MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức `
-Hiểu được thế nào là phát biểu tự do (Khái niệm, những điểm giống và khác nhau so với phát biểu theo chủ đề)
-Nắm được những nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do.
.2-Kĩ năng: Bước đầu vận dụng những kiến thức và kĩ năng phát biểu tự do vào việc phát biểu tự do về một chủ đề mà em thấy hứng thú và có mong muốn trao đổi ý kiến với người nghe.
3-Thái độ: Chú ý giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 91: Llàm văn phát biểu tự do, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 91
NS: 21-3
Làm văn PHÁT BIỂU TỰ DO
-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức `
-Hiểu được thế nào là phát biểu tự do (Khái niệm, những điểm giống và khác nhau so với phát biểu theo chủ đề)
-Nắm được những nguyên tắc và yêu cầu của phát biểu tự do.
.2-Kĩ năng: Bước đầu vận dụng những kiến thức và kĩ năng phát biểu tự do vào việc phát biểu tự do về một chủ đề mà em thấy hứng thú và có mong muốn trao đổi ý kiến với người nghe.
3-Thái độ: Chú ý giữ gìn sự trong sáng cho tiếng Việt.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:
- Kết hợp làm việc cá nhân và trao đổi theo nhóm để hoàn thành các câu hỏi. Khai thác những vốn sống mà các em đã có để đặt những tình huống cụ thể giúp các em gắn kết những kiến thức trong bài với cuộc sống.
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Phát biểu theo chủ đề, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
D- Tiến trình:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
3-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Kết hợp làm việc cá nhân và trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi
1. Anh chị hãy tìm một vài ví dụ từ đời sống và của bản thân để chứng tỏ rằng : Trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn.
2. Trên cơ sở những ví dụ tìm được, anh chị hãy trả lời vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do?
3. Những ví dụ trên đây cho thấy, người phát biểu tự do thường không có đủ thời gian để chuẩn bị kĩ cho lời phát biểu. Vậy phải làm thế nào để đạt được thành công? Hãy chọn mọt trong các phương án sau đây để có câu trả lời đúng.
a) Không phát biểu những gì mình không hiểu biết hoặc thích thú
b) Phải bám sát chủ đề để không bị xa đề hoặc lạc đề.
c) Phải tự rèn luyện để có thể tìm ý và sắp xếp ý.
d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
4. Hãy tưởng tượng tình huống sau:
Anh chị đang có mặt giữa đông đủ bạn bè. Mọi người đang trao đổi bàn bạc với nhau về những vấn đề sôi nổi trong giới trẻAnh chị có những ý kiến riêng về một chủ đề nảy sinh khi nghe thảo luận và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn cùng nghe.
Hãy cho biết:
a) Anh (chị) định phát biểu về một chủ đề cụ thể nào
b) Vì sao anh chị lựa chọn chủ đề ấy
c)Anh chị đã phát nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp lại chúng theo thứ tự nào?
Anh chị định làm như thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe?
1-Tìm hiểu về phát biểu tự do:
Trong thực tế , không phải lúc nào con người chỉ phát biểu những ý kiến về một vấn đề mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn . Ví dụ : Trong một buổi họp, bất ngờ được mời phát biểu ; được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một vấn đề nào đó
-Phát biểu tự do là một dạng phát biểu ta thường gặp trong đời sống; ở đó; người phát biểu có thể hào hứng trình bày ý kiến của mình với người nghe. Và đấy là những ý kiến hoàn toàn không theo một chủ đề nào đã định trước.
- Sự khác biệt giữa phát biểu tự do và các dạng phát biểu khác nằm trong hai chữ tự do (Tự mình tìm chủ đề cũng như nội dung phát biểu, có khi nảy sinh một cách bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài dự định)
2-Nhu cầu được (hay phải ) phát biểu tự do:
(Xem xét thêm tình huống gợi ý trong sách giáo khoa trích trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu ) để tìm lời giải đáp thật xác đáng)
Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì ai cũng muốn nói lên những tâm tư nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật ,hiện tượng trong cuộc sống. Mặt khác , việc phát biểu còn khẳng định cái tôi của mỗi người, vì vậy, phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.
3-Những ví dụ trên đây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị cho lời phát biểu. Vậy muốn đạt thành công cần :
a) Không phát biểu những gì mình không hiểu biết hoặc thích thú
b) Phải bám sát chủ đề để không bị xa đề hoặc lạc đề.
c) Phải tự rèn luyện để có thể tìm ý và sắp xếp ý.
e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị
g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời
Vì bất ngờ , ngẫu nhiên ,ngoài dự định nên bài phát biểu khó mà có thể hoàn chỉnh thành bài được .Phương án (d) là không lựa chọn.
4-Làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe:
-Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu
-Đưa ra những thông tin bất ngờ ,mới , gây ấn tượng.
-Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú , hấp dẫn. Tìm cách diễn đạt dễ tiếp nhận trong hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.
-Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói điệu bộ.
-Tạo cảm giác gần gũi , có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
5.Ghi nhớ:
-Trong cuộc sống ,có nhiều khi người ta gặp những tình huống khiến mình muốn hoặc cần phải phát biểu không theo các nội dung đã chuẩn bị kĩ càng từ trước. Phát biểu trong những tình huống như thế gọi là phát biểu tự do.
-Muốn thành công, người phát biểu tự do phải hiểu biết và có hứng thú với chủ đề mà mình đã chọn. Người phát biểu tự do còn cần quan tâm đến nhu cầu của người nghe, để từ đó tìm được nội dung và cách phát biểu thích hợp , có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.
4-Củng cố
-Khái quát lại kiến thức cơ bản trong phần ghi nhớ
- Làm các bài tập luyện tập.
5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài : Phong cách ngôn ngữ hành chính.
* Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TIẾT 91.doc