Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Biểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt:

* VD1: Lục Lam lăm lay lúa mất mùa

- Chỗ sai: Lục Lam lăm lay

- Nguyên nhân: Phát âm không chuẩn, viết sai chính tả

- Sửa lại: Lục Nam năm nay lúa mất mùa

 

ppt14 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 5: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5: Tiếng ViệtGiữ gìn sự trong sáng của Tiếng ViệtI. Sự trong sáng của tiếng ViệtBiểu hiện của sự trong sáng của tiếng Việt:* VD1: Lục Lam lăm lay lúa mất mùa- Chỗ sai: Lục Lam lăm lay- Nguyên nhân: Phát âm không chuẩn, viết sai chính tả- Sửa lại: Lục Nam năm nay lúa mất mùa* VD2: Cô ấy tỏ ra bàng quang với mọi người - Chỗ sai: từ bàng quang- Nguyên nhân: không hiểu nghĩa từ (bàng quang là một bộ phận trong cơ thể con người, động vật)- Sửa lại: Cô ấy tỏ ra bàng quan với mọi người (bàng quan là chỉ sự thờ ơ, lạnh nhạt)* VD3: Nguyễn Đình Chiểu nhà thi sĩ mù của dân tộc. - Chỗ sai: không có phần vị ngữ- Nguyên nhân: nhầm phần phụ chú là phần vị ngữ- Sửa lại: + Thêm vị ngữ vào cuối câu: “Nguyễn Đình Chiểu nhà thi sĩ mù của dân tộc đã từng đau nỗi đau của dân tộc”. + Thêm từ “là” vào sau “Nguyễn Đình Chiểu”: “Nguyễn Đình Chiểu là nhà thi sĩ mù của dân tộc”Biểu hiện 1: Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo lời nói, bài văn... Nguyên tắc: - Phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu.- Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó.- Khi nói, viết phải dùng từ đúng nghĩa và đầy đủ các thành phần câu.* VD4: Các superstar thích dùng mobil phone loại xịn. - Chỗ sai: dùng các từ nước ngoài: + supersta thay thế cho từ: siêu sao+ mobil phone thay thế cho điện thoại di động- Ngyên nhân: lạm dụng tiếng nước ngoài trong trường hợp không cần thiết.- Cách sửa: Các siêu sao thích dùng điện thoại di động loại xịnBiểu hiện 2: Tiếng Việt không cho phép pha tạp lai căng, sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.Nguyên tắc: Không sử dụng tiếng nước ngoài tuỳ tiện khikhông cần thiết Chú ý: Nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài.* VD5: Đoạn hội thoại trong SGK trang 33 Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôntồn bảo: - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sungsướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào...Thế là sung sướng. - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thế là sung sướng. Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậulaị. Tôi vui vẻ bảo: - Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước. - Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác... - Việc gì còn phải chờ khi khác?...Không bao giờ nên hoãn sự sungsướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm... - Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc... (Nam Cao, Lão Hạc) Phân tích: Tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói thể hiện ở cách xưng hô, thưa gửi, cách sử dụng từ ngữ. - Cách xưng hô: + Ông giáo: Cụ với tôi, ông với con -> Thể hiện sự kính trọng, thân thiết gần gũi. + Lão Hạc: Ông giáo, chúng mình, tôi với ông-> thểhiện sự tôn trọng của Lão Hạc đối với ông giáo.- Cách thưa gửi của Lão Hạc với ông giáo: “ Vâng! Ônggiáo dạy phải” -> Sự trân trọng, tin tưởng và có phầnngưỡng mộ của lão Hạc với ông giáo.- Các từ ngữ: trong sáng, rõ ràng, nhã nhặn, lịch sự.Biểu hiện 3: Việc sử dụng những từ ngữ thô tục, thiếu văn hóa, thiếu lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt.Nguyên tắc: Cần phải thể hiện được tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói. Chú ý: Bên cạnh những lời văn mang tính lịch sự, có văn hoá, ta vẫn bắt gặp trong văn chương những lời nói không đảm bảo tính lịch sự, trong sáng của tiếng Việt VD:“Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổhắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thânhắn cho hắn khổ đến nông nỗi này?” (Chí Phèo – Nam Cao) Bởi tác giả muốn nhân vật trực tiếp bộc lộ tính cách đối với người đọc qua chính những ngôn ngữ của mình. Lời nói của Chí Phèo trong trích đoạn trên là lời nói của Chí khi đã bị tha hoá trở thành một tên côn đồ, bặm trợn, một con quỷ của làng Vũ Đại.Củng cố: Tại sao việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt lại là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay? Gợi ý:- Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp, là thứ của cải vô cùng quý giá cần phải giữ gìn.- Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam.- Trong giai đoạn hiện nay, khi VN gia nhập WTO, thì việc mở cửa hội nhập là nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp đến việc du nhập vào Việt Nam rất nhiều nền văn hoá, ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, mở ra nhiều xu hướng nhằm phát triển hệ thống ngôn ngữ của chúng ta, nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức và nguy cơ làm vẩn đục tiếng Việt. Chính vì thế, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được đặt lên hàng đầu. - Tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài, sử dụng lời ăn tiếng nói thô tục, thiếu văn hoá đang diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều người, nhiều môi trường trong xã hội ngày nay.Dặn dò: - Về nhà làm bài tập để giờ sau luyện tập. - Chuẩn bị viết bài kiểm tra số 1 (45 phút).

File đính kèm:

  • pptTiet 5 Giu gin su trong sang cua Tieng Viet.ppt