Tác giả
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Làm thơ từ lúc 12, 13 tuổi.
Sau khi tốt nghiệp trung học: dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn, tham gia cách mạng ở Quy Nhơn
28 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Tiếng hát con tàu (Tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thuyết trình của tổ 5Tiếng hát con tàuI. Tìm hiểu chungTác giảChế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 23 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.Làm thơ từ lúc 12, 13 tuổi.Sau khi tốt nghiệp trung học: dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn, tham gia cách mạng ở Quy Nhơn- Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.Hàn Mặc TửChế Lan ViênYến LanQuách TấnSau năm 1945: về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam.Sau năm 1975: Vào Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho đến lúc qua đời.Năm 1996, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.- Các tập thơ: Điêu tàn (1937), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường, Chim báo bão (1967), Những bài đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973), Hái theo mùa (1977), Hoa trên đá (1984), Di cảo thơ: tập I (1992), tập II (1993), tập III (1996).Điêu tàn (1937)Hoa ngày thường, chim báo bão (1967)Tập thơ đầu tay Điêu tàn mang giọng buồn ảo não, huyền bí, kinh dị Rồi lấy ra một lớp xương khô trắng, Nút bao dòng huyết khí tanh hôi Tìm những miếng “trần gian” trong tủy cạn Rồi say sưa vang cất tiếng reo cười(Trích “Trên đường về”, “Điêu tàn”)Các tập tiểu luận phê bình: Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1972), Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân (1981), Nghĩ cạnh dòng thơ (1981).Con đường thơ Chế Lan Viên trải qua nhiều chặng đường với những bước ngoặt đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng và những tìm tòi đổi mới nghệ thuật của nhà thơ.Thơ Chế Lan Viên có một phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.- Trích bài thơ A và H A tên em và H tên anh Chữ đầu tên, trăng non đầu tháng mới Chùm hoa lạ dấu lưng chừng mặt gối Tiếng yêu riêng, mình chỉ bẻ trao mình A ao xuân lặng sóng áo đầm hương An Tỉnh trời quê sao bạc rắc Hơi thở đôi ta dệt thành tiếng hát Nửa sông Hồng pha nửa sóng sông Hương Tình yêu tập đánh vần lần thứ nhất Mỗi bước đời ta ghép một vần thương Chằng còn tên anh chẳng phải tên em Chúng nó treo trên đầu ta bom A bom H Tên đôi ta sao bỗng thành giết chóc Mặt trời đau vì tội ác ban đêm Gia đình Chế Lan Viên: Phan Ngọc Hoan, Vũ Thị Thường, Phan Thị Thắm, Phan Thị Vàng Anh. Nhà văn Phan Thị Vàng Anh 2. Tác phẩmBài thơ rút từ tập Ánh sáng và phù sa ( 1960 ), một tập thơ xuất sắc, kết tinh tư tưởng và nghệ thuật thơ Chế Lan Viên trên con đường thơ cách mạng.- Bài thơ được gời cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - chính trị, xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958 – 1960.II. Tìm hiểu bài thơ1. Tiêu đề bài thơCon tàu: một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng lên đường (Lúc bấy giờ chưa có đường tàu lên Tây Bắc).Tiếng hát: thể hiện sự phấn chấn, hăm hở, đầy tin yêu và tự hào.Tiếng hát con tàu: tâm hồn phấn chấn, hăm hở với khát vọng lên đường đến những miền đất mới mà thực chất là trở về với nhân dân, đất nước, ngọn nguồn hồn thơ và những sáng tạo.2. Lời đề từĐịa danh Tây Bắc: vùng đất phía Tây Tổ quốc (nghĩa cụ thể) đồng thời là đất nước, nhân dân (nghĩa biểu tượng).Sức khái quát và ý nghĩa bao trùm: nhữ từ “Tây Bắc”, “lòng ta”, “Tổ quốc”, “tiếng hát”, đặc biệt là “âm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu” mang ý nghĩa biểu tượng và triết luận: tâm hồn ta thuộc về đất nước, nhân dân. Nhìn vào tâm hồn ta thấy nhân dân, đất nước. Soi vào đất nước, nhân dân thấy lòng mình. Ra đi đến với cuộc đời, nhân dân, đất nước cũng chính là tìm đến tâm hồn mình với những tình cảm trong sáng, những nghĩa tình sâu nặng.Câu hỏi tu từ tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc từ một địa danh cụ thể là Tây Bắc đến với những miền đất của Tổ quốc đang vẫy gọi.- Giọng điệu và âm hưởng bài thơ biến đổi theo mạch cảm xúc, tâm trạng :+ Phần đầu mang tính giục giã với hàng loạt câu hỏi hối thúc theo chiều tăng tiến.+ Phần giữa bày tỏ tình cảm trực tiếp với dòng hoài niệm thiết tha, cảm động đồng thời trầm lắng với những chiêm nghiệm. Đó cũng là sự thủy chung, sự tri ân đối với nhân dân.+ Phần cuối mang âm hưởng của khúc hát lên đường dồn dập, lôi cuốn, bay bổng lãng mạn kết hợp với những suy tưởng và cảm xúc lắng đọng. 3. Bố cục, giọng điệu, âm hưởng- Bài thơ được bố cục theo trình tự diễn biến tâm trạng trước một cuộc ra đi :+ Hai khổ thơ đầu là những trăn trở trước lời mời gọi lên đường.+ Chín khổ giữa thể hiện khát vọng về với nhân dân, đất nước, gợi lại những kỉ niệm kháng chiến nặng nghĩa tình.+ Bốn khổ cuối là khúc hát lên đường đầy sôi nổi tin yêu.4. Phân tích hai khổ thơ đầu- Một loạt câu hỏi giục giã, hối thúc : "anh đi chăng", "anh có nghe", "sao chửa ra đi",- Một loạt hình ảnh thuộc về không gian đất nước cao rộng có giá trị vẫy gọi : con tàu, Tây Bắc, gió ngàn, vành trăng, đất nước mênh mông,- Hàng loạt những đối lập : "bạn bè đi xa"- "anh giữ trời Hà Nội", "đất nước mênh mông"- "đời anh nhỏ hẹp", "tàu gọi anh đi"- "sao chửa ra đi",- Sự phân thân của chủ thể trữ tình (cái tôi trữ tình và "anh") để tự đối thoại, từ bỏ chủ nghĩa cá nhân vị kỉ, những "buồn rớt", "mộng rớt" mà ra đi đến với cuộc đời rộng lớn, đất nước mênh mông. 5. Phân tích 9 khổ thơ tiếp theo- Hai khổ 3 và 4 : Tây Bắc và cuộc kháng chiến 10 năm có một ý nghĩa lớn lao, vĩ đại nhất là đối với các văn nghệ sĩ tiền chiến.+ Hai tiếng "Tây Bắc" điệp lại trong một câu cảm thán (Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc).+ Một loạt những liên tưởng : xứ thiêng liêng, rừng núi anh hùng, nơi máu rỏ, chín trái đầu xuân.+ Hai câu : "Ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa/ Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường" với cách so sánh (mười năm/ nghìn năm; kháng chiến/ ngọn lửa soi đường) lắng đọng chất suy ngẫm, triết luận.- Khổ thứ 5 diễn tả niềm hạnh phúc khi trở về với "Mẹ", trở về với nhân dân bằng một loạt so sánh với những hình ảnh xâu chuỗi tầng tầng, lớp lớp (Con gặp lại nhân dân- nai về suối cũ/ cỏ đón giêng hai/ chim én gặp mùa/ đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa/ chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa). Những hình ảnh có sức gợi tả, gợi cảm, những từ trong một trường nghĩa như gặp, đón, gặp như sự trở về hợp với quy luật tự nhiên, quy luật tình cảm có chiều sâu của những suy nghĩ sâu sắc và tình cảm chân thành đậm chất trí tuệ.+ Cách xưng hô : con- Mẹ với chữ Mẹ viết hoa cùng cách triết lí : đã đi- cần vượt nữa- cho con về- gặp lại Mẹ đã diễn tả một ý thơ vô cùng sâu sắc đầy trí tuệ : Con đã đi theo cách mạng nhưng con cần vượt qua rất nhiều trở ngại đặc biệt là vượt qua chính mình. Ra đi lần này thực chất là trở về vì trước đây con đã đi quá xa (vào thế giới siêu hình). Con về để gặp Mẹ - cuộc đời- nhân dân - Tổ quốc. Đó là ngọn nguồn của nghệ thuật đích thực.- 6 khổ tiếp theo : tác giả gợi lại những kỉ niệm, những hình ảnh tiêu biểu cho sự hi sinh và nghĩa tình thắm thiết của nhân dân trong kháng chiến với giọng thơ chậm rãi, lắng đọng tha thiết.+ Cách xưng hô thân tình ruột thịt của một đại gia đình kháng chiến : "con nhớ anh con", "con nhớ em con", "con nhớ mế", "anh bỗng nhớ em".+ Những chi tiết, hình ảnh cụ thể, cảm động về sự hi sinh thầm lặng lớn lao : "chiếc áo nâu", "lửa hồng soi tóc bạc", "hòn máu cắt", "đông về nhớ rét", "cánh kiến hoa vàng", "chim rừng lông trở biếc", "bữa xôi đầu còn tỏa nhớ mùi hương"..+ Những đợt sóng cảm xúc kết hợp với những suy tư có chiều sâu đã tạo nên những câu thơ mang tính khái quát triết lí cao : Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương6. Đoạn cuốiHình ảnh kì ảo + ẩn dụ + biểu tượng + tàu vỗ cánh.Câu hỏi tu từ “Đấtgọi”.Điệp từ + giọng điệu thơ sôi nổi + hình ảnh trùng điệp.Tiếng gọi của nhân dân, đất nước thôi thúc bên trong. Nỗi khát khao, bồn chồn chính lòng mình không thể cưỡng được.- Nhân hóa: mùa nhân dân + hình ảnh: cơn mơ, mộng tưởng, rẽ người, vịn tay + điệp liên hoàn.Năm tháng gian khổ, hy sinh trong chiến tranh. Kết tinh kết quả tốt đẹp, ngọn nguồn cảm hứng của hồn thơ.Khổ thơ liền mạch, trùng điệp. Âm hưởng sôi nổi, lôi cuốn.Hình ảnh biểu tượng: mặy hồng, con tàu. Ẩn dụ: vàng ta.Khát khao mời gọi tâm hồn nhà thơ cảm hứng sáng tạo.III. Tổng kết1. Nội dung: Bài thơ là lời giục giã, là khúc hát lên đường say mê, náo nức đến với những miền đất xa xôi đang cần xây dựng của đất nước, đến với cuộc đời rộng lớn. Đồng thời, bài thơ đã khơi dậy những kỉ niệm sâu sắc, thắm thiết nghĩa tình khi gặp lại nhân dân trong những năm kháng chiến chống Pháp gian lao và thể hiển khát vọng của một hồn thơ muốn vượt ra khỏi những giới hạn nhỏ hẹp riêng tư để đến với chân trời rộng lớn, về với nhân dân và đất nước. Về với nhân dân, với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong những năm kháng chiến gian khổ cũng là con đường tìm về ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo thi ca.2. Nghệ thuật: Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, bởi cách nói sáng tạo độc đáo của tác giả. Nhà thơ đã xây dựng nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng như con tàu, Tây Bắc, vầng trăng,... Những hình ảnh này liên kết với nhau rất phong phú và biến hóa. Các thủ pháp xây dựng hình ảnh, lối so sánh, biện pháp trùng điệp, giọng điệu thiết tha, chân thành, chứng tỏ chất trí tuệ sắc sảo của nhà thơ.Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.
File đính kèm:
- Tieng Hat Con Tau Che Lan Vien 1.ppt