-Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống pháp.
-Ông từng là sinh viên trường Luật, sớm tham gia Cách mạng, đã khoác áo lính; nhiều năm làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.
-Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài (làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc nhưng đóng góp nổi bật là ở lĩnh vực thơ ca).
-Thơ ông giàu cảm xúc lắng sâu, có nhiều tìm tòi về nghệ thuật.
-Tác phẩm tiêu biểu ( sgk).
24 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 29: Đọc văn: Đất nước (Nguyễn Đình Thi ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 - Đọc văn ĐẤT NƯỚC(Nguyễn Đình Thi ) A/ Tác giả Nguyễn Đình Thi(1924 - 2003 ) -Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống pháp.-Ông từng là sinh viên trường Luật, sớm tham gia Cách mạng, đã khoác áo lính; nhiều năm làm Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.-Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài (làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạcnhưng đóng góp nổi bật là ở lĩnh vực thơ ca).-Thơ ông giàu cảm xúc lắng sâu, có nhiều tìm tòi về nghệ thuật.-Tác phẩm tiêu biểu ( sgk). B/ Bài thơ I/ Xuất xứ - hoàn cảnh sáng tác :- “Đất nước” được in trong tập thơ “Người chiến sĩ” của Nguyễn Đình Thi.-Đây là một bài thơ ngắn nhưng lại được nhà thơ sáng tác trong một thời gian dài ( 1948 đến 1955).- “Đất nước” là sự kết hợp từ hai bài thơ “ Sáng mát trong như sáng năm xưa”(1948) và “Đêm mít tinh” (1949) và một phần sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó là kết quả của sự dồn nén cao độ những chiêm nghiệm nghệ thuật và những suy tư về đất nước. II/ Bố cục : Có thể chia làm 2 phần : - 21 câu đầu : Đất nước qua hình ảnh mùa thu và cảm xúc của tác giả. - Phần còn lại :Đất nước và nhân dân đau thương và anh hùng trong kháng chiến.III/ Phân tích :1/Cảm xúc về đất nước của nhà thơ qua hình ảnh mùa thu ( 21 câu đầu): a. 3 câu đầu :Cảm xúc của nhà thơ về đất nước bắt đầu từ một buổi sáng mùa thu ở Việt Bắc : Sáng mát trong Gío thổihương cốm mới.-> Cảnh thu đẹp, thanh khiết ,trong sáng gợi cho nhà thơ nhớ về mùa thu Hà Nội năm xưa ( khi phải chia tay với Hà Nội lên đường tham gia kháng chiến)b.4 câu tiếp :-Từ mùa thu hiện tại, nhà thơ hoài niệm về mùa thu Hà Nội năm xưa : + Cảnh thu : Sáng chớm lạnh trong lòng phố dài xao xác hơi may thềm nắng lá rơi đầy Cảnh thu đẹp, lạnh, gợi cảm nhưng buồn vắng. Đây là những câu thơ vừa sâu sắc vừa tinh tế : Một chút “chớm lạnh” đặc trưng của tiết thu mới bắt đầu của Hà Nội – cái lạnh khiến ta nao lòng. Phố phường như dài hơn, vắng hơn trong heo may “xao xác” ( hai chữ “xao xác vừa gợi hình, vừa gợi âm” ) + Hình ảnh người đi “đầu không ngoảnh lại” thể hiện một tư thế, một ý chí quyết ra đi vì đại nghĩa nhưng trong lòng vẫn mang nặng một nỗi niềm bâng khuâng, lưu luyến với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy /nhịp 2/2/3 Câu thơ buồn mà đẹp, mộng ảo mà rất thật.Cái đẹp của mùa thu với lá vàng và giọt nắng rơi đầy hè phố, tạo nên một sắc thu vàng ngập ngừng. Người đi cảm nhận cảnh thu không chỉ bằng mắt mà còn cảm nhận bằng chính tâm hồn của người ly quê. c.14 câu tiếp : Cảm xúc về đất nước qua mùa thu Việt Bắc - Từ quá khứ , liên tưởng thơ vụt trở về với mùa thu chiến khu Việt Bắc trong hiện tại :Mùa thu nay khác rồi / Câu thơ như tiếng reo vui về một mùa thu mới ở Việt Bắc :+ Cảnh thu : Gío thổi phấp phới. Trời thuáo mới Trong biếcthiết tha2. Hình ảnh đất và nhân dân đau thương – anh hùng trong kháng chiến:a. Đất nước đau thương :Ôi ! / thán từ nỗi đau đớn, xót xa của nhà thơ trước hình ảnh đất nước bị kẻ thù tàn sát.cánh đồng chảy máu.Dây thép gai đâm nát trời chiều - Hình ảnh thơ với những đường nét – màu sắc tương phản ,vừa nhân hoá vừa ẩn dụ , vừa cụ thể, vừa khái quát đặc tả hình ảnh quê hương - đất nước đau thương trong kháng chiến.- Tội ác của kẻ thù : Bát cơm chan đầy nước mắtThằng giặc Tây, thằng chúa đất Đứa đè cổ, đứa lột da.Cách dùng hình ảnh thậm xưng kết hợp với động từ mạnh ( giằng; đè cổ, lột da) Đoạn thơ là bản cáo trạng về tội ác dã man của kẻ thù . Đồng thời qua đó thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ và của toàn dân tộc. b. Đất nước quật khởi : Từ đau thương > từ trong đau thương- gian khổ, đất nước đã đứng lên với một tư thế hiên ngang, tự hào.III/ Chủ đề : Bài thơ ca ngợi, tự hào về đất nước giàu đẹp, nhân dân anh hùng .Qua đó, bài thơ cũng thể hiện quá trình chuyển biến biện chứng trong tình cảm,nhận thức về đất nước của nhà thơ.VI/ Tổng kết : Có thể nói : “Đất nước” thực sự là một tình yêu vẫy gọi những tình yêu lớn về Tổ quốc, nhân dân .Bài thơ đã để lại những dư âm không dứt về một tình yêu xứ sở của người dân Việt Nam. 7. Tiếp tục tổ chức các chuyên đề “Đổi mới phương pháp” giảng dạy của thầy và trò như : Chuyên đề về cách soạn và dạy giáo án trình chiếu bằng chương trình PwerPoint; chuyên đề ghi bảng trong giờ đọc văn lớp 10, 11; Chuyên đề về ra đề kiểm tra , đánh giá ( của giáo viên); chuyên đề về lập kế hoạch tự học, phương pháp ghi bài, cách tích luỹ và rèn kỹ năng viết bằng viết nhật ký văn học( của học sinh) 8/ Lên kế hoạch phân công giáo viên ở từng nhóm, khối tiếp tục làm đồ dùng dạy học. Đồng thời ở năm học này, tổ vẫn tiếp tục tổ chức thi làm đồ dùng học tập trong học sinh ở hai khối 10 và 11 => tất cả nhằm hỗ trợ thêm cho hoạt động dạy và học của bộ môn.Phân công thực hiện nghiêm túc việc thành lập “ngân hàng” đề để tổ tiện việc kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh về bộ môn một cách chuẩn mực và thống nhất. 9. Tổ trưởng và tổ phó chuyên môn thực hiện nghiêm túc và khách quan, chính xác công tác thanh kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề trong từng tháng , từng kỳ .10. Đẩy mạnh tinh thần tự học , tự rèn của giáo viên về chuyên môn và khả năng sử dụng máy vi tính. Các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng tổ trưởng tiếp tục hướng dẫn cho các thành viên cách thức soạn giáo án trình chiếu và cách trộn đề trắc nghiệm.Sao cho, cuối kỳ 1, tất cả các giáo viên trong tổ đều soạn và dạy ít nhất 2 tiết bằng chương trình PwerPoint. 11/ Phân công bảo quản và sử dụng tốt các thiết bị và tài sản của tổ.Sắp xếp gọn gàng, khoa học các đồ dùng và thiết bị dạy học. Lập thư mục các đồ dùng dạy học theo thứ tự bài dạy ở từng khối và sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy để tiện việc sử dụng và bảo quản. Phân công cố Thanh Bình cùng Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm bảo quản thiết bị dạy học và phòng bộ môn.II/ Về công tác chủ nhiệm : Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch chủ nhiệm khoa học phù hợp với từng đối tượng học sinh.Hàng tháng, ngoài nội dung sinh hoạt chuyên môn, tổ còn tập trung bàn bạc trao đổi về công tác chủ nhiệm giữa các thành viên trong tổ. Phân công tổ phó chuyên môn hàng tháng lên hệ - phối hợp với các thầy cô giám thị để nắm bắt tình hình công tác chủ nhiệm của tổ viên, từ đó kịp thời nhắc nhở. Cuối cùng, tôi xin đại diện tổ Ngữ văn kính chúc sức khoẻ các vị đại biểu, quý thầy cô trong Ban giám hiệu nhà trường và toàn thể quý thầy cô cùng các cán bộ nhân viên trong hội nghị.Chúc năm học mới 2007-2008 của chúng ta thành công tốt đẹp !
File đính kèm:
- Tiet 29 Doc van Dat nuoc NDT.ppt