I. Tiểu dẫn.
1. Thể loại truyền thuyết.
- Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử ( hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó nhân dân thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của mình đối với những người có công với đất nước,với dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.
- Các yếu tố lịch sử, yếu tố tưởng tượng và yếu tố tưởng tưởng hoà quyện vào nhau.
- Lưu truyền trong không gian, thời gian lịch sử - văn hóa, trong sinh hoạt và lễ hội, trong tâm thức của người Việt.
2. Truyện ADV và Mị Châu - Trọng Thuỷ
22 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ( Truyền thuyết) I. Tiểu dẫn. 1. Thể loại truyền thuyết. - Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử ( hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó nhân dân thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của mình đối với những người có công với đất nước,với dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. - Các yếu tố lịch sử, yếu tố tưởng tượng và yếu tố tưởng tưởng hoà quyện vào nhau. - Lưu truyền trong không gian, thời gian lịch sử - văn hóa, trong sinh hoạt và lễ hội, trong tâm thức của người Việt. 2. Truyện ADV và Mị Châu - Trọng ThuỷSa baøn thaønh Coå LoaMoät goùc töôøng thaønh Coå Loa- Giới thiệu cụm di tích lịch sử Cổ Loa: thuộc làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành HN; gồm đền thờ vua ADV, am thờ công chúa Mị Châu và giếng ngọc ( nơi TT tự vẫn).- Tác phẩm được trích từ “ Truyện rùa vàng” ( LNCQ). II. Đọc – tìm hiểu bố cục + Đoạn 1: Từ đầu “ bèn xin hoà”: thuật lại việc ADV xây thành, chế nỏ thần và chiến thắng Triệu Đà. + Đoạn 2: Từ “ không bao lâu” “ cứu được nhau”: thuật lại hành vi lấy cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thuỷ + Đoạn 3: Từ “ Trọng Thuỷ mang lẫy thần” “đi xụống biển”: thuật lại việc Triệu Đà đem binh sang xâm lược Âu Lạc lần 2 và bi kịch đối với cha con ADV . + Đoạn 4: Kết cục cay đắng đối với Trọng Thuỷ và chi tiết “ ngọc trai - nước giếng”Muõi teân ñoàng ôû Coå Loa III. Phân tích. 1. Nhân vật vua An Dương Vương - Trong những năm đầu của triều đại, vua Thục Phán ADV đã làm được những việc trọng đại để bảo vệ triều đại và đất nước: xây thành, chế nỏ và chiến thắng cuộc xâm lược của vua Nam Việt Triệu Đà. + ADV thành công trong việc xây Loa Thành vì ông đã kiên trì, quyết tâm, không sợ khó khăn, không nản chí trước thất bại tạm thời ( thành cứ xây gần xong lại đổ). + ADV chiến thắng Triệu Đà lần đầu - đội quân xâm lược đông, mạnh vì nhà vua có thành ốc kiên cố, có nỏ thần bắn một phát giết vạn người. ADV được thần linh giúp đỡ vì đã có ý thức đề cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. => Qua việc làm và kết quả đạt được bước đầu: ADV xứng đáng là nhà vua anh hùng, là thủ lĩnh của bộ lạc anh minh, sáng suốt, cảnh giác và trách nhiệm, được nhân dân và thần linh ủng hộ, giúp đỡ nên đã thành công lớn. - Sau thành công và thắng lợi ban đầu, ADV có phần chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với kẻ thù, không nhận ra dã tâm nham hiểm của Triệu Đà nên đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng dẫn đến thua trận, nước mất, nhà tan: + Đầu tiên là quyết định nhận lời cầu hoà ( thực chất là vờ hoà để tính kế) của Triệu Đà. Thua mưu kế của Triệu Đà + Nhận lời cầu hôn với Triệu Đà và cho phép Trọng Thuỷ ở lại trong Loa Thành 3 năm. Đó là “ rước rắn vào nhà, nuôi ong tay áo”. Tự tạo Đk cho định phá hoại từ bên trong. + Để Trọng Thuỷ tự do, không giám sát, đề phòng. + K lo giáo dục con gái (để con tự ý muốn làm gì thì làm). Mất cảnh giác cao độ + Lơ là, mất cảnh giác trong việc phòng thủ đất nước, ham vui chơi, an hưởng tuổi già. + Chủ quan khinh địch, không hiểu kẻ thù ( giặc đến chân thành vẫn mải chơi cờ, cười Triệu Đà không sợ nỏ thần) ADV đã tự đánh mất mình, ông không còn là nhà vua anh minh, oai hùng thuở trước nữa. - Tiếng thét lớn của thần Kim Quy chợt làm vua tỉnh ngộ. Rút gươm chém con gái là hành động trừng phạt nghiêm khắc, đích đáng và vô cùng đau đớn của nhà vua - người cha trong hoàn cảnh bi đát, để rồi sau đó cũng cầm sừng tê giác đi xuống biển sâu - tự kết liễu đời mình.=> ADV công lớn, nhưng để mất nước, với vai trò thủ lĩnh tối cao, ông phải gánh chịu trách nhiệm không nhỏ. Tỉnh ngộ sự thật thì đã quá muộn. Nhưng nhân dân Âu Lạc đời sau vẫn hết sức kính trọng và biết ơn nhà vua. 2. Nhân vật Mị Châu - Là một nàng công chúa ngây thơ, trong trắng, không một chút ý thức gì về trách nhiệm công dân, ý thức chính trị, chỉ biết đắm mình trong tình yêu, tình vợ chồng. - Mị Châu cả tin tới mức: tự tiện sử dụng bí mạt quốc gia cho tình riêng, khiến bảo vật giữ nước bị đánh tráo mà không hề hay biết. Lại chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc cá nhân khi đánh dấu đường cho Trọng Thuỷ lần theo. Mị Châu tội lỗi thật nặng nề, thật đáng bị trừng trị nghiêm khắc. Nàng đã phải trả giá cho hành động cả tin, khờ khạo của mình bằng TY tan vỡ, bằng chính cái chết của mình. - Nhưng Mị Châu thật đáng thương, đáng được cảm thông phần nào bởi tất cả những sai lầm, tội lỗi đều xuất phát từ sự vô tình, từ tính ngây thơ, nhẹ dạ, cả tin của nàng. * Hình ảnh ngọc trai - ngọc minh châu là sự hoá thân của Mị Châu: máu chảy xuống biển, trai ăn phải hoá thành ngọc trai. Xác nàng hoá thành ngọc thạch. Nhân dân đã thể hiện sự bao dung, cảm thông với sự trong trắng, ngây thơ, vô tình khi phạm tội, đồng thời cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử để rút kinh nghiệm nhằm giáo dục lòng yêu nước, bồi dưỡng ý thức công dân, phải đặt việc nước cao hơn tình nhà. 3. Nhân vật Trọng Thuỷ. - Thời kì đầu,Trọng Thuỷ đơn thuần đóng vai trò là một tên gián điệp, theo lệnh vua cha sang làm rể, thực hiện âm mưu, điều tra bí mật của Âu Lạc, đánh cắp nỏ thần. - Trong thời gian ở Loa Thành, không ngày nào hắn quên nhiệm vụ và đã tìm mọi cách lừa Mị Châu để thực hiện âm mưu - Nhưng trong quá trình sống với Mị Châu hắn đã yêu nàng thật sự. Câu nói trước lúc chia tay không chỉ ngầm báo trước cuộc chia li không trách khỏi mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của Trọng Thuỷ đối với vợ. - Y vẫn phải hoàn thành bổn phận vua cha giao cho. - Khi đuổi kịp cha con ADV thì Mị Châu đã chết. Y đã ôm xác vợ khóc lóc, cuối cùng thương nhớ rồi tự tử. - Cái chết của Trọng Thuỷ cho thấy sự bế tắc, ân hận muộn màng của Y. Trọng Thuỷ là nạn nhân của chính cha đẻ mình. Kết thúc cuộc xâm lược Triệu Đà thắng nhưng mất con trai, Trọng Thuỷ thành công nhưng trở thành kẻ lừa dối, đê hèn, mất vợ, bị người Việt đời dời lên án. * Lưu ý: Hình ảnh ngọc trai – nước giếng không phải là biểu hiện tượng trưng của một tình yêu chung thuỷ mà nó chỉ là sự tượng trưng cho sự minh oan, bao dung của nhân dân đối với Mị Châu. Nước giếng có hồn Trọng Thuỷ tượng trưng cho mong muốn được hoá giải tội lỗi của y. IV. Tổng kết bài học. - Yếu tố lịch sử cốt lõi: ADV xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà, mắc mưu Triệu Đà, nhận Trọng Thuỷ làm rể, chủ quan không phòng bị nên thua trận, giết con và tự sát. - Yếu tố thần kì: Sứ Thanh Giang giúp vua xây thành, móng rùa – làm lẫy nỏ thần, thần Kim Quy hiện lên thét lớn lay tỉnh nhà vua, sự hoá thân của Mị Châu. *. Những bài học lịch sử cần rút ra: - Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối, nham hiểm của kẻ thù. - Trách nhiệm của người lãnh đạo, đứng đầu quốc gia: ý thức cảnh giác, tầm nhìn xa trông rộng, quyết sách đối với dtộc.
File đính kèm:
- truyen An Duong Vuong va Mi ChauTrong Thuy.ppt