày soạn:30/08/2008 Ngày dạy: 04/09/2008 Lớp dạy: 12A6 Tuyeân ngoân ñoäc laäp ( Hoà Chí Minh) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: - Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thật của Hồ Chí Minh. - Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập. Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn Hồ Chí Minh qua bản Tuyên ngôn độc lập. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN - SGK, SGV - Sách tham khảo, những tài liệu liên quan. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH - Phần tác gia: Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó GV nhấn mạnh khắc sâu những ý chính - Phần tác phẩm :Nêu vấn đề, gợi mở, phát vấn, đàm thoại kết hợp với diễn giảng. Hoạt động song phương giữa GV và HS trong quá trình tiếp cận D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: III. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và SH Nội dung cần đạt PHẦN 1: Tác giả *Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời và quá trình hoạt động CM của NAQ - HCM. - Ngoài tên khai sinh Bác còn có những tên nào khác nữa ? I. Vài nét về tiểu sử: ( Hs tham khảo SGK ) - Quê quán : tỉnh Nghệ An - Tên thật : Nguyễn Sinh Cung ,các tên khác Nguyễn Tất Thành ( thời dạy học ) ; Nguyễn Ái Quốc , HCM ( thời hoạt động CM ). Gia đình có truyền thống khoa bảng , bản thân biết nhiều thứ tiếng ( tự học ). Hoạt động của GV và SH Nội dung cần đạt - Nêu những mốc quan trọng trong cuộc đời của HCM ? - 1930 có sự kiện gì? - 2/ 9 /1945 Bác làm gì , ở đâu? - HCM được tổ chức Unesco công nhận là gì? - Hs rút ra những ý chính về tiểu sử của HCM và gạch chân trong SGK. *Hoạt động 2:Tìm hiểu sự nghiệp văn học. - Quan điểm sáng tác của HCM có những nét nổi bật nào? - Hs xem Sgk và đánh chéo ngoài lề 3 ý chính ,sau đó phát biểu - Khái quát di sản văn học NAQ - HCM Gv:Sáng tác của HCM gồm 3 bộ phận lớn, cho hs nêu lên những nét chính và xác định giá trị văn chương của từng bộ phận. Hãy trình bày mđ ,nd của văn chính luận? Kể tên một số t/phẩm tiêu biểu? Hs đọc Sgk và gạch dưới 3 mục:mđ, nd,t/p tiêu biểu ,nhắc lại ý ngắn gọn GV giới thiệu kq 1 số t/phẩm. Gv:Các truyện ngắn thường dựa trên một sự,câu chuyện có cơ sở thật đẻ từ đó hư cấu tái tạo để thực hiện dụng ý nghệ thuật của mình Hãy kể 1 số truyện, kí của NAQ-HCM.Nêu nội dung. Nét nổi bật nghệ thuật của thể loại này là gì? GV cho hs tìm hiếu trong sgk để nắm nội dung của ba tập thơ *Hoạt động 3:Tìm hiểu phong cách NT của NAQ - HCM. Gv dẫn chứng minh họa Yêu cầu rút ra kết luận chung và đọc phần ghi nhớ Hs đọc SGK và ghi nhớ PHẦN II: Tác phẩm *Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác và giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập. -Hs xem phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi Gv bổ sung thêm để hoàn chỉnh các ý. Xác định & nhận xét bố cục của Bản Tuyên ngôn để định hướng phân tích. Cho hs nghe thu băng lời của Bác đọc bản TNĐL - Hs Đọc thầm sgk, trình bày . *Hoạt động 2: Đọc hiểu đoạn 1. - Tại sao mở đầu.. Bác lại trích dẫn 2 bản TN của Mĩ và Pháp? Việc trích dẫn ấy có ý nghĩa gì ? - Lập luận của Bác sáng tạo ở điểm nào ? tập trung ở từ ngữ nào ? - Với cách lập luận trên, HCM đã đập tan âm mưu gì của Pháp? - Hs đọc phần I nhận xét lời mở đầucủa bản TN - Hs cần hiểu trích như thế để làm gì? Suy nghĩ & trao đổi bạn cùng bàn, trả lời Gv bổ sung , sơ kết đoạn 1 *Hoạt động 3: Từ cơ sở pháp lí, bản TN tiếp tục đưa ra những vấn đề gì ,nhằm mục đích gì ? Trên thực tế Bác đã đưa ra luận cứ luận chứng nào để bác bỏ? (gợi ý tội ác trong hơn 80 năm đô hộ nước ta, trong 5 năm 40 - 45 ) Học sinh đọc thêm 1 lần nữa để phát biểu. Gv nhận xét giá trị đoạn trích Hs nghe đoạn 2 của bảnTN, trả lời (hình thành các hệ thống ý về tội ác...) Y/c hs nhận xét thái độ của t/giả khi kể tội ác của th/dân Pháp Hs nghe tiếp đoạn băng Hs thảo luận nhóm, trả lời Lập trường chính nghĩa của dân tộc ta thể hiện ntn ? Từ cách trình bày của t/g,em nh/xét cách biện luận ? Hs tập trung vào đoạn trích, phân ý trả lời *Hoạt động 4:Tìm hiểu lời tuyên bố độc lập hs suy nghĩ ,trả lời *Hoạt động 5:Tổng kết, củng cố. - Hãy chỉ ra những cơ sở để chứng tỏ rằng dân tộc VN xứng đáng được hưởng tự do, độc lập? Nhận xét lời tuyên bố chính thức về mặt l/luận Hs đọc đoạn cuối,thảo luận trả lời. - Hướng dẫn HS tổng kết. Hs xem phần ghi nhớ. 1911 ra đi tìm đường cứu nước . 1919 gởi yêu sách của dân An Nam về quyền tự do bình đẳng đến hội nghị Vecxay ( Pháp ). 1920 dự đại hội Tua , là một trong những thành viên sáng lập Đảng CS Pháp . 1925 thành lập VN thanh niên CM đồng chí hội và hội liên hiệp bị áp bức Á Đông . 1930 thành lập Đảng CSVN tại Hương Cảng (TQ) 1941 bí mật về nước lãnh đạo nhân dân đánh Pháp , đuổi Nhật . 1945 đọc bản “ tuyên ngôn độc lập ” , khai sinh nước VNDCCH và được bầu làm chủ tịch cho đến ngày qua đời . Được Unesco suy tôn : “anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hóa thế giới ”. II. Sự nghiệp văn học: 1.Quan điểm sáng tác: a. Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tích chân thực và tính dân tộc của văn học c. Người luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. 2. Di sản văn học * Lớn lao về tầm vóc tư tưởng,phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật. a. Văn chính luận: - Mục đích: Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù, thực hiện những nhiệm vụ CM của dân tộc. -Nội dung: Lên án chế độ thực dân Ph¸p và chính sách thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh người nô lệ

File đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 12 chuong trinh co ban.doc