Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 37, 38: Đọc văn: Đất nước (trích : Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm

Trình bày những hiểu biết của mình về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?

- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Phong Hoà- Phong Điền- Thừa Thiên Huế.

 - Xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước ( cha ông là Hải Triều - Nguyễn Khoa Văn)

 - 1955 ông ra Bắc học. Năm 1964 tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên Huế.

 

ppt23 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 37, 38: Đọc văn: Đất nước (trích : Mặt đường khát vọng) - Nguyễn Khoa Điềm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 &38 : Đọc văn đất nước (Trích : Mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa ĐiềmGiáo viên : Nguyễn Đình TuânLớp dạy : 12A4I.Đọc - tìm hiểu chung1.Tác giả:?- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Phong Hoà- Phong Điền- Thừa Thiên Huế. - Xuất thân trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước ( cha ông là Hải Triều - Nguyễn Khoa Văn) - 1955 ông ra Bắc học. Năm 1964 tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh sinh viên Huế.Trình bày những hiểu biết của mình về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm?- Ông là tổng thư ký hội nhà văn Việt Nam khoá V, Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin, là uỷ viên Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban tư tưởng - Văn hoá trung ương. - Hiện nay đã về hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ những nhà thơ trẻ những năm chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư và dồn nén cảm xúc. - Tác phẩm chính: Đất ngoại ô- thơ 1972; Mặt đường khát vọng- trường ca 1974; Ngôi nhà có ngọn lửa ấm- thơ 1986; Thơ Nguyễn Khoa Điềm – tuyển chọn 1990; Cõi lặng- thơ 2007 - 2000, ông được nhận giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.2.Văn bảna.Xuất xứ:?Nêu xuất xứ đoạn trích “ Đất nước”?Trường ca “ Mặt đường khát vọng”được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 in lần đầu vào năm 1974. Đoạn trích “ Đất Nước” - phần đầu chương V của trường ca- là một trong những đoạn thơ hay về đề tài tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đạib.Cảm hứng chủ đạo:?Nêu cảm hứng chủ đạo đoạn thơ?Sự cảm nhận sâu sắc có ý nghĩa khám phá về Đất Nước- dẫn tới tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”. Khái niệm Đất Nước được tác giả soi sáng từ nhiều góc độ, dưới dạng lần lượt đặt ra và giải đáp các vấn đề: Đất Nước có từ bao giờ? Đất Nước là gì? Đất Nước do ai làm ra? Và làm ra như thế nào?c.Bố cục:? Đoạn trích chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần như thế nào?Hai phần-Phần 1: 42 câu đầu:-Phần 2 : Còn lại :Cảm nhận mới mẻ về đất nướcTư tưởng đất nước của nhân dânII.Đọc - hiểu văn bản1.Phần 1: Cảm nhận mới mẻ về đất nướca.Chín câu thơ đầu: Đất nước có từ khi nào??Đọc đoạn thơ và cho biết, tác giả trả lời câu hỏi “Đất nước có từ khi nào?” bằng cách nào?- Trình bày của tác giả như một cuộc trò chuyện, độc thoại nhưng có sự hiện diện của người nghe. -Tư tưởng cội nguồn đất nước đã có từ rất lâu đời, gắn với đời sống lao động, chiến đấu...=> Không mới. Nhưng cách nói, cách thể hiện rất mới, vừa quen vừa lạ: tác giả không tạo ra khoảng cách sử thi để chiêm ngưỡng, ngợi ca đất nước; không dùng hình ảnh mĩ lệ, mang tính biểu tượng để thể hiện đất nước mà dùng cách nói rất giản dị, tự nhiên: “Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi”.-Đất nước ra đời từ bao giờ?=> Đất Nước có “ từ ngày xửa ngày xưa” trong cổ tích, phong tục ăn trầu, tập quán búi tóc sau đầu của người phụ nữ, từ lối sống chung thuỷ nghĩa tình và biết nuôi chí bền để giết giặc cho đến cách làm nhà ( nhà bằng tre có cái kèo, cái cột), cách ăn, nấu cơm của người Việt.Như vậy, theo tác giả, Đất nước ra đời từ xa xưa, gắn liền với sự hình thành văn hoá, lối sống, phong tục tập quán của người Việt Namb.Đoạn còn lại: Đất nước là gì??Đọc đoạn thơ còn lại và cho biết tác giả trả lời câu hỏi “ Đất nước là gì?” bằng cách nào?- Dưới dạng những định nghĩa: “ Đất”; “Nước” và “ Đất nước”, tác giả giúp người đọc nhận thức về đất nước trên bình diện không gian địa lý => ông muốn người đọc tự tìm thấy cách trả lời câu hỏi “ Đất nước là gì?”- Đất nước không phải là cái gì xa xôi, trừu tượng, mà đó là không gian sống của chúng ta: “ Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm”,- Gắn liền với mọi niềm thương, nỗi nhớ: “ Đất nước là nơi ta hò hẹn Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”.- Đất nước còn là núi cao, biển rộng:“ Đất là nơi con chim phượng hoàng bay vè hòn núi bạc Nước là nơi con cá Ngư ông móng nước biển khơi”Tác giả đã vận dụng các truyền thuyết dân gian một cách rất sáng tạo để giúp người đọc cảm nhận không gian bao la của đất nước.- Đất Nước là chiều dài lịch sử với “ Thời gian đằng đẵng”, “Không gian mênh mông”- Đất Nước là cội nguồn thiêng liêng của cộng đồng người Việt được với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ “ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”- Tác giả còn nhấn mạnh :“ Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước” => Qua đó nhắc nhở đến trách nhiệm của mỗi con người với đất nước “ Em ơi em Đất nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên đất nước muôn đời” Những câu thơ giản dị, tha thiết và sâu sắc như một triết lý có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với người đọc giúp người đọc hiểu rõ và tự trả lời được câu hỏi “ Đất nước là gì?”: Đất nước là không gian địa lý bao la với thời gian lịch sử “ đằng đãng” với những truyền thuyết về cội nguồn của dân tộc. Đất nước chính là máu xương của mỗi người.?Nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ?2.Phần 2 : Tư tưởng Đất Nước của nhân dâna.37 câu tiếp: Ai làm ra Đất Nước??Đọc đoạn thơ và cho biết tác giả giúp người đọc trả lời câu hỏi “Ai làm ra Đất Nước?” như thế nào?-Tác giả đưa ra hàng loạt những dẫn chứng hình ảnh, sự việc, con người, câu chuyện dân gian, những chứng tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh khắp 3 miền Tổ quốc, những tên làng, tên núi, tên núi, tên sông...Tất cả đều có bàn tay, máu xương của lớp người việt tạo dựng và giữ gìn, hi sinh vì sự trường tồn của đất nước và dân tộc.? Mục đích của tác giả khi đưa ra một loạt những chi tiết cụ thể ấy là gì? Chủ đề, chân lí khái quát : Nhân dân chính là người làm ra Đất Nước - vị chủ nhân đích thực và muôn đời của đất nước.?Vậy chủ nhân đích thực của Đất Nước - họ là ai?=> Chủ nhân Đất Nước không phải là những anh hùng lừng danh, hữu danh mà là những anh hùng vô danh : cặp vợ chồng, người học trò, những người dân nào, những cuộc đời nào, những người trẻ tuổi, lớp lớp người bao thế hệ đã qua.b.Phần còn lại : Tư tưởng Đất Nước của nhân dân - Câu thơ giản dị: +“ Để đất nước này là đất nước nhân dân” + “ Đất nước này là Đất Nước Nhân Dân” nên đồng thời cũng là “ Đất nước của ca dao, thần thoại”. - Đoạn trích được khép lại bằng một tiếng hát vang vọng trên những dòng sông quê hương. Đó là tiếng hát của những người “ chèo đò, kéo thuyền vượt thác”, tiếng hát lạc quan, tiếng hát yêu đời của người Việt Nam: “ Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà về Đất Nước mình bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo thuyền kéo đò vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”III.Tổng kết+ Về nội dung:- Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước qua những phát hiện có chiều sâu ở trên nhiều bình diện: địa lý, lịch sử, văn hoá- Đặc biệt đoạn trích nhấn mạnh tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân”, và nhắc nhở một cách chân thành, xúc động trách nhiệm của mỗi người dân đối với Đất Nước. + Về nghệ thuật:- Bài thơ được viết dưới hình thức trò chuyện tâm tình , những suy nghĩ, nhận thức về Đất Nước được phát triển bằng lời tâm sự, giọng tâm tình, lối thơ trữ tình- chính luận vừa giàu cảm xúc vừa đầy suy nghĩ tha thiết mà trang nghiêm.- Hình ảnh thơ vừa quen thuộc, gần gũi vừa có ý nghĩa biểu tượng mang tính trí tuệ.- Tác giả đã khai thác phong phú chất liệu văn hoá Dân gian: thành ngữ, ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục tập quán rất phù hợp với chủ đề “ Đất Nước của Nhân dân”Khi ta lớn lên đất nước đã có rồiĐất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kểĐất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì búi sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất nước có từ ngày đóĐất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”Thời gin đằng đẵngKhông gian mênh môngĐất nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngNhững ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh các phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sauHằng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ TổTrong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắmKhi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất Nước vẹn tròn, to lớnMai này con ta lớn lênCon sẽ mang Đất Nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộngEm ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời...Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non NghiênCon cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta...Em ơi emHãy nhìn rất xaVào bốn nghìn năm đất NướcNăm tháng nào cũng người người lớp lớpCon gái, con trai bằng tuổi chúng taCần cù làm lụngKhi có giặc người con trai ra trậnNgười con gái trở về nuôi cái cùng conNgày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánhNhiều người đã trở thành anh hùngNhiều anh hùng cả anh và em đều nhớNhưng em biết khôngCó biết bao người con gái, con traiTrong bốn nghìn năm lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất NướcHọ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái tráiCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bại.

File đính kèm:

  • pptTiet 3738Doc van Dat nuoc Nguyen Khoa Diem.ppt