I. Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.Vài nét về tác giả Tô Hoài
- Tên khai sinh là Nguyễn Sen
- Sinh ngày 10 tháng 8 năm 1920 tại quê ngoại: Làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông; (nay là quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội)
- Năm 1943, Tô Hoài ra nhập Hội Văn hoá cứu quốc, hoạt động tích cực trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ.
21 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 19: Văn học Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19; Văn họcVợ chồng A Phủ ( Tô Hoài)I. Vài nét về tác giả và tác phẩm1.Vài nét về tác giả Tô Hoài - Tên khai sinh là Nguyễn Sen - Sinh ngày 10 tháng 8 năm 1920 tại quê ngoại: Làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông; (nay là quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) - Năm 1943, Tô Hoài ra nhập Hội Văn hoá cứu quốc, hoạt động tích cực trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ. - Sau hơn năm mươi năm hoạt động nghệ thuật miệt mài, Tô Hoài để lại hơn một trăm tác phẩm đủ các thể loại: Truyện ngắn, truyện dài, kịch bản phim, tiểu luận phê bình... - Những tác phẩm chính: Dế mèn phưu lưu kí (1941), O chuột (1942), Truyện Tây Bắc (1953), Miền Tây (1967), Cát bụi chân ai (1992)...Nhà văn Tô Hoài (ảnh chụp 2006)- Được nhận giải Thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( đợt 1), năm 1996Tác phẩm “ Cát bụi chân ai” (1992)2.Vài nét về tác phẩm - “Vợ chồng A Phủ” in chung trong tập “truyện Tây Bắc”, Tác phẩm là kết quả của chuyến đi dài 8 tháng Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). - “Vợ chồng A Phủ” được tặng giải nhất về truyện và kí của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954- 1955. - Phần trích giảng trong sách giáo khoa là phần đầu của tác phẩm. Tóm tắt đoạn tríchII. Phân tích 1. Nhân vật Mị 1.1. Mị trước khi làm dâu nhà thống lí. Trước khi làm dâu nhà thống lí, Tô Hoài đã miêu tả Mị qua những chi tiết nào?* Cô gái trẻ trung xinh đẹp: Trai làng đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị, Ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.* Cô gái có tài, yêu đời: thổi sáo giỏi, thổi khen lá cũng hay như thổi sáo.* Người con hiếu thảo: Con phải làm nương ngô để trả nợ thay cho bố. Mị là cô gái xinh đẹp, trẻ trung, tài hoa, hiếu thảo, là niềm ước mơ hạnh phúc của nhiều chàng trai.1.2. Mị – thân phận người con dâu gạt nợ Vì sao Mị trở thành con dâu trong nhà thống Pá Tra? - Vì món nợ truyền kiếp của gia đình nên Mị trở thành con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Bị bắt làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra, cuộc sống của Mị như thế nào? * Bị bóc lột sức lao động: Chịu nỗi vất vả cực nhọc quanh năm trong công việc “ hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay,bẻ bắp, hái củi...” (91) * Bị đánh đập hành hạ về thể xác: Trói đứng vào cột nhà, A Sử đạp vào mặt Mị, A Sử đạp Mị ngã xuống cửa bếp.* Chịu sự đày đoạ về tinh thần: Bị giàng buộc về thần quyền, căn buồng Mị ở như một nhà tù. Sự đày ải về thể xác lẫn tinh thần trong gia đình thống lí đã biến Mị trở thành người như thế nào? Mị sống câm lặng, chai lì, cam chịu, dường như vô cảm “ ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi, nghĩ mình không bằng con trâu con ngựa” Em có nhận xét gì về thân phận làm dâu gạt nợ của Mị trong gia đình nhà thống lí? Thân phận khổ đau, tiêu biểu cho số phận của những người phụ nữ miền núi Tây Bắc dưới ách thống trị của bọn quan lại cường hào. 1.3. Sức sống tiềm tàng của Mị Thái độ của Mị như thế nào khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra? - Có đến mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc - Mị định ăn lá ngón tự tử Nhận xét về hành động ăn lá ngón tự tử của Mị? - Mị thiết tha yêu đời, ý thức rõ về thân phận và không chấp nhận cuộc sống khổ nhục Không khí tết ở Hồng Ngài Không khí tết ở Hồng Ngài và những đêm hội xuân đã tác động đến tâm hồn Mị như thế nào? - Mị uống rượu: Uống ừng ực từng bát, thấy phơi phơi phới trở lại. - Mị sắn mỡ bỏ thêm vào đèn cho sáng. - Mị muốn đi chơi Bị A Sử trói vào cột, âm thanh nào đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Mị? - Tiếng sáo : Tiếng sáo gọi bạn tình đã đưa Mị đến với những đêm hội xuân bằng tâm tưởng. Những ngày tiếp sau đó cuộc sống của Mị được Tô Hoài miêu tả như thế nào? Tiếp tục những tháng ngày sống trong câm lặng và chịu đựng. Thấy A Phủ bị trói đứng thái độ của Mị như thế nào? - Ban đầu: Thản nhiên “ Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi” - Sau đó: + Mị thương cho thân phận của mình + Lòng căm thù trỗi dậy + Thương A Phủ + Phân vân và sợ hãi Mị đã có quyết định táo bạo cắt dây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra. Em có nhận xét gì về hành động Mị cắt giây cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn? - Đỉnh cao của biểu hiện sức sống tiềm tàng của Mị. - Giải thoát cho A Phủ bởi động cơ lớn nhất là tình thương người. - Mị tự giải thoát cho mình khỏi “ nhà tù” – gia đình thống lí. Nhận xét về sức sống của Mị? - Một sức sống tiềm tàng, như hòn than hồng bị vùi sâu dưới lớp tro lạnh, nhưng vẫn âm ỉ cháy, chỉ chờ có cơ hội là bùng lên mạnh mẽ. Xin chân thành cảm ơn quý thày cô và các em!
File đính kèm:
- trung kien.ppt