Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 16: Văn bản văn học (tiếp theo)

a/ Văn bản văn học do miêu tả con người, thiên nhiên, sự vật mà gợi đến các hiện tượng đời sống khiến người đọc suy nghĩ, rung cảm.

- Ý nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa của hiện tượng đời sống được nhà văn thể hiện qua hình tượng.

- Ý nghĩa của văn bản văn học không trừu tượng khô khan như văn bản khoa học, triết học hay bản tin.

 

ppt17 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiết 16: Văn bản văn học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 16: Văn bản văn học(tiếp theo)Người soạn: Ngô Thanh HảiII. Đặc điểm của văn bản văn học (tiếp) 3. Đặc điểm về ý nghĩaa/ Văn bản văn học do miêu tả con người, thiên nhiên, sự vật mà gợi đến các hiện tượng đời sống khiến người đọc suy nghĩ, rung cảm.- ý nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa của hiện tượng đời sống được nhà văn thể hiện qua hình tượng.- ý nghĩa của văn bản văn học không trừu tượng khô khan như văn bản khoa học, triết học hay bản tin.Ví dụ: “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se/ Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”.Đoạn thơ trên không chỉ nhằm thông báo thông tin mùa thu đã về mà tả cảnh lúc sang thu rất gợi hình, gợi cảm.+ Các chi tiết: hương ổi, gió se gợi lên khí thu dịu nhẹ, se sắt ở vùng quê. + Từ chùng chình gợi lên bước đi của thời gian mùa thu và hữu hình hoá màn sương thu, tăng chất tạo hình cho câu thơ.+ Từ hình như tạo cảm giác mơ hồ và tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của con người trước thời khắc giao mùab/ ý nghĩa của văn bản văn học thể hiện qua nhân vật, sự kiện, cảnh vật, chi tiết, qua sự sắp xếp kết cấu của các bộ phận văn bản và qua cách sử dụng ngôn từ.- Phân tích các khía cạnh ấy giúp ta nắm được ý nghĩa phong phú, nhiều mặt của văn bản.*Ví dụ: - Kết thúc có hậu của truyện cổ tích thể hiện ước mơ, niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào cái thiện, vào công lý và chính nghĩa.- Kết thúc truyện ngắn “Lão Hạc” (cái chết đau đớn của Lão Hạc) cho thấy số phận bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và những phẩm chất cao đẹp của họ.c/ Để phân tích, lý giải ý nghĩa của văn bản văn học ta cần chú ý đến các lớp sau:- Đề tài: là hiện tượng, phạm vi đời sống được thể hiện trong văn bản.- Chủ đề: là vấn đề cơ bản được thể hiện xuyên suốt trong văn bản văn học.- Cảm hứng: là những tình cảm chủ yếu được thể hiện trong văn bản: ngợi ca, yêu thương, hờn giận, vui, buồn - Tính chất thẩm mĩ: cái đẹp, cái cao cả, cái bi hay cái hài được phản ánh trong văn bản.- Triết lý nhân sinh: quan niệm về cuộc đời, con người thể hiện qua văn bảnVí dụ: Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh- Đề tài: Mùa thu.- Chủ đề: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về vẻ đẹp của bức tranh thu trong buổi giao mùa và những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời.- Cảm hứng: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp.- Tính chất thẩm mỹ: vẻ đẹp dịu dàng, tinh tế, giàu chất tạo hình mà giản dị, trong của cảnh sắc buổi giao mùa.- Triết lý nhân sinh: qua hình ảnh hàng cây đứng tuổi, tác giả suy tư về cuộc đời: con người khi đã sang thu, từng trải thường bình thản trước những biến động của cuộc đời.*Lưu ý: Các lớp nghĩa văn bản tiềm tàng trong hình tượng do người đọc cảm nhận, khái quát lên thành các nhận định. Các nhận định này có thể khác nhau và không bao giờ nói hết được ý nghĩa của hình tượng. Hình tượng luôn chứa nhiều điều bí ẩn cần được khám phá.4. Đặc điểm về cá tính sáng tạo của nhà văna/ Văn bản nào cũng do tác giả viết nên ít nhiều đều mang dấu ấn của cá thể sáng tạo.- Văn học dân gian không có dấu ấn cá nhân do quá trình sáng tác tập thể và truyền miệng, nhưng chúng vẫn mang dấu ấn riêng của từng vùng, miền. *Ví dụ: có ba dị bản ca dao sau:(1): Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng/ Về kinh ăn cá, về đồng ăn cua. (2): Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về bưng ăn ốc, về đồng ăn cua. (3): Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá, về đồng ăn cua. - Văn bản văn học viết mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Song chỉ có những nhà văn lớn, tài năng mới tạo ra những nét nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa lớn trong hình tượng, chi tiết, cách nhìn, giọng điệu.( Dấu ấn miền Nam)(Dấu ấn miền Trung)(Dấu ấn miền Bắc)Ví dụ: Ca dao có câu: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”.Nhà thơ Trần Tế Xương có câu: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.Hình ảnh con cò trong ca dao được nhà thơ vận dụng sáng tạo, mang dâú ấn riêng.+ Hình ảnh con cò trong ca dao gợi lên nỗi vất vả, nhọc nhằn, tần tảo.+ Tú Xương dùng “thân cò” vừa gợi lên sự vất vả, nhọc nhằn vừa gợi lên thân phận nhỏ bé, mong manh của Bà Tú. Thân cò trong câu thơ của Tú Xương không khóc nỉ non như trong ca dao nhưng ta vẫn thấy vang lên trong câu thơ tiếng lòng xót xa, phẫn uất, cay đắng của nhà thơ trước số phận của vợ.b/ Đặc điểm cá tính sáng tạo làm cho văn bản văn học phong phú, mới mẻ, không lặp lại. Thiếu cá tính sáng tạo các văn bản sẽ rập khuôn, máy móc, sáo mòn, đơn điệu và nhàm chán.*Ví dụ: Đề tài: người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám:- Nam Cao: Lão Hạc, Chí Phèo, Lang Rận- Nguyễn Công Hoan: Bước đường cùng.- Ngô Tất Tố: Tắt đèn=> Song mỗi nhà văn lại có cách nhìn, cách phản ánh riêng, độc đáo. Đặc điểm của văn bản văn họcCá tínhsáng tạoNgôn từnghệ thuậtHìnhtượngý nghĩaNghệthuậtthẩm mỹSáng tạohìnhtượngBiểutượngđa nghĩaHiện lêntrongngườiđọcThôngđiệpĐề tàiChủ đềCảmhứngTínhchấtthẩm mỹTriết lýnhânsinhIII.Luyện Tập1. Bài tập 1: a/ Sự khác nhau giữa ý nghĩa của văn bản văn học với một lời thông báo:- Lời thông báo thường đơn nghĩa, chỉ có một ý nghĩa tường minh duy nhất mà ai cũng hiểu được.- Văn bản văn học đa nghĩa, hàm chứa nhiều lớp nghĩa khác nhau trong một hình tượng. b/ Phân tích 2 đoạn thơ:- Đoạn 1: + Nội dung: miêu tả đoàn thuyền đánh cá trở về với không khí hào hứng, khoẻ khoắn, vui tươi, khẩn trương sau một đêm lao động hiệu quả+ Nội dung ấy được thể hiện qua các hình ảnh giàu sức gợi: câu hát căng buồm, đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời, mặt trời đội biển, mắt cá huy hoàng.Đoạn 2: Không chỉ thông báo về người chiến sĩ lái xe mà còn gợi ra tư thế tự tin, lạc quan, coi thường hiểm nguy, dũng cảm, sãn sàng chiến đấu: Ung dung, ngắt nhịp 2/2/2 ở câu thơ dưới.2. Bài tập 2: Các lớp ý nghĩa trong bài thơ “Ông đồ”- Đề tài: Một vẻ đẹp văn hoá truyền thống đã trở thành hoài niệm: thú chơi câu đối ngày tết.- Chủ đề: Sự đổi thay của tình cảm xã hội với một vẻ đẹp văn hoá.- Cảm hứng: Tâm trạng hoài cổ, tiếc nuối, ngậm ngùi, xót xa khi mất đi một giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc.- Tình cảm thẩm mỹ: Khẳng định vẻ đẹp, giá trị của văn hoá truyền thống, nỗi buồn tiếc trước sự ghẻ lạnh của mọi người với giá trị ấy.- Triết lý nhân sinh: Những hiện tượng văn hoá và cuộc đời con người nằm trong quy luật phát triển của xã hội.3.Bài tập 3:Bánh trôi nước- Thương thân- Kín đáo, hàm ý oán trách xã hội bất công.- Khẳng định bản lĩnh và lòng chung thuỷ.- Thiên về nỗi buồn nhân thế, mối quan hệ người- người.- Trăn trở về hạnh phúc cá nhân và của người phụ nữ.- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị=> Mang tính hướng nội, phong cách dân giã, mộc mạc.Qua Đèo Ngang- Nhớ nước, thương nhà.- Kín đáo, lặng lẽ, u hoài.- Cô đơn lạc loài trước không gian và thời gian.- Thiên về nỗi buồn hưng phế của các triều đại.- Trăn trở về quy luật vận động của tự nhiên và XH.- Ngôn ngữ trang trọng, tao nhã=> Mang tính hướng ngoại, quý tộc, trang trọng.a/ So sánh bài thơ Bánh trôi nước và bài Qua Đèo Ngangb/ So sánh bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”Đồng chí- Cảm nhận về tình đồng chí- tình cảm mới mẻ trong thời đầu chống TD Pháp.- Lòng cảm thương với cuộc sống thiếu thốn, gian khổ và bệnh tật.- Tình cảm kín đáo, không bộc lộ ra ngoài=> Đằm thắm, cô đọng chỉ gợi qua hình ảnhBài thơ về tiểu đội xe không kính- Niềm tin quyết tâm chống Mỹ cứu nước của thế hệ trẻ Việt Nam những năm 60, 70.- Coi thường hiểm nguy, mưa bom bão đạn, lạc quan, trẻ trung và yêu đời.- Tình cảm nói thành lời, niềm tin sôi nổi, nhiệt thành.=> Sôi nổi, tình cảm nói trực tiếp bằng lời.Xin chân thành cảm ơn các thày cô và các em đã chú ý theo dõi bài giảng!

File đính kèm:

  • pptVan ban van hoc.ppt