2. Tác phẩm
b) Bố cục
- Tên thật là Chu Thụ Nhân (1881-1936), quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang (Đông Nam Trung Quốc).
- Là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn (Quách Mạt Nhược)
- Tuổi trẻ đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
- Quan điểm sáng tác văn học được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
- Tác phẩm chính: một số tác phẩm nổi tiếng Truyện ngắn (3 tập), Tạp văn (16 tập), Thơ (75 bài), thế giới: AQ chính truyện, Cầu phúc, Cố hương .
7 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 12 - Thuốc - Lỗ Tấn (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuốcLỗ TấnI. Tìm hiểu chung1. Tác giả: Lỗ Tấn- Tên thật là Chu Thụ Nhân (1881-1936), quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang (Đông Nam Trung Quốc).- Là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn (Quách Mạt Nhược)- Tuổi trẻ đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.- Quan điểm sáng tác văn học được thể hiện nhất quán trong toàn bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.- Tác phẩm chính: một số tác phẩm nổi tiếng Truyện ngắn (3 tập), Tạp văn (16 tập), Thơ (75 bài), thế giới: AQ chính truyện, Cầu phúc, Cố hương ... - Đọc Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cánhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn.- Gợi ý:+ Tiểu sử, con người?+ Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc?+ Con đường gian nan để chọn ngành nghề?+ Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn?+ Tác phẩm chính??2. Tác phẩmTác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào?- Nêu bố cục của tác phẩm- Tóm tắt tác phẩm?a) Hoàn cảnh ra đời- Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. - Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc. b) Bố cục - Phần I: Mua thuốc- Phần II: Uống thuốc- Phần III: Bàn về thuốc- Phần IV: Hậu quả của thuốcc) Tóm tắt Vợ chồng Hoa Thuyên – chủ quán trà, có con trai bị ho lao (một trong những bệnh nan y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới cai ngục mua bánh bao chấm máu của tử tù mang về cho con ăn, vì cho rằng như thế nó sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc đứa con ăn bánh thì người khách xuất hiện ở quán trà, sau đó, một số người tiếp tục bàn tán về người tử tù vừa bị chém sáng nay. Thì ra, anh ta là Hạ Du – một nhà cách mạng kiên cường, nằm trong tù mà vẫn còn rủ lão đề lao “làm giặc”. Nhưng chẳng ai hiểu gì về anh ta, nhiều người cho Hạ Du là điên.Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãI tha ma cùng viếng mộ con. Dĩ nhiên, ăn bánh bao chấm máu tử tù không chữa khỏi bệnh lao, người con Hoa Thuyên đã chết, mộ của nó rất gần mộ Hạ Du. Hai bà mẹ đau khổ bắt đầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ hạ Du có một vòng hoa “hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”. Bà mẹ Hạ Du lẩm bẩm một mình : “Thế này là thế nào ?”.II. Đọc - hiểu văn bản1. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu ngườiPhương thuốc mà lão Hoa Thuyên đi mua là phương thuốc gì??- Phương thuốc: bánh bao tẩm máu người, máu còn nhỏ từng giọt, còn nóng hôi hổi Theo cách hiểu của lão Hoa Thuyên nó có tác dụng như thế nào? ?- Theo cách hiểu của lão Hoa Thuyên và nhiều người nó là tiên dược có tác dụng chữa bệnh lao để cứu mạng cho con trai + Em có nhận xét gì về niềm tin của vợ chồng lão Hoa Thuyên+ Em có suy nghĩ như thế nào về hình tượng này? ?- Một niềm tin mông muội, u mê bao trùm- Sự hững hờ, dửng dưng, mê muội của quần chúng, cần có một phươngthuốc để chữa căn bệnh này 2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du Hạ Du xuất hiện như thế nào trong tác phẩm? ?Hạ Du xuất hiện qua các nhân vật khác: Theo lời bác cả Khang, Hạ Du là con bà Tứ, bị chính chú ruột là cụ Ba tố cáo để lĩnh thưởng Em nhận xét như thế nào về nhân vật này? ?Hạ Du là người dũng cảm, hiên ngang, có lí tưởng cách mạng, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm Việc làm của Hạ Du có được quần chúng hiểu không? ?Trong con mắt của quần chúng, Hạ Du là một thằng khốn nạn, nhãi con, không muốn sống, quân làm giặc, kẻ điên khùng, đáng tội chết, may mà tố giác được, may mà lấy được thuốc Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì? ?- Sự lạc hậu, mê muội của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ. - Lòng yêu nước nhưng xa rời quần chúng của người làm cách mạng tư sản Trung QuốcII. Đọc - hiểu văn bản1. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du3. Không gian và thời gian nghệ thuật Truyện được xây dựng trong không gian và thời gian như thế nào? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian này??Ngã ba đường nơi chém người: có nhiều người như những kẻ chết đói, như những bóng ma kì dị, quái lạ cho thấy sự hiếu kì và một niềm tin mông muội vào một phương thuốc tuyệt vời Quán trà: nơi tập trung nhiều người với rất nhiều nhận xét, quan điểm, tình cảm, bộc lộ trình độ dân trí của đa số quần chúng nhân dânNghĩa địa mênh mông, lạnh lẽo với hình ảnh con đường mòn mang nhiều ý nghĩa Không gian Tù hãm, ẩm mốc, bế tắc Thời gianMùa thu trảm quyết lạnh lẽo Mùa xuân thanh minh Mạch suy tư lạc quan của tác giả II. Đọc - hiểu văn bản1. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du3. Không gian và thời gian nghệ thuật4. Vòng hoa và niềm lạc quan của tác giả Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du có ý nghĩa gì??- Biểu hiện của lòng khâm phục nhân cách kiên cường của Hạ Du- Khẳng định tiền đồ lạc quan tất yếu của cách mạng Trung Quốc Một ý tưởng mang tính cách mạng của Lỗ Tấn 5. Thuốc - một tiêu đề nhiều nghĩa Qua tìm hiểu truyện ngắn Thuốc, theo em tiêu đề của tác phẩm có những ý nghĩa gì? ?- Phương thuốc chữa bệnh lao của người dân Trung Hoa u mê, lạc hậu, tối tăm - Cần phải có một phương thuốc chữa căn bệnh tinh thần trầm trọng của người dân Trung Quốc- Phải có một phương thuốc trị bệnh hững hờ, mê muội của quần chúng và bệnh xa rời quần chúng của người làm cách mạng III. Tổng kết Qua truyện ngắn Thuốc, nhà văn Lỗ Tấn đã đặt ra những vấn đề gì??- ND : Sự u mê, mông muội của quần chúng và bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ của người cách mạng tiên phong. Nêu lên câu hỏi nhức nhối phải tìm được phương thuốc nào đó để chữa bệnh u mê của dân tộc Nhận xét của em về bút pháp nghệ thuật của nhà văn qua truyện ngắn này?- NT : Cốt truyện đơn giản, vài ba cảnh, vài ba nhân vật nhưng có sức gợi IV. Luyện tập ý nghĩa của các chi tiết: nghĩa địa người chết chém bên trái, nghĩa địa người chết nghèo, chết bệnh bên phải, chia cắt bởi một con đường mònBài tập 1? Con đường là một hình ảnh Lỗ Tấn hay đề cập. Con đường mòn là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, trở thành suy nghĩ đương nhiên. Con đường mòn chia cắt nghĩa địa của người chết chém (người cách mạng và kẻ phản nghịch) và người chết bệnh. Cuối truyện, phải trải qua một thời gian giác ngộ, hai bà mẹ mới bước qua con đường mòn để đến với nhauBài tập 2 Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ của người tử tù “thế này là thế nào?” có ý nghĩa gì?? Câu hỏi của bà mẹ người cách mạng Hạ Du: Thế này là thế nào? Thể hiện sự ngơ ngác trước vòng hoa trên mộ con nhưng cũng nói lên một niềm tin đang le lói trong tâm hồn người mẹ đau khổ: Đã có người hiểu và tiếp bước sự nghiệp của con mình
File đính kèm:
- thuoc(7).ppt